Quan điểm bảo đảm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 78 - 80)

thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, muốn thúc đẩy phát triển Kinh tế - Xã hội bền vững, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thì rất cần quỹ đất sạch - đồng nghĩa phải làm thật tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung, về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng nói riêng. Với vị thế địa - chính trị quan trọng của Thủ đô Hà Nội, với tiềm năng lớn về nguồn lực đất đai, đòi hỏi trong những năm tới huyện Đông Anh phải nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai, về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng. Trong quá trình quản lý đó phải bảo đảm các quan điểm có tính chất chỉ đạo sau:

3.1.1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng và thực hiện nghiêm túc các chính sách, pháp luật về đất đai, về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng

Nhận thức sâu sắc rằng đất đai là nguồn tài nguyên quý hiếm, là nguồn lực đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển đất nước, xác định nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến sự ổn định Chính trị - Xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và phát triển Kinh tế - Xã hội bền vững, Đảng ta đã đưa ra nhiều chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy việc nâng cao nhận thức, khai thác, sử dụng tài nguyên đất đai tiết

kiệm, hiệu quả, thiết thực; bảo đảm việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng cho người dân khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày

31/12/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI nêu rõ: “Việc bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, công bằng và đúng quy định của pháp luật. Người sử dụng đất được bồi thường theo mục đích đất đang sử dụng hợp pháp. Tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất và bảo đảm đời sống của nhân dân ở khu vực có đất bị thu hồi. Nghiên cứu phương thức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ để bảo đảm ổn định đời sống lâu dài cho người có đất bị thu hồi” [1; tr. 5]. Văn kiện Đại hội XII của Đảng yêu cầu:

“Quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia... Đổi mới công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai; thúc đẩy sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả; kết hợp bảo vệ diện tích, độ phì nhiêu của đất canh tác nông nghiệp” [15; tr. 143]. Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Kết luận số 36-KL/TW

ngày 06/9/2018 Về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW khóa XI về tiếp

tục đổi mới chính sách phát luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại [4] với những quan điểm định hướng lớn về đất đai để tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai trong thời gian tới.

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, thu hồi đất, về các chế độ, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng... cũng đã được Nhà nước ta xây dựng, ban hành ngày càng đầy đủ, đồng bộ hơn. Đó là Luật Đất đai năm 2013 [44]; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày

15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất

đai [9]; Nghị định số 47/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Quy định chi tiết một số điều,

khoản của Luật Đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi

đất [10]; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ Quy

[11]; Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất [5] và nhiều văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện của các cấp chính quyền

địa phương.

Chính vì vậy, trong quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng cần tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng và thực hiện nghiêm túc các chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai, về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 78 - 80)