Hàm ý chính sách đối với công ty niêm yết

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro của các công ty niêm yết trên HSX (Trang 96 - 106)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Hàm ý chính sách đối với công ty niêm yết

Trong quá trình đánh giá tác động của đòn bẩy đến rủi ro, có một đặc điểm cần đƣợc lƣu ý là khá nhiều công ty thuộc các ngành kinh tế trọng điểm chƣa sử dụng đòn bẩy có hiệu quả, kết quả là những công ty này có đòn bẩy trung bình lớn và rủi ro cao, lợi nhuận không ổn định qua nhiều năm, thậm chí là xuống thấp. Vì vậy, cần phải có những chính sách quản lý tốt chi phí và nợ vay để sử dụng đòn bẩy có hiệu quả.

a. Tăng cường các biện pháp gia tăng doanh thu

Nguyên tắc của đòn bẩy hoạt động là khuếch đại thu nhập trƣớc thuế và lãi vay nhờ vào điểm tựa là chi phí cố định. Khi đòn bẩy hoạt động hiệu quả nghĩa là thu nhập trƣớc thuế và lãi vay tăng lên, nó lại tạo nên một lực bẩy lớn hơn cho đòn bẩy tài chính. Muốn đòn bẩy hoạt động hiệu quả, có hai đối tƣợng cần tác động vào là doanh thu và chi phí hoạt động.

mô nhỏ, mới phát triển cần phải gia tăng hiệu quả kinh doanh sản xuất, mà trƣớc hết là tăng chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ. Có rất nhiều công ty mở rộng nhiều quy mô, chủng loại sản phẩm song lại không có một kế hoạch phát triển lâu dài và vững chắc dựa vào nền tảng chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy, doanh thu thu đƣợc ban đầu thì cao song càng về sau thì càng suy giảm hoặc không có dấu hiệu tăng trƣởng mặt dù đầu tƣ nhiều. Cải thiện đƣợc vấn đề này thì sản phẩm của các công ty nhỏ mới có chỗ đứng trên thị trƣờng trong điều kiện kinh tế khó khăn và lạm phát tăng cao nhƣ hiện nay.

Để tăng chất lƣợng sản phẩm dịch vụ thì cách mà công ty hay làm nhất là đổi mới thiết bị, máy móc, công nghệ để tạo ra những sản phẩm tốt hơn, đa dạng hơn về mẫu mã, chủng loại. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có sẵn vốn đầu tƣ nên nâng cao, đổi mới, phát triển công nghệ. Vì vậy, công ty có thể tăng chất lƣợng sản phẩm dịch vụ bằng cách sử dụng các dịch vụ hậu mãi. Nhƣ thế, sản phẩm, dịch vụ của công ty sẽ có sức thu hút hơn đối với khách hàng. Đây cũng là cách làm của khá nhiều công ty hiện nay.

b.Cắt giảm chi phí không cần thiết trong hoạt động của công ty

Để giảm chi phí, các công ty nên tổ chức lại các khâu sản xuất, giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết. Các công ty cũng có thể tăng số lƣợng sản phẩm dịch vụ để giảm chi phí cố định trung bình trên sản phẩm. Nhƣ vậy, với một đơn vị sản phẩm tiêu thụ, công ty sẽ thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn.

Tuy nhiên, nhƣ đã trình bày ở trên, đa phần những công ty sử dụng đòn bẩy không hiệu quả là những công ty có quy mô nhỏ, mà điểm tựa cho công ty nhỏ khi sử dụng đòn bẩy hoạt động là khá thấp vì chi phí cố định của các công ty này thấp, đặc biệt là những công ty thuộc lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ - cần ít chi phí cố định bỏ ra ban đầu. Do vậy, khả năng sử dụng đòn bẩy hoạt động sẽ bị hạn chế. Để khắc phục điều này, các công ty nên tăng chi phí cố

định bằng cách đầu tƣ vào đổi mới và cải tiến máy móc công nghệ để sản xuất ra những sản phẩm có chất lƣợng hơn.

