Bối cảnh và mục tiêu chovay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội, chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 34 - 40)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1.Bối cảnh và mục tiêu chovay tiêu dùng

a. Bối cảnh

Phân tích bối cảnh môi trƣờng hoạt động cho vay tiêu dùng có ảnh hƣởng quan trọng đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Bối cảnh hoạt động cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng bao gồm bối cảnh bên bên ngoài và bối cảnh bên trong.

Bối cảnh bên ngoài

ôi trường kinh tế: Hoạt động của NHTM đƣợc coi là “mạch máu” của

nền kinh tế, chịu sự biến động mạnh mẽ từ những biến động của nền kinh tế. Trong đó, hoạt động cho vay là một trong những hoạt động chịu sự ảnh hƣởng nhiều nhất. Nếu nền kinh tế trong giai đoạn phát triển, tăng trƣởng tốt, ổn định đất nƣớc, không có chiến tranh hoặc khủng bố thì nhu cầu về vốn vay tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình sẽ tăng lên. Ngƣời tiêu dùng sẽ yên tâm về mức thu nhập của họ và nhƣ vậy, khả năng ngƣời tiêu dùng phát sinh nhu cầu tiêu dùng lớn hơn, hoạt động CVTD cũng có cơ hội phát triển hơn. Ngƣợc lại, nếu nền kinh tế đang suy thoái, lạm phát, tình hình chính trị không ổn định thì sẽ làm cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình chỉ dừng lại ở mức vừa đủ và kéo theo hoạt động CVTD của các NHTM kém phát triển. Chính vì thế, điều mà các NHTM phải quan tâm và chú ý tới là những dự báo kinh tế trong các năm trƣớc khi đƣa ra chính sách tín dụng nói chung và chính sách CVTD nói riêng.

Pháp luật: Các hoạt động trong xã hội đều bị chi phối bởi luật pháp mà

Nhà nƣớc đã đề ra. Hoạt động cho vay của các NHTM cũng không ngoại lệ. Cả ngân hàng và H đều phải tuân thủ đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc. Pháp luật tạo ra một môi trƣờng lành mạnh, tạo một sân chơi bình

đẳng giữa các NHTM với nhau. Bên cạnh đó, những chính sách của Nhà nƣớc, đặc biệt là các chính sách về kinh tế cũng tác động đến CVTD của các NHTM. Chính vì thế, các ngân hàng cũng nhƣ các CBTD phải thƣờng xuyên cập nhật những thông tin pháp luật mới để đƣa ra những phƣơng hƣớng hoạt động phù hợp. Chính sách của Nhà nƣớc Hiện nay, Nhà nƣớc khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài bằng cách hạ trần lãi suất cho vay. Một mặt, chính sách sẽ kích thích đầu tƣ phát triển kinh tế, mặt khác giảm thiểu thất nghiệp, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, từ đó tăng mức sống của ngƣời dân lên. Ngoài ra, các chính sách ƣu đãi cho hộ nghèo vay vốn, cho vay tín chấp đối với nông dân,… là những chính sách tích cực làm cho khoảng cách giàu nghèo giảm đi, cải thiện mức sống , bắt kịp với cuộc sống hiện đại. Đó đều là cơ sở thuận lợi để phát triển hoạt động CVTD của các NHTM.

ôi trường văn hóa- xã h i: Những yếu tố thuộc về văn hóa xã hội nhƣ

thói quen sử dụng các sản phẩm ngân hàng, tỷ lệ tiết kiệm, trình độ dân trí, thị hiếu,… ảnh hƣởng rất lớn đến việc đƣa ra quyết định lựa chọn hình thức CVTD. Các quan niệm về ngân hàng quen thuộc hay xa lạ, an toàn hay không an toàn, thói quen thanh toán tiền mặt trong dân cƣ cũng là những yếu tố có tác động đến các dịch mà ngân hàng cung cấp, trong đó có hoạt động CVTD.

Những nhân tố thu c về đối thủ cạnh tranh: Do cạnh tranh trong hoạt

động CVTD của các NHTM trong nƣớc cũng nhƣ NHTM nƣớc ngoài tại Việt Nam là rất lớn nên trong thời gian gần đây, cùng với việc nới lỏng các cơ chế tín dụng, các NHTM trong nƣớc đã bắt đầu tiến hành mở rộng hoạt động CVTD. Việc này tất yếu xảy ra vì nó giúp cho các Ngân hàng đa dạng hóa đƣợc sản phẩm, dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lƣợng và chất lƣợng trong một môi trƣờng đầy biến động và cạnh tranh.

Ngoài ra, các Ngân hàng cần tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của mình, đƣa ra các chiến lƣợc kinh doanh hợp lý để đứng vững và phát triển.

