II.2 CÁC GIÁO PHÁI CHÍNH: II.2.1 Đạo Công giáo:

Một phần của tài liệu học Vấn đề tôn giáo trên thế giới và Việt Nam (Trang 28 - 32)

II. ĐẠO CƠ ĐỐC(1)

II.2 CÁC GIÁO PHÁI CHÍNH: II.2.1 Đạo Công giáo:

II.2.1. Đạo Công giáo:

Công giáo hay còn gọi là đạo Thiên Chúa là một nhánh thuộc Cơ Đốc giáo, là một trong những tôn giáo có số lượng tín đồ và giáo sĩ lớn nhất thế giới. Đây là loại đạo Kitô tuân phục uy quyền của Giáo Hoàng, trụ sở tại Vantican với Jêrusalem là thánh địa. Công giáo chủ yếu được truyền bá ở các

nước Tây Âu như Italia, Tây Ba Nha, Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Ba Lan, Hunggri, Hà Lan và một số nước Mĩ La Tinh.

Giáo lý công giáo thể hiện trong kinh thánh với hai quyển Cựu Ước và Tân Ước. Giáo lý của Công giáo có 12 điều cơ bản nhưng xoay quanh một điều cơ bản là niềm tin vào Đức Chúa Trời. Giáo lý Công giáo mang tính nhân văn, tôn trọng giá trị đạo đức, thúc giục lòng yêu thương đồng loại, động viên con người giúp nhau khi gặp hoạn nạn, khổ đau, hướng con người đi tới nhân lành thánh thiện.

Giáo hội Công giáo được tổ chức thành ba cấp thống nhất trên phạm vi toàn thế giới gồm ba cấp cơ bản. Đó là giáo triều cấp toàn cầu, giáo hội địa phương và giáo hội cơ sở.

Theo số liệu thống kê của toà thành Vantican thì đến nay Công giáo toàn cầu có gần 1 tỉ tín đồ. Khoảng gần 52% giáo dân sống ở châu Mỹ, 27% ở châu Âu, 11.2% tại châu Phi và 9.5% ở châu Á và châu Úc. Trên thế giới có nhiều nước Công giáo đã trở thành quốc giáo như: Italia: 83.2% dân số theo Công giáo, Mêhicô:97%, Côlômbia: 95.4%....

Biểu đồ phân bố tín đồ Công giáo trên thế giới

II.2.2. Đạo Chính thống

Năm 1054, từ đạo Kitô gốc, ở vùng đông đế Quốc Roma tách ra một tôn giáo mới tự coi mình là người theo đạo chúa Kitô nên đặt tên đạo là

Orthodox hay là đạo Chính thống. Đó là loại đạo Kitô ở Đông châu Âu, tách khỏi uy quyền của Roma. Theo nhà báo Mai Thanh Hải –nguyên tổng biên tập báo Chính nghĩa, tác giả cuốn “tôn giáo thế giới và Việt Nam”- NXB CAND, Hà Nội 1998 thì “hiện nay, các Giáo hội Chính thống có chừng khoảng 165 triệu tín đồ thuộc ít nhất 15 “Giáo hội Chính thống độc lập” ở 15 địa bàn chính: Ixtabun - Thổ Nhĩ Kì, Alecxanđri -Ai Cập, Nga, Grudia, Xecbia, Rumani, Bungari, Síp, Hy Lạp, Anbani, Ba Lan, Xlovakia, Xiri, Li Băng và Mĩ. Ngoài ra còn có hai “Giáo hội tự trị” của Chính thống ở Nhật Bản và Phần Lan. Lại còn Giáo hội tự gọi mình “các Giáo hội Nhất thể” (là những tín điều có trước Công Đồng Canxêđôni) có khoảng 20 triệu tín đồ ở Acmênia, Xiri, Etiôpia”.

Giáo hội Chính thống và Thiên chúa có sự khác nhau: Giáo hội phương tây cho rằng Giáo Hoàng không chỉ là người cầm đầu Giáo hội phương tây mà còn phải có toàn quyền trên Giáo hội toàn cầu. Trong khi đó, Giáo hội Chính thống lại cho rằng Hoàng Đế mới là người cầm đầu tối cao của Giáo hội và không thừa nhận quyền tối thượng của Giáo Hoàng.

