Làm tốt công tác tư tưởng, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 104 - 118)

dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân

3.2.4.1. Làm tốt công tác tư tưởng

Công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất luôn là một trong những khâu quan trọng, có tính quyết định trong việc tạo lập quỹ đất sạch để đầu tư xây dựng các công trình phục vụ an ninh - quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình thực hiện việc Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất luôn gặp phải những khó khăn, vướng mắc, phức tạp, như hệ thống văn bản pháp lý chưa đồng bộ, chính sách Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất chưa dự liệu hết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Mặt khác, khi có thay đổi về chính sách, đơn giá Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì thường có sự so sánh, khiếu nại về chính sách cũ và mới, làm gián đoạn tiến độ thực hiện dự án; công tác quản lý Nhà nước về đất đai, Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất tại một số nơi

còn buông lỏng, dẫn đến không ít trường hợp chủ sử dụng đất không có các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sử dụng đất; tình trạng người dân sử dụng đất sai mục đích, xây dựng công trình trái phép, lấn chiếm đất đai diễn ra khá phổ biến... nên khi xác định đơn giá để áp giá bồi thường theo quy định của Nhà nước gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Nguyên nhân chủ yếu của những khó khăn, trở ngại trong Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng là do người có đất bị thu hồi thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật, chưa thông về tư tưởng. Chính vì vậy, để tạo lập sự đồng thuận, ủng hộ rộng rãi của người dân thì công tác quản lý Nhà nước về đất đai, Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh đòi hỏi trước tiên cần làm thật tốt công tác tư tưởng.

Trước hết, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động từ phía các cơ quan, ban, ngành, tổ chức Chính trị - Xã hội ở địa phương; cần đổi mới cách thức tổ chức, thực hiện, phương pháp tiếp cận với người dân có đất bị thu hồi để tuyên truyền, giải thích, vận động, thuyết phục. Cấp ủy, chính quyền các cấp trong Huyện, thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ vận động để đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ trong từng giai đoạn triển khai công trình, dự án; nắm chắc tình hình tư tưởng, diễn biến tâm lý của nhân dân, kịp thời vận động, thuyết phục, giải thích những điều mà người dân còn chưa rõ về chính sách Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Báo cáo kết quả, đề xuất với các cơ quan chức năng của Huyện phương hướng, biện pháp giải quyết kịp thời, hiệu quả.

Trong công tác vận động cần chú trọng tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, công chức, đảng viên trong các hộ gia đình thuộc diện bị thu hồi đất, nhận Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng. Cần phân tích, đánh giá tình hình, lựa chọn, tập trung trước tiên vận động những gia đình có uy tín, có vị thế xã hội cao trong cộng đồng dân cư. Sự thành công trong vận động những gia đình này sẽ giúp củng cố, tạo dựng niềm tin cho những hộ gia đình

phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [31; tr. 284].

Đối với những trường hợp đã được giải thích, tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhiều lần nhưng vẫn chưa đồng ý, chưa thống nhất thì Tổ vận động nên phân công những cán bộ, công chức có kinh nghiệm, tiếp cận và kiên trì thuyết phục. Đối với những hộ dân có tranh chấp, các tổ chức Chính trị - Xã hội, đoàn thể nhân dân cần phối hợp chính quyền địa phương và các cơ quan, ban, ngành có liên quan để giải thích, hòa giải; những trường hợp tách hộ, nhập khẩu, chuyển nhượng đất trong quá trình thực hiện dự án thì phối hợp tiến hành xác minh cụ thể để có cơ sở giải thích với từng hộ dân.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ, kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau trong từng khâu công việc Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng kể từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thiện phương án bồi thường. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho quá trình tổ chức thực hiện công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng được thực hiện rút ngắn thời gian, tạo điều kiện để bàn giao mặt bằng sớm cho nhà đầu tư thực hiện xây dựng công trình đúng tiến độ.

Ngoài ra, trong công tác chỉ đạo thực hiện Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng cần quyết liệt, đồng bộ và kịp thời với sự phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng, đúng người, đúng việc giữa các thành viên tham gia thực thi nhiệm vụ; cùng với đó, huy động sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã, thôn, xóm, tổ dân phố; coi đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

3.2.4.2. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng cho các tầng lớp nhân dân

Phổ biến, giáo dục pháp luật về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng cho các tầng lớp nhân dân là hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch thông qua các phương pháp và bằng những hình thức phù hợp, hướng tới cung cấp, trang bị cho các tầng lớp nhân dân nói chung, người có đất

bị thu hồi nói riêng những tri thức, hiểu biết pháp luật về đất đai, về Bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng; làm hình thành ở họ tri thức pháp luật,

tình cảm và hành vi pháp luật phù hợp với các yêu cầu của chính sách, pháp luật về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng cho các tầng lớp nhân dân.

Giải pháp tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng cho các tầng lớp nhân dân cần tập trung vào các nội dung sau:

- Về chủ thể, tăng cường hơn nữa sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của huyện Đông Anh. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp

nhân dân, các cơ quan hữu quan cần có sự phối hợp với nhau thông qua Hội

đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Các thành viên Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gồm đại diện (cấp trưởng, cấp phó) các cơ quan, tổ chức, đoàn thể địa phương. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giữ vai trò tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn Huyện.