Những nhân tố thu c về KH

Khả năng tài chính của KH: nếu KH có thu nhập cao và ổn định thì việc trả nợ ngân hàng thƣờng ít ảnh hƣởng đến các chi tiêu và tiết kiệm khác trong gia đình, đặc biệt là nhu cầu thiết yếu. Đối với những KH này, họ sẵn sàng thanh toán tiền vay cho ngân hàng để tránh những rắc rối về mặt pháp lý. Ngày nay, phần lớn các món vay tiêu dùng quy định nguồn trả là thu nhập thƣờng xuyên của H trong tƣơng lai, ngoại trừ một số khoản vay ngắn hạn. Chính vì thế khả năng tài chính của KH có vai trò quan trọng trong quyết định cấp tín dụng tiêu dùng của ngân hàng.

Đạo đức ngƣời đi vay: đƣợc đánh giá dựa trên năng lực pháp lý, độ tín nhiệm của KH và thiện chí trả nợ của H. Trƣớc khi cho vay, CBTD phải đánh giá độ tín nhiệm của KH trong việc thực hiện các giao ƣớc của hợp đồng tín dụng. Ngân hàng cũng cần xem xét năng lực pháp lý của H, TSĐB có liên quan đến các vụ kiện hay tranh chấp không.

Bối cảnh bên trong

Định hướng phát triển của ngân hàng: Là điều kiện tiên quyết để phát

triển hoạt động CVTD. Nếu trong kế hoạch phát triển của mình, ngân hàng không quan tâm đến hoạt động này thì các KH có nhu cầu về CVTD cũng sẽ không đƣợc quan tâm. Ngƣợc lại, nếu ngân hàng muốn phát triển hoạt động CVTD thì họ sẽ đƣa ra những chiến lƣợc cụ thể để thu hút những ngƣời tiêu dùng có nhu cầu vay vốn đến với mình. Cung cầu có điều kiện thuận lợi gặp nhau là điều kiện tốt để hoạt động CVTD phát triển.

Năng lực tài chính của ngân hàng: Là yếu tố đƣợc các nhà lãnh đạo

ngân hàng xem xét khi đƣa ra các quyết định trọng đó có các quyết định về hoạt động CVTD. Năng lực tài chính của ngân hàng đƣợc xác định dựa trên

một số các yếu tố nhƣ số lƣợng vốn chủ sở hữu, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận năm sau so với năm trƣớc, tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dƣ nợ, số lƣợng tài sản thanh khoản. Nếu ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn, khả năng huy động vốn lớn trong thời gian ngắn thì có thể coi là sức mạnh về tài chính. hi đó, ngân hàng có thể đầu tƣ vào các danh mục mà ngân hàng quan tâm hơn trong đó có hoạt động CVTD. Ngƣợc lại, ngân hàng không có đƣợc số vốn cần thiết để tài trợ cho nhiều hoạt động thì những hoạt động ƣu tiên hơn sẽ đƣợc chú trọng và hoạt động CVTD sẽ ít có cơ hội phát triển.

Chính sách tín dụng của ngân hàng: Là hệ thống các chủ trƣơng, định

hƣớng, quy định chi phối hoạt động tín dụng do hội đồng quản trị đƣa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân. Thông thƣờng, chính sách tín dụng có các khoản mục nhƣ: hạn mức tín dụng, loại hình tín dụng, quy định về TSĐB, kỳ hạn, nợ quá hạn, cách thức thanh toán nợ,… Chính sách tín dụng vạch ra cho các CBTD hƣớng đi và khung tham chiếu rõ ràng làm căn cứ để xem xét các nhu cầu vay vốn. Vì vậy, những yếu tố trong chính sách tín dụng đều tác động mạnh mẽ đến việc mở rộng tín dụng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng. Mặt khác, khi một ngân hàng đã có sẵn các hình thức CVTD đa dạng với chất lƣợng tốt thì việc mở rộng cũng dễ dàng và thuận lợi hơn các ngân hàng mới chỉ có các sản phẩm, dịch vụ đơn giản. Do tính cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt nên một chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý sẽ là yếu tố thu hút KH hiệu quả.

