VI.2 VAI TRÒ XÃ HỘI CỦA TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VI.2.1 Tôn giáo và chính trị.

Một phần của tài liệu học Vấn đề tôn giáo trên thế giới và Việt Nam (Trang 66 - 68)

VI. BỨC TRANH TÔN GIÁO VIỆT NAM

VI.2 VAI TRÒ XÃ HỘI CỦA TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VI.2.1 Tôn giáo và chính trị.

VI.2.1. Tôn giáo và chính trị.

Từ khi ra đời, với tư cách là một thực tế xã hội (cả ý thức tôn giáo và những thiết chế vật chất tuơng ứng) tôn giáo luôn có mối quan hệ đặc biệt với chính trị và ngược lại, chính trị luôn tìm cách chi phối, sử dụng tôn giáo theo lợi ích của tập đoàn thống trị xã hội. Và Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, trong quá trình tồn tại với dân tộc (dù với tư cách là tôn giáo nội sinh hay ngoại nhập), các tôn giáo ở nước ta đã có những quan hệ phức tạp đến chính trị và ngược lại.

Xem xét trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc thì quan hệ tôn giáo – chính trị diễn ra khá suôn sẻ với xu hướng nổi trội là chính trị tìm cách sử dụng tôn giáo ở những phương diện cần thiết nhằm củng cố nền chính trị của một dân tộc tự chủ. Mặc dù không có tôn giáo nào đặt được dấu ấn độc tôn lên đường hướng chính trị của các tập đoàn phong kiến, nhưng trong cách xử thế của chính quyền thế tục, các tôn giáo có những ảnh hưởng khá đậm nét.

Từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử dân tộc chuyển sang một giai đoạn mới. Cũng vì vậy, quan hệ tôn giáo – chính trị cũng có những biểu hiện mới. Có thể nói các thế lực chính trị thù địch luôn tìm mọi cách lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp của Đảng, chống lại dân tộc trong 2 cuộc kháng chiến và cả trong quá trình xây dựng hoà bình hiện nay.

VI.2.2. Tôn giáo và nhận thức

Việt Nam là một dân tộc có nhiều tôn giáo đang tồn tại, trong đó có những tôn giáo được du nhập rất sớm (Nho - Phật – Lão), nên ảnh hưỏng của chúng đến nhận thức của con người khá đậm nét. Mặc dù vai trò của từng tôn giáo có khác nhau trên những phương diện khác nhau, song có thể nói Nho, Phật, Lão là những tôn giáo có vai trò lớn nhất.

Là một tôn giáo có một hệ thống triết học sâu và cao, Phật giáo đã có những ảnh hưởng to lớn đến phương pháp tư duy của người Việt. Bằng cách đưa ra một hệ thống khái niệm, phạm trù, nó đã giúp con người trả lời các phương diện của triết học. Mặt khác, bằng các quan niệm về “vô ngã”, “vô thường” Phật giáo đa đưa vào hệ tư tưởng Việt Nam những quan niệm biện chứng sâu sắc…

VI.2.3. Tôn giáo và đạo đức

Ở Việt Nam, trải qua quá trình tồn tại lâu dài cùng dân tộc, các tôn giáo ngoài mặt tiêu cực vốn có cũng đã có những vai trò đáng kể trong việc hình thành nên đạo đức xã hội. Sự đóng góp của đạo đức tôn giáo đối với xã hội có thể biểu hiện trên 2 xu hướng:

Một là: Một số chuẩn mực đạo đức tôn giáo, sau khi được người Việt cải biến trên nền tảng văn hoá của mình đã trở thành các chuẩn mực chung của toàn xã hội.

Hai là: Một số chuẩn mực đạo đức tôn giáo khi được tiếp nhận đã làm sâu sắc và phong phú thêm những giá trị đạo đức vốn có của dân tộc.

Một phần của tài liệu học Vấn đề tôn giáo trên thế giới và Việt Nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w