IV. ẤN ĐỘ GIÁO (3)
IV.2 TÍN NGƯỠNG CƠ BẢN:
Những quan điểm tín ngưỡng, luân lí, triết học... của Đạo Ấn Độ tương đối phức tạp, thậm chí còn, mâu thuẫn nhau. Mác đã từng chỉ ra một cách ý vị: Tôn giáo này vừa là một tôn giáo của những sự túng dục vô độ, vừa là tôn giáo của sự tu hành khắc khổ, là đạo Ligam, lại vừa là đạo ghingecnô, là tôn giáo của nhà sư lại vừa là tôn giáo của vũ nữ".
IV.2.1. Xác lập đẳng cấp:
Đạo Ấn Độ đưa ra giáo lí về một "trật tự sinh hoạt" xác định cho mỗi đẳng cấp. Có 4 đẳng cấp cha truyền con nối: 1, Tăng lữ và trí thức; 2, Quân đội; 3, Chủ đất, nhà buôn; 4, Thợ thủ công và nông dân. Thấp hơn nữa là những người cùng khổ. Con người sinh ra ở một đẳng cấp nhất định, phải tránh giao tiếp với những đẳng cấp thấp hơn.
IV.2.2. Nghiệp báo luân hồi và sự giải thoát.
Cũng như Phật giáo, Đạo Ấn Độ tin ở kiếp luân hồi của cuộc sống: Mỗi một sinh vật đều có cuộc sống, đều có linh hồn, khi thâm xác của một sinh vật chết đi thì linh hồn này còn có thể sống lại được trong một cơ thể khác. Đối với co người, "người làm điều thiện thì trở thành thiện, người làm ác thì trở thành ác". Trải qua một hệ thống tuần hoàn sống chết, và khổ sở qua sự tu hành gian khổ đặc biệt mới có thể thoát khỏi sự trói buộc của nó, từ đó sẽ được giải thoát.
IV.2.3. Thừa nhận quyền uy của Vêđa
Trong quá trình Vêđa phát triển thành Đạo Ấn Độ, Vêđa là kinh điển căn bẳn của Đạo Ấn Độ. Trong cuộc cải cách tôn giáo và xã hội của Đạo Ấn Độ cận đại, nhiều nhà tư tưởng dựa vào quá khứ cổ xưa để thực hiện sự thay đổi, đề xuất khẩu hiệu "Trở về với Vêđa. Trong phạm vi quốc tế đã dấy lên việc vận động nhận thức lại Vêđa...
IV.2.4. Sự sùng bái đa thần của Nhất thần luận:
Nhìn bề ngoài đạo Ấn Độ sùng bái đa thần, nhưng đằng sau những thần này còn có một thực tại tối cao - Phạn (Brahma). Phạn là nguyên nhân và gốc
rế của vạn vật, linh hồn của con người, do đó các chủ thần Vishlu, Shiva , Phạn thiên trở thành hình thái cụ thể của Phạn. Do đó sự sùng bái đa thần của Đạo Ấn Độ thực chất là nhất thần luận.
IV.2.5. Chủ nghĩa phóng túng và chủ nghĩa khổ hạnh song hành: Đạo Ấn Độ phân ra hai loại truyền thừa là Hiển và Mật, chúng song hành cùng nhau, nhưng đối lập nhau về nghi lễ cúng bái...