Kinh nghiệm chovay tiêu dùng của một số ngân hàng thƣơng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội, chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 40 - 44)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2.Kinh nghiệm chovay tiêu dùng của một số ngân hàng thƣơng

mại tại Việt Nam và trên thế giới

a. Kinh nghiệm từ bong bóng bất động sản Mỹ 2008

Thị trƣờng cho vay tiêu dùng trong thời gian qua chứng kiến những chuyển biến tích cực, diện mạo của thị trƣờng ngày càng thay đổi đậm nét với nhiều công ty tài chính trong nƣớc đƣợc thành lập, các công ty tài chính nƣớc ngoài cũng không nằm ngoài cuộc đua. Những gam màu sống động của thị trƣờng tài chính tiêu dùng cho thấy một bức tranh tổng thể đang sáng dần lên, cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính đƣợc mở rộng cho nhiều đối tƣợng khách hàng, hàng loạt sản phẩm tài chính ra đời phục vụ nhu cầu thiết yếu của ngƣời dân.

Giờ đây, vay tiêu dùng không còn quá xa lạ với ngƣời dân, ngày càng nhiều ngƣời có thể tiếp cận và vay với các công ty tài chính tiêu dùng. Nhƣng cũng từ đây xuất hiện nhiều hơn các trƣờng hợp nợ quá hạn, nợ xấu. Vì vậy, việc kiểm soát nợ xấu, tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc trở nên cấp thiết, tránh vết xe đổ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 (nhƣng ở quy mô quốc gia , mà căn nguyên của nó chính là “vỡ bong bóng bất động sản Mỹ”, xuất phát từ cho vay tiêu dùng một cách dễ dãi, thậm chí là “nhắm mắt cho vay”, không xét đến khả năng trả nợ, chỉ thuần túy xét duyệt dựa vào khả năng tăng liên tục của giá nhà ở Mỹ.

Nền kinh tế Mỹ lao đao trong giai đoạn này, kéo theo khủng hoảng tài chính toàn cầu, mà đỉnh điểm là hàng loạt tổ chức tài chính lớn mạnh với lịch sử hoạt động lâu đời phải khăn gói rời khỏi thị trƣờng, tuyên bố phá sản nhƣ Lehman Brothers, New Century Financial Corporation... Nền kinh tế Mỹ chật vật tìm đƣờng đứng dậy, thị trƣờng tài chính thế giới có chung tình cảnh. Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là trong môi trƣờng tín dụng phát triển ồ ạt, sự dễ dãi của các tổ chức tài chính trong việc cung cấp các khoản vay tiêu

dùng, đặc biệt là vay mua nhà, các công ty tài chính có xu hƣớng cho vay mạo hiểm với rủi ro cao, kể cả đối tƣợng nhập cƣ bất hợp pháp.

Theo thống kê, có đến 28% số nhà tại Mỹ đƣợc mua là để nhằm mục đích đầu cơ, trong khi 12% mua mà không có mục đích sử dụng. Hệ quả, bong bóng bất động sản nƣớc này dần phình to và tan vỡ. Đây là minh chứng rõ ràng nhất của việc xét duyệt các khoản vay thiếu trách nhiệm, không những gây tổn hại nghiêm trọng đến bên vay và bên cho vay, mà còn ảnh hƣởng tiêu cực đến toàn xã hội.

b. Kinh nghiệm lãi suất cho vay tiêu dùng từ quốc tế

Sở dĩ lãi suất cho vay tiêu dùng cao là do khoản vay chủ yếu đƣợc tín chấp. Các công ty tài chính cho vay thủ tục rất đơn giản, khách hàng không cần chứng minh thu nhập và giải ngân trong vòng 15 phút nên bù lại, mức lãi suất cũng sẽ cao hơn, do rủi ro cao. Tuy nhiên, không phải tất cả các khoản vay đều đƣợc áp dụng lãi suất cao mà cũng có những sản phẩm cho vay với lãi suất thấp, song chƣa hẳn khách hàng đã chọn. Vì phải đặt các sản phẩm này ở cùng 1 cơ sở để so sánh. Nếu nhiều giấy tờ, thủ tục và kiểm soát gắt gao, làm hao tốn thời gian thì lãi suất thấp. Ngƣợc lại, ít giấy tờ, ít thời gian thì lãi suất đƣơng nhiên phải cao, nhƣng lại có rất nhiều khách hàng lựa chọn. Việc lựa chọn sản phẩm và quyết định vay là tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng, không ai có thể ép buộc đƣợc. Trong cho vay tiêu dùng cũng vậy, khách hàng có quyền và đƣợc tự do quyết định. Điều quan trọng đối với đơn vị cho vay là phải làm thế nào để đƣa ra đƣợc những sản phẩm phù hợp với nhu cầu ngƣời dùng.

Thực tế ở Anh, có thời gian Chính phủ đƣa ra mức lãi suất trần tối đa để khống chế lãi suất trong cho vay tiêu dùng. Chính quy định này đã gây khó khăn cho các công ty tài chính trong hoạt động kinh doanh có lãi và mở rộng hoạt động cho vay rộng rãi để đáp ứng hết nhu cầu vốn tiêu dùng của khách

hàng. Trong khi, ngƣời tiêu dùng ở thị trƣờng này vẫn có nhu cầu vay và muốn mua sản phẩm, nhƣng họ lại không đủ tài chính. Dẫn đến, tín dụng đen gia tăng và có cơ hội tham gia kinh doanh lĩnh vực cho vay một cách bất hợp pháp và mọi thứ tệ hại hơn trƣớc đó.

