Quan hệ với các dân tộc khác.

Một phần của tài liệu học Vấn đề tôn giáo trên thế giới và Việt Nam (Trang 62 - 64)

V. ĐẠO DO THÁI (5)

V.4.2. Quan hệ với các dân tộc khác.

Đạo Cơ Đốc vốn là một tông phái mới của Đạo Do Thái ở thế kỷ I sau công nguyên. Đạo Cơ Đốc kế thừa toàn bộ kinh điển của Đạo Do Thái, trở thành bộ phận "Cựu ước" trong "Kinh Thánh" của Đạo Cơ Đốc.

Đạo Do Thái lấy bảy ngày là một tuần lễ, ngày thứ bảy là ngày nghỉ (ngày an tức), sau khi Đạo Cơ Đốc tiếp nhận và đổi thành "ngày lễ bái" (nay là Chúa nhật). Tết vượt qua của Đạo Do Thái trở thành tiền thân của Tết phục hoạt của Đạo Cơ Đốc.

Nghi thức lễ bái: Cầu nguyện, đọc kinh, hát Thánh Ca, giảng đạo của Đạo Cơ Đốc cũng kế thừa của Đạo Do Thái.

- Quan hệ sâu sắc giữa Đạo Do Thái với Đạo Ixlam:

Từ xa xưa, trước khi Đạo Ixlam ra đời vài trăm năm, ở các nơi trên bán đảo Ả Rập đã có rất nhiều điểm dân cư của người Ixraen. Khi người Ixraen đến đây họ đã mang cả tư tưởng trong kinh điển Tanach và những truyền thuyết thần thoại Đạo Do Thái về sáng thế, vườn Êđen, và ngôn ngữ đến với người Ả Rập.

Sau đó, khi Mohammed bắt đầu truyền đạo đã hấp thụ hàng loạt tư tưởng và giáo pháp, giáo quy của Đạo Do Thái.

+ Về tư tưởng giáo lý: cũng giống như Đạo Do Thái, Đạo Ixlam chỉ thờ một thần là Alah, và ngoài luật pháp thành văn minh điển còn có luật pháp khẩu truyền (sự giảng dạy về pháp luật, đạo đức của các bậc hiền nhân khẩu thụ tâm truyền cho con cháu)

+ Về giáo quy: những điều cấm kỵ về ăn uống, giết mổ động vật, những quy định có liên quan đến kết hôn và ly hôn của Đạo Do Thái và Đạo Ixlam giống nhau.

+ Về hoạt động tôn giáo, địa vị, vai trò của chùa Thanh chân cũng giống nhà thờ Đạo Do Thái, khi cầu nguyện đều có người dẫn trước và các tín đồ hoạ theo.

Màu sắc chủ nghĩa nhân văn trong toàn bộ nền văn minh của Ả Rập cũng có ảnh của người Do Thái.

Một phần của tài liệu học Vấn đề tôn giáo trên thế giới và Việt Nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w