6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Đòn bẩy tài chính
a. Khái niệm
Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí cố định. Đòn bẩy tài chính đƣợc định nghĩa nhƣ là mức độ theo đó các chứng khoán có thu nhập cố định ( nợ và cổ phiếu ƣu đãi ) đƣợc sử dụng trong cơ cấu nguồn vốn công ty.
Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuận cho cổ đông thƣờng, bằng cách phát hành trái phiếu và cổ phiếu ƣu đãi, để tạo ra lợi nhuận lớn hơn chi trả cho việc huy động vốn có lợi tức cố định. Phần lợi nhuận còn
lại thuộc về cổ đông thƣờng.
Có một điều khác biệt lý thú giữa đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính là công ty có thể lựa chọn đòn bẩy tài chính trong khi không thể lựa chọn đòn bẩy hoạt động. Đòn bẩy hoạt động do đặc điểm hoạt động của công ty quyết định, chẳng hạn công ty hoạt động trong ngành hàng không và luyện thép có đòn bẩy hoạt động cao, trong khi công ty hoạt động trong ngành dịch vụ nhƣ tƣ vấn và du lịch có đòn bẩy hoạt động thấp. Đòn bẩy tài chính thì khác. Không có công ty nào bị ép buộc phải sử dụng nợ và cổ phiếu ƣu đãi để tài trợ cho hoạt động của mình mà thay vào đó công ty có thể sử dụng nguồn vốn từ việc phát hành cổ phiếu thƣờng hay cổ phiếu phổ thông. Thế nhƣng trên thực tế ít khi có công ty nào không sử dụng đòn bẩy tài chính.
Đòn bẩy tài chính dùng các chi phí tài chính cố định này để làm điểm tựa. Khi một công ty sử dụng các chi phí tài chính cố định, một thay đổi trong EBIT sẽ đƣợc phóng đại thành một thay đổi tƣơng đối lớn hơn trong thu nhập mỗi cổ phần (EPS). Để đo lƣờng mức độ tác động của đòn bẩy tài chính, ngƣời ta sử dụng độ bẩy tài chính (DFL: Degree of Financial Leverage ).
b. Độ bẩy tài chính
Độ bẩy tài chính (DFL) là một chỉ tiêu định lƣợng dùng để đo lƣờng mức độ biến động của EPS khi EBIT thay đổi. Độ bẩy tài chính ở một mức độ EBIT nào đó đƣợc xác định nhƣ là phần trăm thay đổi của EPS khi EBIT thay đổi 1 phần trăm. ΔEBIT/EBIT ΔEPS/EPS DFL PD/(1 t) I EBIT EBIT DFLEBIT
Hoặc có thể dùng công thức theo chi phí nhƣ sau: I - EBIT EBIT I - F - V) - Q(P F - V) - Q(P DFL
Độ bẩy tài chính là công cụ để biết trƣớc xem ở một mức định phí tài trợ nào đó, sự thay đổi lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay sẽ ảnh hƣởng thế nào đến lợi nhuận trên mỗi cổ phần. Khi EBIT tăng hay giảm X % thì EPS có chiều hƣớng tăng hay giảm X %×DFL. Nếu công ty có độ bẩy tài chính cao, chỉ có biến động nhỏ của EBIT sẽ gây ảnh hƣởng lớn đến EPS.
EPS đƣợc xác định theo công thức sau:
NS PD t I EBIT EPS ( )(1 ) Trong đó:
I: lãi suất phải trả.
PD: cổ tức cổ phiếu ƣu đãi.
t: thuế suất thuế thu nhập công ty . NS: số lƣợng cổ phần thông thƣờng.
Sự phối hợp các phƣơng án tài trợ sẽ làm thay đổi lãi vay, cổ tức và số lƣợng cổ phần dẫn đến thay đổi EPS kỳ vọng. Công thức tính EPS đƣợc xác định trong mối quan hệ EBIT và các yếu tố trên là cơ sở phối hợp các phƣơng án tài trợ để đem lại lợi nhuận trên vốn cổ phần cao nhất.
c. Nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính dùng chi phí tài chính làm điểm tựa để bẩy lợi nhuận lên. Hay nói cách khác là cách công ty sử dụng các nguồn tài trợ của mình một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, nhân tố tác động cơ bản đến đòn bẩy tài chính chính là cơ cấu tài chính của công ty.
Cơ cấu hay cấu trúc tài chính là tất cả các nguồn tài trợ cho toàn bộ nhu cầu vốn của công ty. Có nhiều nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của công ty nhƣ: Nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu), vay ngắn hạn, vay dài hạn, phát hành trái phiếu… Nói cách khác, cơ cấu tài chính nói lên công ty đã sử dụng những nguồn tài trợ nào và tỷ trọng của từng nguồn là bao nhiêu so với tổng nguồn vốn.