c.Tăng hiệu quả sử dụng nợ

Có thể nói, hiện nay hầu nhƣ tất cả công ty đều phải sử dụng đến nguồn vốn đi vay từ bên ngoài hay còn gọi là vay nợ. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ thế nào cho hợp lý và hiệu quả thì không phải công ty nào cũng làm đƣợc. Đối với mọi công ty, nợ đƣợc chia làm hai loại chính là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Tuy nhiên, hiện nay nhiều công ty không xác định đƣợc mình có nhu cầu vay nợ hay không, mình vay nợ để làm gì hay nên vay ngắn hạn hay vay dài hạn. Hay nói cách khác là các công ty này không có kế hoạch và phƣơng án sử dụng nợ nhƣ thế nào cho hiệu quả. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với các công ty vì nợ là một nghĩa vụ mà công ty bắt buộc phải hoàn trả trong tƣơng lai. Ngoài ra, chi phí nợ vay chính là tác nhân mà công ty dùng để tận dụng hiệu ứng đòn bẩy tài chính, nếu chi phí nợ vay vừa phải và lãi suất vay thấp hơn tỷ suất sinh lời từ các hoạt động đầu tƣ của công ty thì nó sẽ giúp công ty gia tăng lợi nhuận của mình.

Nhƣ vậy, để việc sử dụng nợ có hiệu quả, công ty phải lên kế hoạch cụ thể việc vay vốn và sử dụng nguồn vốn đi vay. Trong phƣơng án sử dụng vốn vay đó, công ty phải xác định đƣợc mục đích của việc vay vốn, nhu cầu vay vốn của công ty, thời gian vay là bao lâu, khi nào thì vay và vay bao nhiêu là đủ. Việc lên kế hoạch cho việc vay nợ nhƣ thế sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong việc tìm kiếm và đàm phán những khoản vay với lãi suất thấp hơn và điều kiện hấp dẫn hơn.

Sau khi vay đƣợc nợ, công ty phải có phƣơng án sử dụng khoản nợ đó thật hợp lý, vừa tiết kiệm vừa hiệu quả. Nhiều công ty Việt Nam, do cơ chế cho vay của các tổ chức tín dụng thoáng, việc vay nợ dễ dàng nên họ sử dụng các khoản nợ không đúng mục đích, gây lãng phí. Thậm chí, nhiều công ty

vay quá nhiều nợ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán và bị phá sản. Do vậy, sau khi nhận đƣợc khoản nợ này, công ty phải lên kế hoạch về các dòng tiền ra vào từ khoản nợ đó, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay để đảm bảo công ty có khả năng chi trả lãi vay và hoàn trả gốc khi đến hạn.

d.Nâng cao khả năng huy động vốn đối với những công ty quy mô

nhỏ, không có sự hỗ trợ vốn từ phía nhà nước

Một trong những kết quả nghiên cứu đáng lƣu ý của đề tài là những công ty nhỏ, không có vốn đầu tƣ từ phía nhà nƣớc thì mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh lớn hơn nhiều so với những công ty lớn, có vốn đầu tƣ từ nhà nƣớc. Nhƣ vậy, việc sử dụng tác động của đòn bẩy ở những công ty này rõ ràng là không đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất. Một trong những nguyên nhân khiến cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính tại những công ty này không đạt hiệu quả nhƣ mong muốn chính là việc không thể vay đƣợc vốn khi cần thiết. Vì vậy, cần có những biện pháp để giải quyết khó khăn này.

Đầu tiên, những công ty có quy mô nhỏ, ít vốn cần chủ động tiếp cận với các kênh huy động vốn khác bên cạnh các kênh truyền thống. Thƣờng thì công ty đều muốn tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng vì đây là nguồn tín dụng chính thức, lãi suất hợp lý và có khả năng huy động lớn, song không phải công ty nào cũng khả năng huy động đƣợc một lƣợng vốn đủ lớn mà còn phụ thuộc vào tiềm lực tài chính của mỗi công ty.

