III.5 CÁC TRUNG TÂM PHẬT GIÁO QUAN TRỌNG TRÊN THẾ GIỚI.

Một phần của tài liệu học Vấn đề tôn giáo trên thế giới và Việt Nam (Trang 44 - 48)

II. ĐẠO CƠ ĐỐC(1)

III.5 CÁC TRUNG TÂM PHẬT GIÁO QUAN TRỌNG TRÊN THẾ GIỚI.

III.5.1 Thái Lan: " Đất nước của những chiếc áo cà sa"

Theo nhiều tài liệu thống kê đạo Phật được du nhập vào Thái Lan khoảng thế kỉ thứ III TCN, và nhanh chóng trở thành quốc đạo của nước này từ triều đại Sukhothai (1237 - 1456). Hiện tại, 95% dân số Thái Lan theo Phật giáo, hầu hết là theo phái Phật giáo Tiểu thừa (Theravada). Đất nước Thái Lan hiện có trên 30.000 ngôi chùa. Con số tăng sĩ của Thái Lan không có con số nhất định mà tuỳ thuộc vào mùa mỗi năm. Con số cao nhất được ghi nhận là 350.000 tăng sĩ hiện diện trong mùa kiết đông an cư của chư tăng Thái, từ tháng 7 đến tháng 9 mỗi năm.

Chùa Ngọc Phật trong đêm

Mặt tiền chùa Ngọc Phật Bangkok

III.5.2 Nhật Bản

Theo biên niên sử Nhật Bản, Phật giáo chính thức được truyền đến Nhật Bản từ Triều Tiên vào khoảng năm 552 SCN, hiện nay cùng với Thần Đạo (Shito), Phật giáo trở thành một trong hai tôn giáo chính của quốc gia này. Hiện nay có khoảng 70% dân số Nhật Bản là tín đồ của Phật giáo. Phật giáo Nhật Bản được chia thành ba tông phái chính, với 80.000 ngôi chùa, 200.000 tăng sĩ và trên 20 đại học, trung học và Viện nghiên cứu Phật giáo trên khắp đất nước

Nhật Bản. Phật giáo Nhật Bản hiện nay đang chuyển mình để phùa hợp với trào lưu mới đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mọi người.

III.5.3 Hàn Quốc:

Phật giáo được truyền bá vào Hàn Quốc từ thế kỉ thế thứ 4. Vào thời điểm này, bán đảo Triều Tiên được chia thàn ba nước nhỏ là Cao Ly (Koguryo), Bách Tế (Paekje) và Tần La (Shilla). Phật giáo được giới thiệu lần đầu tiên ở phía Bắc nước Cao Ly (Bắc Triều Tiên) và dần dần lan sang Bách Tế, miền Tây nam cuối cùng được truyền đến nước Tần La, thuộc miền Đông Nam vào thế kỉ thứ 5.

III.5.4 Trung Quốc:

Theo sử liệu Phật giáo được du nhập vào Trung Quốc do các nhà buôn hay các nhà sư truyền giáo người Ấn Độ qua các ngã ba đường biển và đường bộ từ thế kỉ thứ II TCN. Hiện nay Phật giáo là một trong 3 tôn giáo chính ở Trung Hoa.

Tượng Phật cao nhất thế giới cao 71m tại Trung Quốc.

Tượng vàng ở Thái Lan

Phật giáo được truyền bá vào Mianma từ rất sớm. Phật giáo là quốc giáo của quốc gia này. Truyền thuyết cho rằng Phật giáo đã du nhập quốc gia này từ khi Phật Thích Ca còn sống, hai đệ tử là Tapussa và Bhallika đã mang được 8 sợi tóc của Phật về và hiện di tích còn giữ lại tại các chùa tháp. Theo số liệu thống kê thì Phật giáo được truyền vào Mianma từ thế kỉ thứ 3 TCN. Hiện tại 88% dân số theo đạo Phật chủ yếu là Phật giáo Tiểu thừa.

III.6 TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM.

Ngày nay, căn cứ vào nhiều tài liệu các lập luận khoa học của các nhà khoa học đều thống nhất rằng đạo Phật được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm, nhất là từ cuối thế kỉ thứ II đến thế kỉ thứ III qua hai con đường hồ tiêu và đồng cỏ. Con đường Hồ tiêu tức là đường biển, xuất phát từ các hải cảng vùng Nam Ấn rối qua ng¶ Sri Lanka, Indonesia, Việt Nam..., con đường Đồng cỏ tức là con đường bộ còn gọi là Con đường tơ lụa, con đường này nối liền Đông, Tây, phát xuất từ vùng Đông Bắc Ấn Độ, Assam hoặc phía Nam Trung Á, một nhánh của con đường tơ lụa đi từ Châu Âu qua các vùng thảo nguyên và vùng sa mạc ở Trung Á tới Lạc Dương bằng phương tiện lạc đà. Cũng có thể các thương nhân và tăng sĩ qua vùng Tây Tạng và các triền sông Mekong, sông Hồng, sông Đà mà vào Việt Nam.

Phật giáo từ lâu đã thâm nhập vào tâm hồn, nếp nghĩ, lối sống của dân tộc Việt Nam và đã trở thành bản sắc của dân tộc Việt Nam. Từ quan niệm nhân sinh quan, thế giới quan, đạo lí, thẩm mĩ cho đến lời ăn tiếng nói của quảng đại quần chúng nhân dân đều chịu ảnh hưởng của triết lí và tư tưởng Phật giáo. Hiện tại trên đất nước ta còn lưu giữ rất nhiều công trình trình kiến trúc Phật giáo quan trọng là:

Bắc Ninh: với trung tâm Phật giáo Luy Lâu (Liên Lâu). Đây là trung tâm Phật giáo lớn của quận Giao Chỉ vào thế kỉ thứ 1, hiện nay ở đây còn bảo tồn các di tích: Chùa Dâu, Chùa Bút Tháp, Chùa Phật Tích

Chùa Dâu Bắc Ninh

Hà Nội: Là thủ đô lâu đời của nước Việt, Phật giáo đã từng quốc giáo nên nơi đây một thời đã là trung tâm Phật giáo lớn của Việt Nam. Các di chỉ Phật giáo còn lại đáng kể là chùa Trấn Quốc, chùa Báo Ân, chùa Một Cột... Quảng Ninh: Núi Yên Tử là nơi xuất phát của phái thiền Yên Tử. Nơi đây là một quần thể nhiều chùa trong đó có chùa Hoa Yên là nơi các tổ phái thiền Yên Tử chủ trì.

Hà Tây: Chùa Đậu, chùa Thầy...

Di chỉ văn hoá Óc - eo: Khu vực văn hoá Óc - eo trải rộng nhiều tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ, các di chỉ khai quật được xác định là từ thế kỉ thứ I đến thế kỉ thứ VII. Các di chỉ tìm thấy có nhiều tượng Phật gỗ chứng tỏ Phật iáo đã du nhập vào khu vực này từ rất sớm bằng đường biển.

Trong bối cảnh hiện nay, thế giới đang có những sự chuyển biến lớn lao với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ thông tin. Phật giáo đang từng bước chuyển mình cùng sự phát triển mới để mở rộng giao lưu và học tập những tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại, phù hợp với những yêu cầu của thời đại mới.

Một phần của tài liệu học Vấn đề tôn giáo trên thế giới và Việt Nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w