Tác động của đòn bẩy đến rủi ro theo các nhóm ngành tiêu biể u

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro của các công ty niêm yết trên HSX (Trang 51 - 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Tác động của đòn bẩy đến rủi ro theo các nhóm ngành tiêu biể u

biểu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX), nên việc lựa chọn các ngành để đánh giá phải mang tính bao quát và đại diện cho tất cả các ngành có cổ phiếu niêm yết trên sàn. Trong tất cả các ngành có cổ phiếu niêm yết trên HSX, chỉ có 10 ngành có số lƣợng công ty niêm yết trên 3 công ty/ ngành. Trong đó, ngành Tài chính – Bảo hiểm có hệ thống báo cáo tài chính khác biệt, không đáp ứng đƣợc hƣớng nghiên cứu của đề tài. Vì vậy, tác giả lựa chọn 9 ngành tiêu biểu trên HSX để phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro các công ty ở các ngành này. Đó là các ngành: Sản xuất - chế biến, Xây dựng – Bất động sản, Thƣơng mại, Tiện ích cộng đồng, Vận tải – kho bãi, Công nghệ truyền thông, Khai khoáng, Dịch vụ và Nông – lâm – ngƣ nghiệp. Nhƣ đã trình bày ở trên, đây đều là những ngành trọng điểm của nền kinh tế.

Để đảm bảo tính hợp lý về kết quả phân tích của đề tài thì việc lựa chọn các công ty phân tích cũng là một vấn đề khá quan trọng. Trong số những ngành đƣợc lựa chọn phân tích thì có một số ngành có số lƣợng công ty niêm yết nhỏ nhƣ Tiện ích cộng đồng, Vận tải – kho bãi, Dịch vụ,…Để đảm bảo tính nhất quán giữa các ngành thì tác giả lựa chọn mỗi ngành từ 3-4 công ty để phân tích. Những công ty này phải có báo cáo tài chính kiểm toán trên 5 năm kể từ năm 2014 trở về trƣớc. Ngoài ra, mức độ chênh lệch về độ bẩy giữa

các công ty này thấp, đảm bảo tính đại diện cho toàn ngành. Điều này đƣợc tác giả làm rõ ở phần phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro của từng ngành. Việc lựa chọn số lƣợng công ty phải phù hợp với những tiêu chí phân tích khác của đề tài, tức trong số mẫu đƣợc lựa chọn để phân tích phải có sự cân bằng về số lƣợng giữa những công ty có quy mô lớn và công ty có quy mô nhỏ, công ty có vốn đầu tƣ của nhà nƣớc và công ty không có vốn đầu tƣ của nhà nƣớc, công ty có độ bẩy cao và độ bẩy thấp,...Từ những yếu tố đó, tác giả lựa chọn mẫu bao gồm 30 công ty thuộc 9 ngành kinh tế là Sản xuất - chế biến, Xây dựng – Bất động sản, Thƣơng mại, Tiện ích cộng đồng, Vận tải – kho bãi, Công nghệ truyền thông, Khai khoáng, Dịch vụ và Nông – lâm – ngƣ nghiệp để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Bảng 2.1. Tổng hợp độ bẩy trung bình và rủi ro theo ngành kinh tế

Ngành DOL DFL ROE TB CV Sản xuất và chế biến 2,16 1,99 18,45% 0,43 Xây dựng và bất động sản 1,70 1,81 13,19% 0,63 Thƣơng mại 1,90 1,57 24,14% 0,44 Tiện ích cộng đồng 1,26 1,33 11,39% 0,25

Vận tải và kho bãi 1,56 1,02 42,98% 0,09

Công nghệ truyền thông 2,55 1,70 9,03% 0,73

Khai khoáng 1,41 1,10 17,41% 0,43

Dịch vụ lƣu trú và ăn uống 2,67 2,14 12,54% 0,73

Nông-lâm-ngƣ nghiệp 1,47 1,13 20,17% 0,58

(Nguồn: Tác giả tự tính toán)

Bảng số liệu thống kê trên mô tả tác động của đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính đến rủi ro của các công ty niêm yết ở những ngành tiêu biểu của nền kinh tế. Số liệu đƣợc xác định trung bình trong vòng 5 năm, giai đoạn

2010 – 2014. Đây là giai đoạn nền kinh tế nƣớc ta có nhiều biến chuyển và phát triển, hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới. Đánh giá tác động của đòn bẩy đến rủi ro từng ngành cho ta thấy một số kết quả nhƣ sau:

a. Ngành sản xuất và chế biến

Ngành sản xuất chế biến là ngành quan trọng của kinh tế nƣớc ta, các công ty trong ngành rất đa dạng và thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ thực phẩm, đồ uống, sản phẩm nội thất, dệt may, hàng xuất khẩu, v.v.. Biến động của ngành chịu ảnh hƣởng lớn từ các tác động của nền kinh tế. Sau đây là bảng tổng hợp đòn bẩy một số công ty tiêu biểu trong ngành.

