III.2 CÁC CỘT MỐC PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO PHẬT:

Một phần của tài liệu học Vấn đề tôn giáo trên thế giới và Việt Nam (Trang 36 - 39)

II. ĐẠO CƠ ĐỐC(1)

III.2 CÁC CỘT MỐC PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO PHẬT:

THỜI GIAN SỰ KIỆN

566 - 468 TCN Siddhartha Gautama đản sinh.

530 TCN Thích Ca giác ngộ (ở tuổi 36) và thuyết pháp trong khoảng 45 năm.

486 TCN Thích Ca tịch diệt

486 TCN Hội nghị tập kết kinh điển lần I ở Rajaghra. Tham dự có 500 vị La Hán. Đồng thời hình thành Giới tạng và Kinh tạng

443 - 379 TCN Hội nghị tập kết kinh điển lần II ở Vesali, bàn về một số

điểm dị biệt trong giới luật đã nảy sinh.

250 TCN Vua Asoka (274 - 236 TCN) cải tạo Phật giáo; đạo Phật phát triển thành một quốc giáo và bắt đầu lan truyền ra khỏi Ấn Độ

250 TCN Hội nghị tập kết lần thứ III dưới sự bảo trợ của vua Asoka ở Pataliputra, Ấn Độ, chủ trì bởi Moggaliputta Tissa. Bàn thảo và ngăn ngừa sự phân hoá trong giáo pháp. Lần đầu tiên ra đời đủ Tam tạng kinh. Các nhà truyền giảng Phật được vua Asoka gửi tới Sri Lanka, Myanma, Afganistan, Ai Cập, Macedonia, và Cyrene.

Sự phát triển Phật giáo thời vua Asoka

240 - 35 TCN Sri Lanca thành lập cộng đồng Theravada (Tiểu Thừa) đầu tiên, hình thành sự phân phái giữa Mahavia và Abhayagiri Vihara ở Sri Lanca.

Năm 65 TCN Trung Quốc, di chỉ sớm nhất chứng tỏ Phật giáo thâm nhập vào Trung Hoa.

Thế kỉ thứ 1 Kì kết tập kinh điển lần IV tại Jalandhar, Ấn Độ. Các nhà sư từ Sri Lanca (Tích Lan) truyền giáo đến Thái Lan, Miến Điện. Đạo Phật xuất hiện tại Việt Nam cùng thời điểm này.

Thế kỉ thứ 2 Năm 200 ở Ấn Độ, Đại học Phật giáo ở Nalanđa ra đời và trở thành trung tâm Phật học của thế giới hơn 1000 năm. Cùng thời gian này giáo phái Mahyana (phật giáo Đại thừa) bắt đầu tách ra từ Theravada.

Thế kỉ thứ 3 đạo Phật lan tới BaTư (Persia) qua ngõ buôn bán.

Năm 320: Phái Vajrayana hình thành và phát triển ở Ấn Độ từ cơ sở Mahayana

Thế kỉ thứ 4 Đạo sư Vasubandhu (Thế Thân) làm nổi bật khái niệm "duy tâm" (mind - only) và niệm Phật A Di Đà (Amitabha) cho sự tái sinh miền Tịnh Độ (Pure Land). Tịnh Độ tông hình thành từ thời gian này. ở Nêpan hình thành sự tồn tại giữa hai đạo Phật giáo và Ấn giáo. 372: Phật giáo thâm nhập đến bán đảo Triều Tiên Thế kỉ thứ 5 Mahayana du nhập vào Inđônêsia và Philipines. Thế kỉ thứ 6

Năm 526

Năm 552

Đạo Phật phát triển mạnh ở Inđonesia

Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) từ Ấn Độ đến Trung Hoa. Ông là sư tổ của phái Thiền tông (Ch'an hay Zen) và sư tổ phái Thiếu Lâm

Đạo Phật đến Nhật Bản và trở thành quốc giáo.

Thế kỉ thứ 7 Phật giáo được truyền đến Tây tạng và Hồi giáo tấn công vào Ấn Độ

Thế kỉ 11 -13 Ở Ấn Độ đạo Hồi đã thâm nhập mạnh; Phật giáo Ấn Độ suy tàn. Phật giáo phát triển nhiều tông phái ở Nhật Bản đặc biệt là các phái Thiền tông, Tịnh Động tông. Phật giáo Theravada du nhập tới Lào, phật giáo Tây Tạng thân nhập vào Mông Cổ

Thế kỉ 14 Gelugpa (phái Nón Vàng) hình thành ở Tây Tạng do Tsong kha-pa.

Thế kỉ 15 Sự ra đời của nhiều giáo phái Ấn giáo đánh dấu sự suy tàn cuối của Phật giáo tại Nam Ấn. ở Tây tạng dòng Dalai Lama (Đạt Lai Lạt Ma) bắt đầu

Thế kỉ 16 Bồ Đào Nha chiếm Srilanca, đạo Phật không còn là quốc đạo, chùa chiền bị phá huỷ xây dựng nhà thờ.

Thế kỉ 17 Phật giáo suy tàn ở Nhật Bản

Thế kỉ 18 Thần đạo trở thành quốc giáo tại Nhật Bản

Thế kỉ 19 Đạo Phật được truyền bá vào Đan Mạch, Oxtrâylia. Lần dầu tiên Kinh pháp cú được dịch ra tiếng Đức. Kì tập kết kinh điển lần thứ V ở thủ đô Miến Điện (Mandalay) Thế kỉ 20 Phật giáo sau nhiều biến động dần từng bước phát triển

tại các nước châu Á và cả các nước Tây Âu (Pháp, Thuỵ Điển, Anh...)

(Nguồn: Buddish Calendar - Australia, Bách khoa toàn thư Wikiepedia, 2006)

Một phần của tài liệu học Vấn đề tôn giáo trên thế giới và Việt Nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w