Tình hình Kinh tế Xã hội của huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 50 - 53)

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, của thành phố Hà Nội, huyện Đông Anh đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ năm 2018 chiếm 7,01%; công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm 90,96%, nông, lâm, thủy sản chiếm 2,03% [53; tr. 37].

a. Tình hình kinh tế

- Lĩnh vực nông nghiệp: Ngành nông nghiệp được phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, sản xuất hàng hóa, phát triển nông nghiệp sạch, sinh thái và đô thị có giá trị cao. Cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi thủy sản, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. “Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt bình quân 2.061 tỷ đồng/năm. Cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt. Giá trị trên 1ha đất canh tác đạt 267 triệu đồng, vượt xa so

với mục tiêu 150 triệu đồng/ha mà huyện đã đề ra trong giai đoạn 2015 - 2020” [xem: 21].

- Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: Mặc dù chịu ảnh hưởng của suy giảm kinh tế và khủng hoảng tài chính song ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản trên địa bàn Huyện (không tính liên doanh) vẫn có mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân 6 năm đạt 8,3 %. Nhiều giải pháp hỗ trợ sản xuất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu đã phát huy hiệu quả. Các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề được mở rộng quy mô về số lượng, chất lượng, ngày càng phát triển.

- Lĩnh vực dịch vụ - thương mại: Tốc độ tăng trưởng bình quân 6 năm gần đây đạt 11,5%. Hệ thống chợ, trung tâm thương mại đã có quy hoạch. Việc chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ theo phương thức xã hội hóa được tập trung chỉ đạo và đạt kết quả, đến nay đã chuyển đổi được 17/19 chợ. Hoạt động dịch vụ vận tải, bưu điện, tín dụng ngân hàng... phát triển mạnh. Công tác quản lý thị trường được tăng cường, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ buôn bán, sản xuất và kinh doanh trái với các qui định của pháp luật [53; tr. 38]. Công tác tuyền truyền, quảng bá du lịch được tăng cường thực hiện bằng nhiều phương pháp đã thu hút đông đảo du khách, trong nước và quốc tế tới tham quan, qua đó giới thiệu được những nét văn hóa đặc sắc, các sản phẩm truyền thống của Đông Anh. Tổ chức và xây dựng các tuyến, điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn Huyện, một số điểm tiêu biểu, như di tích Cổ Loa, Đền Sái, rối nước Đào Thục, trường quay Cổ Loa. “Nổi bật là giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn 2015-2020 ước đạt 156.075 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,2%/ năm, vượt 1,7% so với chỉ tiêu đề ra (8,5%) và cao hơn mức tăng trưởng bình quân của Thành phố (7,37%). Năm 2016, Đông Anh được Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới với 23/23 xã đạt chuẩn, về đích trước 2 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra” [xem: 46].

Năm 2018 dân số của huyện Đông Anh là 384.696 người với 56.496 hộ.

Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 2.063 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự

nhiên 1,56% (năm 2018). Toàn huyện có 205.849 lao động, trong đó lao động nông nghiệp là 111.554 người, chiếm 54.2% tổng số lao động. Nhìn chung dân số vẫn sống bằng nghề nông là chủ yếu, thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ bằng ½ thời gian làm việc trong ngày nên hiệu quả kinh tế thấp. Số lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản là 68.399 lao động, chiếm 33,2% lao động; còn lại 25.896 lao động hoạt động trong ngành thương mại- dịch vụ-vận tải, chiếm 12,6%.

c. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp dạy và học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học. Công tác giáo dục - đào tạo của huyện Đông Anh được thành phố Hà Nội ghi nhận và đánh giá cao, là một trong 10 đơn vị đứng tốp đầu của Thành phố. Chỉ đạo thực hiện thí điểm mô hình trường công lập dịch vụ chất lượng cao trên địa bàn Huyện. Toàn huyện hiện có 101 trường học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.

d. Lĩnh vực khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ tiếp tục được đổi mới, coi trọng ứng dụng công nghệ thông tin và các tiến bộ khoa học phục vụ thực tiễn phát triển Kinh tế - Xã hội. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính tại Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Huyện và các xã, thị trấn, trong giảng dạy và học tập ở các trường, trong thanh toán tại các ngân hàng ngày càng tăng. Việc xây dựng chính quyền điện tử đã được thực hiện chủ động, tích cực, giúp sự điều hành của bộ máy chính quyền thông suốt, tiết kiệm, hiệu quả và minh bạch.

đ. Lĩnh vực văn hóa - xã hội

Thực hiện phương châm phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng con người văn minh, thanh lịch, phát triển văn hóa bền vững, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo sự phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn

hóa, phong trào thể dục thể thao quần chúng được xã hội hoá cao, phát triển sâu rộng, thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội phát triển theo hướng đô thị, hiện đại. Công tác thông tin, tuyên truyền văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của Huyện luôn được đẩy mạnh. Tỷ lệ thôn làng, tổ dân phố đạt thôn làng, tổ dân phố văn hoá là đạt 94,8%.

e. Lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Mạng lưới y tế đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; các dịch vụ y tế ngày một đa dạng, từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân; nhiều kỹ thuật, công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng; việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã có nhiều cố gắng hơn trước. Phần lớn chỉ tiêu tổng quát về sức khỏe đều đạt và vượt chỉ tiêu. Đã có 87,8% người dân tham gia bảo hiểm y tế; 24/24 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2010 - 2020; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 9,7% ; 98% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin đảm bảo an toàn, chất lượng. 90% trạm y tế có bác sỹ làm việc, 97% trạm y tế xã có nữ hộ sinh; tỷ suất sinh thô giảm còn 1,84%/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 50 - 53)