Trong khi đó, trên thị trƣờng hiện nay còn có rất nhiều kênh cấp vốn khác với thủ tục đơn giản hơn và chi phí thấp hơn nhƣ các công ty cho thuê tài chính hoặc các quỹ tín dụng, quỹ đầu tƣ, hay thậm chí là thị trƣờng chứng khoán. Lợi ích của các kênh huy động này không phải là nhỏ: ví dụ nhƣ các công ty cho thuê tài chính không yêu cầu về tài sản đảm bảo, chỉ cần công ty có phƣơng án kinh doanh khả thi hay nhƣ các quỹ tín dụng có thể bảo lãnh cho các công ty này vay vốn ngân hàng nếu nhƣ công ty không có tài sản đảm

bảo. Nhƣng trên thực tế, không nhiều công ty mặn mà lắm với các kênh huy động này vì nó đang rất mới trên thị trƣờng, thậm chí có công ty không biết đến sự tồn tại của các tổ chức cho vay này. Do vậy, để việc huy động các nguồn vốn tài trợ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn, các công ty vừa và nhỏ cần phải chủ động trong việc tìm các nguồn tài trợ mới chứ không thể chỉ trông chờ vào nguồn tín dụng ngân hàng. Để làm đƣợc điều này, các công ty phải tự mình nâng cao hiểu biết về thị trƣờng tài chính, và từ đó mạnh dạn tham gia các kênh huy động vốn mới.

e. Nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của những

công ty không có hỗ trợ vốn từ phía nhà nước

Xét về uy tín cũng nhƣ tính ổn định, những công ty nhỏ, ở khối tƣ nhân vẫn chƣa đạt đƣợc vị thế đối trọng với những công ty nhà nƣớc. Vì vây, những công ty này cần phải tự nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và uy tín trên thị trƣờng; đồng thời xây dựng một chiến lƣợc phát triển hợp lý và đúng đắn. Nhƣ vậy, để tăng khả năng đƣợc huy động vốn, công ty phải chú ý đến việc lập các dự án kinh doanh để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải có sự minh bạch hóa tài chính bằng việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán và có các báo cáo tài chính đáng tin cậy. Nếu công ty đảm bảo hai yếu tố trên, việc vay vốn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Về lâu dài, công ty cần phải cải thiện năng lực tài chính của mình. Thứ nhất là tăng vốn điều lệ, đó là tín hiệu cho thấy công ty đang hoạt động hiệu quả và có khả năng phát triển trong tƣơng lai. Thứ hai, công ty phải giữ uy tín trong các quan hệ tín dụng, đặc biệt là với các ngân hàng thƣơng mại, không để diễn ra tình trạng nợ xấu quá lâu.

Ngoài ra, một biện pháp không thể không đề cập đó là để cải thiện công tác quản lý chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động thì công ty phải nâng cao chất lƣợng của sản phẩm và dịch vụ bằng cách đổi mới, cải tiến

khoa học công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Từ đó, công ty sẽ xây dựng đƣợc chỗ đứng cho sản phẩm trong lòng khách hàng, và tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu riêng cho mình. Và để có thể hiện diện nhiều hơn, sâu hơn trong tâm trí khách hàng, công ty cần tăng cƣờng việc marketing và quảng bá hình ảnh của công ty. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện này, marketing trực tuyến là một trong những cách làm hợp lý giúp các công ty sẽ tiếp cận đƣợc với nhiều khách hàng, đối tác hơn với chi phí thấp hơn. Bên cạnh đó, công ty có thể tham gia vào các sự kiện hoặc chƣơng trình để mọi ngƣời biết đến công ty cũng nhƣ khả năng và uy tín của công ty. Làm đƣợc nhƣ thế, các công ty sẽ tạo dƣng đƣợc mối quan hệ tốt với khách hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chính sách đòn bẩy tác động lớn đến hoạt động của doanh nghiệp hiện nay, khi mà các doanh nghiệp càng ngày muốn mở rộng quy mô sản xuất và tăng cƣờng huy động vốn để phát triển, thu hút nhà đầu tƣ, chiếm lĩnh thị trƣờng. Song song với chính sách này là yếu tố rủi ro khi lợi nhuận có thể sụt giảm lớn, đẩy công ty lâm vào khủng hoảng. Bên cạnh sự nỗ lực của các công ty thì các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các tổ chức cho vay đóng vai trò rất quan trọng trong việc đƣa ra những chính sách hợp lý giúp công ty sử dụng đòn bẩy có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và nâng cao lợi nhuận, đặc biệt là những công ty có quy mô nhỏ, mới và không sự hỗ trợ về vốn từ nhà nƣớc. Mặc dù các hàm ý chính sách đƣa ra còn chƣa giải quyết hết những vấn đề đƣợc nêu ra trong đề tài, song phần nào đã góp phần đề ra những phƣơng hƣớng hoạt động hợp lý để tận dụng tốt tác động của đòn bẩy trên thị trƣờng của các chủ thể trong nền kinh tế.