Bố trí cơ cấu tài chính thích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thấp chi phí sử dụng vốn của công ty. Hoạch định chính sách cơ cấu vốn liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro:
- Sử dụng nhiều nợ là gia tăng rủi ro.
- Tỷ lệ nợ cao nói chung đƣa đến lợi nhuận kỳ vọng cao nếu tận dụng tốt đòn bẩy tài chính.
Cơ cấu vốn tối ƣu là cơ cấu vốn cân đối đƣợc giữa chi phí và lợi nhuận. Nhóm tỷ số đòn bẩy tài chính đánh giá mức độ mà một công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Đòn bẩy tài chính một mặt gia tăng lợi nhuận cho cho cổ đông, mặt khác cũng làm gia tăng rủi ro. Các nhà cung cấp tín dụng có thể căn cứ vào đòn bẩy tài chính để ấn định mức lãi suất cho vay đối với công ty. Đối với công ty, nhóm tỷ số này giúp các nhà quản trị tài chính lựa chọn cấu trúc tài chính hợp lý. Đối với nhà đầu tƣ, thông qua đòn bẩy tài chính để thấy đƣợc rủi ro về tài chính của công ty từ đó đƣa ra quyết định đầu tƣ của mình. Các tỷ số thông thƣờng là :
Tỷ số nợ trên tài sản – Debt ratio: Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần tài sản của công ty đƣợc tài trợ bằng vốn vay
Tỷ số nợ = Tổng nợ Tổng tài sản
Chủ nợ thƣờng thích công ty có tỷ số nợ thấp vì nhƣ thế công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngƣợc lại, cổ đông thích muốn có tỷ số nợ cao vì sử dụng đòn bẩy tài chính để gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu – Debt to Equity ratio:
Tỷ số nợ trên vốn chủ = Tổng nợ Vốn chủ sở hữu
Để thấy đƣợc mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thƣờng xuyên, ngƣời ta dùng thêm chỉ số:
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ = Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu
Khả năng thanh toán lãi vay – Times interest earned ratio: Tỷ số này đo lƣờng khả năng trả lãi của công ty.
Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi trƣớc thuế và lãi vay Lãi vay
Trong công thức trên, phần tử số phản ánh số tiền mà công ty có thể đƣợc sử dụng để trả lãi vay trong năm. Ở đây phải lấy tổng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay vì lãi vay đƣợc tính vào chi phí trƣớc thuế. Phẫn mẫu số là lãi vay, bao gồm tiền lãi trả cho các khoản vay ngắn hạn và dài hạn kể cả lãi do phát hành trái phiếu.
d. Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính
Trên thực tế ít khi có công ty nào không sử dụng đòn bẩy tài chính, vậy lý do gì khiến công ty sử dụng đòn bẩy tài chính khi mà chính nó là một yếu tố rủi ro không nhỏ do sử dụng nguồn vốn vay.
Trƣớc hết, đòn bẩy tài chính tận dụng tác động từ chi phí nợ vay, về cơ bản, nợ vay có những lợi thế sau:
- Chi phí trả lãi vay đƣợc tính trừ vào lợi nhuận trƣớc khi tính thuế, hạ thấp chi phí thực của lãi vay.
- Phân tán rủi ro cho vốn chủ sở hữu.
- Không phải lo sợ vấn đề hiệu ứng pha loãng quyền sở hữu nếu phát hành bổ sung cổ phiếu gọi vốn.
- Công ty có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn tuỳ theo từng thời kỳ. Tuy nhiên, sức ép vận hành đảm bảo lợi suất cao hơn lãi suất, đảm bảo lợi nhuận tích lũy đủ thanh toán nợ gốc. Nếu công ty gặp khó khăn tài chính và lợi tức kinh doanh không đủ bù đắp chi phí về lãi suất, các cổ đông của công ty sẽ phải bù vào chỗ sụt giảm đó.
Cổ phiếu ƣu đãi không phải trả vốn gốc nhƣng không đƣợc khấu trừ thuế khi tính thu nhập chịu thuế.
Khi hoạt động kinh doanh hiệu quả, công ty thƣờng quyết định tài trợ vốn từ những nguồn có chi phí cố định (nợ vay và cổ phiếu ƣu đãi), bởi vì ngƣời nắm giữ nợ có đƣợc lợi nhuận cố định nên các cổ đông không phải chia sẻ lợi nhuận của họ nếu công ty kinh doanh thành công, nhƣ vậy, có thể tận dụng lợi thế đòn bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuận cho cổ đông.