0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

II.3 CƠ ĐỐC GIÁO NGÀY NAY:

Một phần của tài liệu HỌC VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM (Trang 32 -35 )

II. ĐẠO CƠ ĐỐC(1)

II.3 CƠ ĐỐC GIÁO NGÀY NAY:

Từ 1960 đến nay thì Cơ đốc giáo có nhiều sự biến đổi mạnh mẽ. Không phải tất cả những người xưng nhận mình là tín hữu cơ đốc đều chấp nhận tất cả hoặc ngay cả hầu hết, các quan điểm thần học của giáo hội họ. người phương tây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi phong trào khai sáng vào cuối thế kỉ 17 đầu thế kỉ 18. Có lẽ sự thay đổi quan trọng nhất đối với họ là nguyên tắc phân ly Giáo hội và nhà nước, chấm dứt tập tục của Cơ đốc giáo được nhà nước bảo hộ đã hiện hữu lâu đời ở các châu Âu. Ngày nay một người như là một công dân tự do, có quyền bất đồng với Giáo hội của mình về các vấn đề khác nhau và có quyền rời bỏ giáo hội tuỳ thích. Nhiều người đã chuyển sang các giáo phái mới như Thần giáo, duy nhất thần giáo, vô thần, nhân bản… Một số người ở lại Giáo hội thành lập ra phong trào tự do trong nền thần học Kháng Cách. Tân phái cuối thế kỉ 19 khuyến khích các hình thức tư duy và trình bày không theo truyền thống.

Tình hình Cơ đốc giáo ở các khu vực trên thế giới diễn ra theo các xu thế khác nhau:

- Hoa Kì và châu Âu trào lưu thần học tự do góp phần phát triển tinh thần thế tục trong xã hội. Trong thế kỉ 20 trào lưu tự do phát triển mạnh tại châu Âu và Bắc Mĩ cho đến thập niên 60 đã kiểm soát nhiều giáo phái lớn tại Hoa Kì và Canada. Tuy nhiên ngày nay phong trào này đã thoái trào. Sang thế kỉ 21, tuy thế giới thế tục mà đặc biệt là các phương tiện thông tin vẫn xem các thần học tự do như là đại biểu và phát ngôn nhân cho Cơ đốc giáo nhưng các nhà thờ theo khuynh hướng tự do vẫn đang thu hẹp dần.

Một vấn đề mà Giáo hội ở đây đang phải đối mặt là vấn đề mất khả năng chuyển giao các giá trị Cơ đốc giáo cho các thế hệ tiếp theo.

- Phương đông và Nga: đang diễn ra quá trình hồi sinh. Những nhà thờ và tu viện Cơ đốc đang được trùng tu và được lấp đầy những tín hữu và tu sĩ. Các giáo phái Kháng Cách cũng tìm đến để truyền bá và thành lập Giáo hội. - Nam Mĩ và Châu Phi: giáo phái Tin lành đã tăng trưởng mạnh và bắt đầu gửi các truyền giáo đến châu Âu và Bắc Mĩ. Tình trnạg này xảy ra tương tự ở một số nước châu Á.

Từ 1960 đến nay thì Cơ đốc giáo xuất hiện nhiều xu thế mới:

* Thời đại động loạn: sự biến đổi mang tính chất quốc tế trong những năm 60 đã ảnh hưởng tới sự phát triển của Cơ đốc. Giáo hội thực sự đã bắt đầu nhìn thẳng vào các vấn đề xã hội, không thể không nghe, không nhìn những vấn đề xảy ra xung quanh nữa. Giáo hội bắt đầu tham gia vào thực tiễn xã hội, thu nhận những đứa trẻ mồ côi về nuôi dưỡng, tham gia phản đối chiến tranh… Giáo hội đã bắt đầu rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn xã hội và đem vận dụng vào tư duy thần học làm phong phú thêm cho phương pháp và tư tưởng thần học truyền thống.

* Xã hội thế tục hoá:

Năm 1965 nhà thần học Hoa Kì: Harvey Cox đưa ra trong cuốn sách “thành phố thế tục” tuyên bố thế tục hoá là quá trình phát triển tất yếu của sự phát triển xã hội chứ không phải là kẻ thù của Cơ đốc giáo. Đó là dấu hiệu nhân loại ngày càng hướng tới tư tưởng tự do. Vì vậy cần phải thế tục hoá vì đó là trào lưu không thể ngăn cản được.

* Thiên chúa giáo từ “Vantican II” đến nay:

Năm 1962, Giáo hoàng Joannes XXIII triệu tập đại hội Công giáo Vantican lần thứ hai.với chủ đề là cải cách nội bộ Thiên chúa giáo và “hợp nhất các giáo phái Cơ đốc giáo, nhấn mạnh Giáo hội cần phải theo kịp tình hình thời đại”. Thái độ rõ ràng và chính sách mở rộng của đại hội lần này có ý nghĩa sâu sắc đối với sự phát triển của Giáo hội Thiên chúa đương đại.

- Đa nguyên hoá: các loịa học phái, trào lưu tư tưởng và hệ thống cùng tồn tại, cùng thúc đẩy nhau phát triển.

- Thần học cấp tiến.

- Thần học tiến hoá: Cơ đốc là tư tưởng và nguyên tắc nội tại của quá trình tiến hoá, toàn bộ tiến trình đều hướng về tư tưởng Cơ Đốc.

- Thần học hy vọng: chủ trương hướng vào lý thuyết mở cửa và tự do hoàn toàn của tương lai xây dựng Cơ đốc giáo, cho rằng Giáo hội cần phải trở thành công cụ của thực hành vữ trụ và hoà hảo xã hội trong tay Thượng đế. - Thần học bản sắc: mỗi Giáo hội đều phải thích ứng với tập tục đời sống và truyền thống văn hoá của tín đồ nơi đó. từ đó ra dời thần học người da đen, thần học giải phóng cùng với thần học dân chúng Hàn Quốc.

- Thần học giải thích: là loại phương pháp thần học mới nghiên cứu Kinh thánh.

III. ĐẠO PHẬT (4)

Vũ Đình Hoà

Một phần của tài liệu HỌC VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM (Trang 32 -35 )

×