KẾT LUẬN

Trong thời đại ngày nay, đi đôi với sự phát triển của kinh tế toàn cầu thì các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng ngày càng sử dụng nhiều chính sách mới để hƣớng tới mục tiêu tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu. Việc mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thị trƣờng, tăng cƣờng huy động vốn là cơ sở để các doanh nghiệp sử dụng chính sách đòn bẩy của mình, đặc biệt là các công ty niêm yết. Tuy nhiên, chính sách này luôn hàm chứa yếu tố rủi ro nếu công ty không quản lý tốt các khoản mục chi phí của mình, nhất là khi công ty đã đƣợc niêm yết trên sàn chứng khoán, chịu sự chi phối lớn từ thị trƣờng. Nghiên cứu đề tài cho thấy một trong những nhân tố lớn tác động đến rủi ro của doanh nghiệp là chính sách đòn bẩy. Ngoài chính bản thân doanh nghiệp thì nhà nƣớc, ngân hàng và các tổ chức cho vay cần phải có những chính sách hợp lý để đòn bẩy đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả, đạt đƣợc mức lợi nhuận nhƣ mong muốn.

Trong quá trình thực hiện luận văn, do còn có một số hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cũng nhƣ thời gian vừa phải học tập vừa tham gia công tác nên bài luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên, tác giả hi vọng đề tài sẽ đóng góp một phần nào đó về việc đánh giá tác động của đòn bẩy đến rủi ro của các công ty niêm yết nói riêng và trên thị trƣờng nói chung, qua đó kiến nghị những chính sách hợp lý đối với các đơn vị có thẩm quyền liên quan. Rất mong nhận đƣợc góp ý chân thành từ quý thầy giáo, cô giáo để bài luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

Sách, bài báo và luận văn

[1] Lê Văn Đƣợc (2012), Đánh giá tổng quan về tình hình kinh tế thế giới, khu vực sau khủng hoảng và tác động đến Việt Nam.

[2] Lê Thị Hồng (2009), Chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Luận văn ngành Kinh tế đối ngoại, Đại học Ngoại Thƣơng.

[3] Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống Kê

[4] PGS.TS Nguyễn Hòa Nhân (2013), Giáo trình tài chính doanh nghiệp , NXB Tài Chính

[5] Lê Thị Mỹ Phƣơng (2011), Đòn bẩy tài chính và tác động của nó đến mức sinh lời trong hoạt động đầu tư

[6] PGS. TS Nguyễn Thị Quy (2007), Nghiên cứu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

[7] TS. Trần Ngọc Thơ (2010), Tài chính doanh nghiệp hiện đại

[8] Lê Văn Tƣ, Thân Thị Thu Thủy (2006), Thị trường chứng khoán, NXB Tài chính.

Các tài liệu khác

[9] Báo cáo tài chính của 30 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.

[10] Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 52/2012/TT-BTC Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

[11] Chính phủ (2010), Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

[12] Luật Doanh nghiệp 2005

Tiếng Anh

[13] Afkar M. B., (2010), “Affect of Leverage on Risk and Stock Returns: Evidence from Pakistani Companies”, International Research Journal of Finance and Economics ISSN 1450-2887 Issue 58. [14] Eugene F.B., Joel F.H., (2010), Essentials of Financial Management.

[15] Mohammad A., (2014), “Relationship between Financial Leverage and Financial Performance”, Research Journal of Finance and Accounting ISSN 2222-1697 (Paper).

[16] Peyman Akbari and Ehsan Mohammadi (2013), “A Study of the Effects of Leverages Ratio on Systematic Risk based on the Capital Asset Pricing Model Among Accepted Companies in Tehran Stock Market”, Journal of Educational and Management Studies ISSN: 2322-4770

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHÂN NGÀNH CẤP 1 CỦA VIETSTOCK

Tên ngành Ghi chú

100 Nông-lâm-ngƣ nghiệp

Ngành tạo ra những sản phẩm nông nghiệp nhƣ chăn nuôi, săn bắt, trồng trọt, khai thác và các hoạt động hỗ trợ.

200 Khai khoáng Ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên nhƣ: dầu mỏ, khí đốt,…và các hoạt động hỗ trợ, phục vụ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro của các công ty niêm yết trên HSX (Trang 96 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)