- Về nội dung, chú trọng cung cấp, trang bị cho nhân dân kiến thức pháp luật về quản lý đất đai, về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, tập trung chủ yếu vào các quy định của Luật Đất đai

năm 2013, Nghị định số 47/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Quy định chi tiết một số

điều, khoản của Luật Đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ Quy định về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất

đai; Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và

đất và nhiều văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện của các cấp chính quyền địa phương.

- Về phương pháp, đối với đa số các tầng lớp nhân dân huyện Đông Anh, các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật nên tập trung sử dụng các phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật sau: phương pháp tuyên truyền, giải thích pháp luật; phương pháp thông tin pháp luật; phương pháp nói chuyện, trao đổi về pháp luật; phương pháp nêu gương; phương pháp tạo dư luận xã hội để giáo dục pháp luật. Đây là những phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với trình độ học vấn và những nét đặc thù về văn hóa, phong tục, tập quán lao động, sinh hoạt của nhân dân địa phương.

- Về hình thức, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng phù hợp với đặc

điểm về truyền thống văn hóa, lối sống, sinh hoạt... của nhân dân. Ủy ban nhân

dân huyện chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tăng số lượng bài, tăng thời lượng phát sóng các chương trình có nội dung liên quan đến công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng; biểu dương những tổ chức, cá nhân chấp hành tốt, phê phán những biểu hiện tiêu cực, lợi dụng, chây ỳ làm thất thoát tiền của Nhà nước hoặc gây chậm trễ tiến độ giải phóng mặt bằng.

Khuyến khích và quy định cụ thể thời lượng phát sóng để đưa các chuyên mục về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng và quản lý đô thị vào chương trình truyền thanh của Huyện. Chương trình cần đưa những nội dung cập nhật và tích cực về chủ trương quy hoạch của Trung ương, của thành phố Hà Nội, của huyện Đông Anh; giới thiệu các dự án có Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng, định hướng phát triển đô thị trong tương lai.

Chú trọng tuyên truyền các chính sách Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng cho các đối tượng người dân, cơ quan, tổ chức nằm trong diện bị thu hồi đất thông qua các Đài Truyền thanh tại các xã, thị trấn. Trong

quá trình thực hiện Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng trên địa bàn cần thành lập các Tổ tuyên truyền, thông tin hàng ngày trên hệ thống loa truyền thanh của xã, thị trấn về tiến độ nhận tiền bồi thường, biểu dương các hộ gia đình gương mẫu chấp hành tốt, nhắc nhở các hộ chậm trễ, vi phạm, kể cả các những người là cán bộ, đảng viên.

Chủ đầu tư dự án, đơn vị được giao nhiệm vụ Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng cần phải trích một khoản kinh phí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền; hỗ trợ Đài phát thanh huyện thực hiện công tác tuyên truyền, phối hợp cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho các phương tiện thông tin đại chúng.

Tiểu kết chương 3

Với vị thế địa - chính trị quan trọng của Thủ đô Hà Nội, với tiềm năng lớn về nguồn lực đất đai, trong những năm tới, để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai, về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh đòi hỏi quán triệt các quan điểm có tính chất chỉ đạo sau: (1) Tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng và thực hiện nghiêm túc các chính sách, pháp luật về đất đai, về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng; (2) Luôn đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự chỉ đạo, điều hành sâu sát của các cấp chính quyền địa phương; (3) Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, công tác tư tưởng cho nhân dân; (4) Thu hút sự tham gia chủ động, tích cực của tất cả các cơ quan, ban, ngành, tổ chức Chính trị - Xã hội trên địa bàn huyện; (5) Cần gắn với thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo vệ trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội trên địa bàn; (6) Cơ quan chức năng, chính quyền các cấp cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Từ việc quán triệt các quan điểm chỉ đạo, để bảo đảm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau: (1) Nhà nước tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai, cơ chế, chính sách Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng; (2) Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai, Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng; (3) Thu hút sự tham gia chủ động, tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức Chính trị - Xã hội trên địa bàn Huyện; (4) Làm tốt công tác tư tưởng, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân.

KẾT LUẬN

Từ sự khẳng định tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề

tài “Quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt

bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”, luận văn đã xác định, bám sát mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài và hoàn thành mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, thể hiện ở các kết quả nghiên cứu đạt được:

Thứ nhất, trên cơ sở phân tích, luận giải các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài, luận văn đã đưa ra định nghĩa, khái niệm quản lý nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng ở cấp huyện; luận giải các nguyên tắc quản lý nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng; phân tích nội dung quản lý nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng; làm rõ phương thức quản lý nhà nước về bồi thường trên địa bàn huyện Đông Anh.

Quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng có vai trò rất quan trọng, thể hiện ở các điểm sau: (1) Góp phần bảo đảm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người bị thu hồi đất và các bên hữu quan, thúc đẩy phát triển Kinh tế - Xã hội; (2) Góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; (3) Bảo đảm quản lý, sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả theo hướng bảo đảm phát triển bền vững.

Thứ hai, luận văn đã đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2015 - 2019. Trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung, về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng nói riêng trên địa bàn huyện Đông Anh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng với kết quả thực hiện Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phòng mặt bằng năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng yêu cầu quỹ đất phục vụ phát triển Kinh tế - Xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Thứ ba, từ nghiên cứu cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng công tác quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, luận văn khẳng định rằng, để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai, về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 104 - 118)