Nhà nước tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, Bồi thường,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 85 - 87)

Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

3.2.1. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng

So với Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Đất đai năm 2013 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014) có nhiều điểm mới, quy định cụ thể, đầy đủ hơn các nội dung liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất, công tác quản lý Nhà nước về đất đai,... phù hợp với yêu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước cũng như của từng địa phương trong tình hình mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Tuy nhiên, sau hơn sáu năm triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai trong thực tiễn đã bộc lộ một số hạn chế, khó khăn, bất cập trong công tác thu hồi đất, Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng. Từ những điểm hạn chế, bất cập còn tồn tại, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng với một số nội dung sau:

Một là, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm rà soát và kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể và thống nhất các quy định của pháp luật về đối tượng, trường hợp không thu hồi đất (không thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) đã cấp trái pháp luật.

Hai là, Chính phủ bổ sung quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với “người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước” vào Nghị định

số 102/2014/NĐ-CP nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất trong

trường hợp “người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và

đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành”.

Ba là, Chính phủ cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể trách nhiệm pháp lý đối với các trường hợp người bị thu hồi đất không thi hành quyết định thu hồi đất nhằm mục đích quốc phòng, an ninh và phát triển Kinh tế - Xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Đồng thời, đẩy mạnh các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất khi Nhà nước thu hồi đất nhằm giúp họ nhận thức đầy đủ, đúng đắn vai trò, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bốn là, thường xuyên rà soát, hệ thống hóa các quy định của pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái đinh cư khi giải phóng mặt bằng nhằm kịp thời phát hiện sai sót, bất cập và chồng chéo giữa các quy định về thu hồi đất theo Luật Đất đai năm 2013 với các văn bản luật chuyên ngành khác, như Luật Nhà ở, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Xử lý vi phạm hành chính...

Năm là, trên cơ sở Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 quy định về khung giá đất của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và quy định (điều chỉnh) cụ thể về giá đất, khung giá đất (Thông tư hướng dẫn) phù hợp với từng giai đoạn phát triển Kinh tế - Xã hội của mỗi vùng, miền và mức độ đô thị hóa của từng địa phương; đảm bảo giá đất, khung giá đất khi Nhà nước thu hồi đất, Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng phù hợp, tiệm cận nhất có thể với giá đất, khung giá đất trên thị trường.

Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế sâu rộng nên các việc áp dụng các quy định về thu hồi đất theo Luật Đất đai năm 2013 trên thực tế trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập là chuyện đương nhiên. Song, việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật về thu hồi đất, Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi

giải phóng mặt bằng, đảm bảo tính kịp thời, đúng pháp luật, phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước và từng địa phương là điều hết sức quan trọng, quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai, về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng cũng như điều tiết các quan hệ sở hữu. Hơn nữa, điều đó góp phần giảm thiểu, hạn chế các tranh chấp, khiếu nại vượt cấp, kéo dài, gây bất ổn về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 85 - 87)