Ví dụ, tại Anh, lãi suất cho vay tiêu dùng cũng ở mức cao, dƣ luận xã hội kêu gọi áp dụng trần lãi suất. Tuy nhiên, sau khi rà soát, nƣớc này quyết định chỉ kiểm soát lãi suất đối với phân khúc cho vay thế chấp lƣơng (payday lending, giống vay cầm cố ở Việt Nam nhƣng với mức trần rất cao là 292%/năm.

Tại Úc, không có quy định mức trần lãi suất cho vay tiêu dùng đối với các ngân hàng, quỹ tín dụng mà chỉ có quy định trần lãi suất cho vay tiêu dùng của các tổ chức khác. Theo đó, các khoản vay dƣới 2.000 AUD, thời hạn dƣới 15 ngày bị cấm; đối với các khoản vay lớn, thời hạn dài hơn thì áp dụng trần lãi suất lần lƣợt tƣơng đối thấp là 48%/năm nhƣng bù lại các TCTD đƣợc phép thu phí: các khoản vay từ 2.001-5.000 AUD, thời hạn từ 16 ngày đến 2 năm mức phí không quá 400 AUD; các khoản vay trên 5000 AUD và thời hạn vay trên 2 năm mức phí theo thỏa thuận. Có thể thấy, mặc dù có kiểm soát lãi suất nhƣng diện áp dụng hẹp và về cơ bản cơ chế vẫn rất linh hoạt đối với phân khúc lớn là cho vay trung dài hạn, giá trị cao.

Ở Mỹ không có quy định cấp liên bang về lãi suất cho vay tiêu dùng, chính quyền các bang tự ban hành quy định nếu thấy cần thiết. Các bang thƣờng chỉ quản lý chặt (bao gồm cả áp trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực rủi ro nhất nhƣ cho vay thế chấp lƣơng (giống trƣờng hợp ở Anh), cho vay thế chấp giấy tờ xe, cho vay tiêu dùng trả góp (chủ yếu là các CTTC). Theo thống kê chỉ 1/5 số bang quy định trần với cả 3 loại hình cho vay.

c. Kinh nghiệm từ các công ty tài chính và ngân hàng nước Ngoài tại Việt Nam

Sau khi Việt Nam chính thức mở cửa đón ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài từ tháng 4/2007 đã có hàng loạt tổ chức tín dụng quốc tế công khai mở rộng tầm ảnh hƣởng lên thị trƣờng CVTD. Ở nƣớc ta hiện nay ngân hàng HSBC, ANZ và Standard vẫn đang là những cái tên đáng chú ý nhất. Họ có mặt tại Việt Nam từ lâu, hiểu rõ những khó khắn và … cả thuận lợi khi buộc phải bƣớc vào cuộc cạnh tranh với các đàn em đã quá quên với cơ chế độc quyền, hãy bắt tay để độc quyển trên thị trƣờng. Họ đã kiếm đƣợc nguồn lợi nhuận không nhỏ từ vô số các dịch vụ khác nhau. Và tới giờ họ hƣớng tới mục tiêu là không cần giấu diếm là bán lẻ.

Nhƣng ấn tƣợng và có phần gây sốc nhất là phải kể đến việc tập đoàn tài Chính Societe Generale (Pháp) thâm nhập vào Việt Nam vào quý III năm 2007 và thành lập công ty con với tên gọi là công ty tài chính và ngay lập tức đã ra mắt các địa điểm đầu tiên về CVTD tại thị trƣờng Việt Nam công ty cung cấp các sản phẩm ở 3 lĩnh vực chính gồm cung cấp tín dụng tại các điểm bán hàng (Point of Sale), tức là cho vay gắn liền với các việc bán hàng hóa và dịch vụ tới ngƣời tiêu dùng; cho vay mua ô tô và xe máy; cấp hạn mức tín dụng cho vay quay vòng tới các cá nhân mà không cần thiết phải gắn liền với việc sử dụng một thẻ tín dụng. Nếu nhƣ các ngân hàng nội vẫn e dè sự rủi ro và khả năng chống chế nợ ngay trên sân nhà thì các ngân hàng trong nƣớc sửng sốt: thủ tục vay chỉ trong vòng 10 phút Trong vòng 10 phút, không cần bất cứ khoản vay thế chấp nào sau khi đã trình chứng minh thƣ và hộ khẩu. Ngân hàng HSBC đã trở thành ngân hàng nƣớc ngoài đầu tiên có sản phẩm cho vay tiêu dùng tài trợ mua nhà, mua xe trả góp… dành cho khách hàng cá nhân. Khách hàng có thu nhập từ 3 triệu đồng/tháng trở lên đều có thể đến HSBC để vay vốn với số tiền đƣợc vay gấp 10 lần mức thu nhập. Cũng vào

năm 2007 ngân hàng HSBC đã khiến nhiều ngân hàng nội lắc đầu chào thua với sản phẩm cho vay tín 30 chấp lên đến 200 triệu đồng. Điểm đƣợc các chuyên gia phân tích đánh giá cao nhất của sản phẩm này lại là dịch vụ. Nhanh gọn, dễ dàng và giúp khách hàng thoải mái nhất có thể.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội, chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 40 - 44)