Ngoài khác nhau về giáo lý thì còn có sự khác biệt trong nghi lễ cũng như giáo luật. Ví dụ như các giáo sĩ phương tây phải sống độc thân thì các giáo sĩ phương đông có thể lập gia đình. Khi làm lễ thì Giáo hội phương tây làm lẽ bằng tiếng La tinh thì Giáo hội phương đông làm lễ bằng ngôn ngữ của chính dân tộc mình. Thiên chúa giáo lãnh hội Giáo hội Công giáo thế giới không phân biệt về tông phái. Nhưng Giáo hội phương đông mặc dù còn khu đứng đầu nhưng từ lâu đã hữu danh vô thực. Đối với các Giáo hội tự chủ đã không còn quyền thống quản trực tiếp.

Mặc dù sự khác nhau không lớn lắm nhưng sự tồn tại của Giáo hội Thiên chúa phương tây và Giáo hội phương đông trở thành hai khuynh hướng, hai tổ chức hoàn toàn đối lập nhau, thậm chí thù địch nhau. Sự ra đời Giáo hội Chính thống phương đông “phản ánh sự đối trọng của Côngxtantinốp với Roma”.

Hiện nay, Chính thống giáo có trên 180 triệu tín đồ ở nhiều quốc gia: Thổ Nhĩ Kì, AI Cập, Nga, Grudia, Xecbia, Rumani, Bungari, Síp, Hi Lạp, Anbani, Ba Lan, Xlôvakia, Xiri, Libăng, Mĩ…… Một số nước thì gần như Chính thống giáo trở thành quốc đạo: Hy Lạp: 98% dân số

II.2.3. Đạo Tin lành:

Sự xuất hiện đạo Tin lành gắn liền với phong trào kháng cách tôn giáo ở châu Âu hồi giữa thế kỉ XVI. Từ đạo Thiên chúa ở tây đế quốc Roma cũ lại xuất hiện một mảng tôn giáo mới tách ra với nhiều tên gọi khác nhau: ở Anh gọi là Anh giáo (Anglicanism), ở Đức, Pháp, Hà Lan, Thuỵ Sĩ nhiều giáo phái khác nhau được gọi chung là các đạo Thệ phản (Protestantism) hoặc là đạo cải cách (Reformism) hoặc đạo Tin lành (Evangelism). Mặc dù xuất hiện muộn hơn đạo Công giáo 15 thế kỉ và đạo Chính thống 5 thế kỉ nhưng Tin lành vẫn thu hút được đông đảo các tín đồ tham gia.

Những điểm cách tân của đạo Tin lành:

+ Nhà thờ đạo Tin lành rất đơn giản, thanh thoát, trong nhà thờ không có tượng, ảnh chỉ có cây thánh giá, biểu tượng chúa Giêxu chịu nạn.

+ Tuy cùng lấy Kinh thánh làm nền tảng giáo lý như Công giáo nhưng Tin lành đã bỏ đi 10 cuốn trong kinh Cựu Ước. Các cuốn còn lại được coi là chuẩn mực của đức tin và sự hành đạo. Mọi tín đồ đều có quyền được hiểu, giảng và làm theo Kinh thánh. Trong khi đó ở Công giáo chỉ có linh mục, giám mục, giáo hoàng mới có quyền rao giảng Kinh thánh.

+ Nghi lễ của đạo Tin lành rất đơn giản, không rườm rà như Công giáo. Tất cả các tín đồ cùng mục sư uống rượu và ăn bánh Tổ chức nhân sự của đạo tin lành rất linh hoạt, chỉ có hai loại giáo sĩ là muạc sư và giảng sư. Các giáo sĩ được tự do lấy vợ lấy chồng.

Nhìn chung đạo Tin lành về giáo thuyết, luật lệ, cách thức hành đạo cũng như tổ chức Giáo hội chịu ảnh hưởng khá đậm nét của tư tưởng dân chủ tư sản và khuynh hướng tự do cá nhân với tư cách là một tôn giáo mới - đại diện cho hệ tư tưởng của giai cấp tư sản trí thức, công thức và thị dân nói

chung trong xã hội hiện đại. Đặc biệt với lối sống năng động, nhấn mạnh yếu tố cá nhân và chiều sâu lý tính: đạo Tin lành tồn tại và phát triển trong mọi hoàn cảnh chính trị- xã hội. Do đó, tính đến nay “chỉ sau gần năm trăm năm kể từ khi ra đời, đạo tin lành đã phát triển với tốc độ rất nhanh trở thành tôn giáo có tính quốc tế, lớn thứ ba sau Công giáo và Hồi giáo.”

Hiện nay, số lượng tín đồ Tin lành khá đông, trên 450 triệu, tập trung ở Tây Âu (25.3), Bắc Mĩ (23.6%) và khu vực phía nam châu Phi (23%).

Một phần của tài liệu học Vấn đề tôn giáo trên thế giới và Việt Nam (Trang 28 - 32)