Số lượng trình đ c ng như đạo đức nghề nghiệp của các CBTD: Ảnh

hƣởng không nhỏ tới hoạt động CVTD của các NHTM. Nếu các CBTD không có đạo đức nghề nghiệp thì dù giỏi đến mấy cũng vô giá trị bởi họ sẵn sang vì lợi ích cá nhân mà làm tổn hại đến lợi ích của tập thể ngân hàng và lợi ích của H. Ngoài tƣ cách đạo đức tốt, CBTD phải có trình độ chuyên môn

cao, trình độ hiểu biết rộng để có thể thẩm định chính xác KH và dự án vay vốn, từ đó đƣa ra các quyết định cấp tín dụng đúng đắn. Một CBTD có trình độ nghiệp vụ cao, khả năng giao tiếp, marketing tốt trong công việc, trình độ ngoại ngữ, vi tính thành thạo, nhiệt tình, có đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo đƣợc ấn tƣợng tốt đẹp trong KH về ngân hàng bởi hình ảnh của CBTD chính là đại diện cho hình ảnh của ngân hàng. Hơn nữa, các CBTD có mỗi quan hệ rộng trong xã hội cũng có thể thu hút đƣợc nhiều H hơn.

Trình đ khoa học công nghệ và khả năng quản lý của ngân hàng:

một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng tới sự phát triển của hoạt động CVTD tại ngân hàng đó. Nếu ngân hàng đƣợc trang bị các công nghệ hiện đại thì họ có thể tăng tiện ích cho KH và các dịch vụ của họ sẽ đƣợc biết đến rộng rãi. Ví dụ, một ngân hàng có điều kiện đầu tƣ vào dịch vụ thẻ thanh toán, đặt các máy ATM, có thể giao dịch với KH thông qua mạng Internet, mạng điện thoại di động,… thì ngân hàng đó có thể mở rộng hoạt động CVTD của mình thông qua các tài khoản vãng lai mà H đã sử dụng các dịch vụ trên của ngân hàng để cho vay thấu chi, thẻ tín dụng,… Hơn nữa, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, các ngân hàng có thể quản lý danh sách KH cũng nhƣ các món vay một cách dễ dàng, nhanh chóng, chính xác, giảm bớt các thủ tục rƣờm rà, tiết kiệm thời gian, nhân lực cũng nhƣ chi phí quản lý góp phần làm giảm giá thành dịch vụ, tạo cơ sở để cạnh tranh với các ngân hàng khác.

b. Mục tiêu cho vay tiêu dùng

Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng có nhiều mục tiêu để hƣớng tới. Tuy nhiên tùy theo định hƣớng của từng thời kỳ mà ngân hàng lựa chọn mục tiêu nào là trọng tâm. Dƣới đây là một số mục tiêu mà các ngân hàng hƣớng đến: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng trưởng quy mô: Đây là mục tiêu chủ yếu và là hƣớng phát triển tất yếu của mọi doanh nghiệp nói chung, của ngân hàng nói riêng nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Tăng trƣởng quy mô cho vay biểu hiện dƣới hình thức là tăng dƣ nợ, số lƣợng KH, tỷ trọng CVTD, gia tăng thị phần. Qui mô CVTD càng tăng phản ánh ngân hàng ngày càng mở rộng hoạt động CVTD nhằm thu hút và đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng của KH;

- Phát triển thị phần: Mục tiêu này chẳng những dựa trên tăng trƣởng qui

mô mà còn đặt trong tƣơng quan so sánh với các ngân hàng khác, thể hiện tỷ trọng (%) CVTD của ngân hàng trong tổng CVTD trên địa bàn. Việc gia tăng thị phần CVTD gắn liền với việc tìm kiếm KH mới, mở rộng thị trƣờng, thu hút KH của đối thủ cạnh tranh. Thị phần càng lớn càng thể hiện năng lực cạnh tranh và vị thế, triển vọng của ngân hàng;

- Nâng cao chất lượng dịch vụ CVTD: Bên cạnh tăng trƣởng qui mô,

mục tiêu này luôn song hàng để nâng cao uy tín, tạo dựng thƣơng hiệu lâu dài cho ngân hàng, tạo sự hài lòng, gắn kết bền vững với các KH, quyết định lợi ích lâu dài cho ngân hàng. Đây là một trong các chìa khóa dẫn đến thành công của ngân hàng;

- Kiểm soát rủi ro: Trong hoạt động cho vay của ngân hàng luôn tiềm ẩn

các rủi ro. Qui mô cho vay càng tăng có nguy cơ rủi ro càng lớn. Tăng trƣởng qui mô do vậy không thể né tránh hết rủi ro, nhƣng cũng không thể chấp nhận mọi rủi ro, vấn đề là kiểm soát đƣợc rủi ro trong giới hạn chấp nhận đƣợc;

- Gia tăng thu nhập: Nhƣ đã đề cập, trong mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận,

gia tăng thu nhập là mục tiêu cuối cùng của kinh doanh, và cũng là hệ quả của việc tiến hành các biện pháp đạt các mục tiêu khác.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội, chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 34 - 40)