Bảng 2.2. Độ bẩy hoạt động và độ bẩy tài chính của các công ty ngành Sản xuất và chế biến giai đoạn 2010 - 2014

Công ty DOL 2010 2011 2012 2013 2014 KDC 2,11 2,37 1,99 2,06 2,36 BHS 1,16 1,23 1,52 1,58 1,79 ANV 7,60 3,43 2,09 3,42 2,30 VNM 1,22 1,21 1,18 1,20 1,30 Trung bình 3,02 2,06 1,70 2,07 1,94 DFL 2010 2011 2012 2013 2014 KDC 1,06 1,33 1,19 1,07 1,03 BHS 1,26 1,45 1,31 3,16 1,77 ANV 1,47 2,04 3,52 11,06 2,07 VNM 1,04 1,00 1,00 1,00 1,01 Trung bình 1,21 1,46 1,75 4,07 1,47

Có thể thấy rằng, độ bẩy hoạt động (DOL) của các công ty trong ngành biến thiên không theo xu hƣớng rõ ràng, song nhìn chung đều tƣơng đối cao. Thông qua quá trình tính toán, xét về các khoản mục chi phí thì chi phí bán hàng và giá vốn chiếm giá trị rất lớn so với chi phí quản lý, hay nói cách khác chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty trong ngành đa phần là chi phí biến đổi. Trong giai đoạn gần đây, doanh thu của ngành có sự gia tăng đáng kể chứng tỏ ngành đang ra sức mở rộng quy mô, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, vì vậy, đòn bẩy hoạt động cao phản ánh việc công ty trong ngành đang có sự đầu tƣ mạnh mẽ để phát triển về quy mô và doanh số.

Về độ bẩy tài chính (DFL), có thể nhận thấy 2 xu hƣớng khá khác biệt: Các công ty quy mô lớn và có hoạt động ổn định nhƣ công ty cổ phần Kinh Đô (KDC) và công ty cổ phần Vinamilk (VNM) thì ít có sự phụ thuộc vào nợ vay, DFL rất thấp; còn các công ty còn lại có DFL tăng hàng năm. Vì vậy, xét trung bình ngành thì độ bẩy tài chính có xu hƣớng tăng lên trong giai đoạn nghiên cứu.

Bảng 2.3. Độ bẩy trung bình và rủi ro của các công ty ngành Sản xuất và chế biến giai đoạn 2010 - 2014

Công ty DOL DFL ROE

TB CV KDC 2,18 1,14 10,82% 0,34 BHS 1,46 1,79 18,45% 0,67 ANV 3,77 4,03 3,47% 0,57 VNM 1,22 1,01 41,04% 0,15 TB ngành 2,16 1,99 18,45% 0,43

(Nguồn: Tác giả tự tính toán)

Qua bảng thống kê về độ bẩy và mức độ biến thiên lợi nhuận thể hiện ở bảng, ta thấy đối với công ty có đòn bẩy cao (ANV) thì có tỷ suất lợi nhuận

rất thấp (3,47%) và hệ số biến thiên khá cao, hay nói cách khác công ty đang gặp phải rủi ro khá lớn. Ngƣợc lại, nếu công ty có đòn bẩy thấp và ổn định (VNM) thì tỷ suất lợi nhuận rất cao (41,04%) và rủi ro khá thấp ( hệ số biến thiên là 0,15).

Nhƣ vậy, xét tổng thể về ngành thì tác động của đòn bẩy đến rủi ro là khá đậm nét, độ bẩy hoạt động và độ bẩy tài chính ở mức trung bình khá cao (>=2) dẫn đến biến thiên lợi nhuận tƣơng đối lớn, thể hiện ở hệ số biến thiên (CV) bằng 0,43. Ngoài ra, tác động của đòn bẩy đến rủi ro của ngành còn cho thấy mặt tiêu cực của việc sử dụng đòn bẩy vì nếu sử dụng đòn bẩy không hiệu quả có thể dẫn đến việc gia tăng chi phí quá mức, gây gánh nặng cho công ty và làm lợi nhuận chi đạt ở mức thấp (ANV). Ở các công ty lớn trong ngành, sự điều tiết về đòn bẩy hợp lý hơn nên nhìn chung tỷ suất lợi nhuân trên vốn chủ của ngành tƣơng đối cao, thể hiện đƣợc sự phát triển.

b. Ngành Xây dựng – Bất động sản

Ở cứ quốc gia nào, xã hội nào thì lĩnh vực xây dựng và bất động sản luôn đóng vai trò không thể thiếu. Trong giai đoạn gần đây, ngành đang gặp nhiều khó khăn đến từ hiệu ứng đóng băng của thị trƣờng. Tuy nhiên, với nhiều sự thay đổi tích cực của cơ chế chính sách, ngành đang dần có dấu hiệu phục hồi, những chính sách điển hình giảm thuế dự án nhà ở thƣơng mại hay dự kiến về việc ngƣời nƣớc ngoài đƣợc mua bất động sản ở Việt Nam từ tháng 7/2015. Nhìn chung qua các số liệu thống kê khi tính toán về đòn bẩy của ngành, ta có thể thấy đƣợc ngành Xây dựng – Bất động sản đang có sự mở rộng và đầu tƣ đáng kể cả về lĩnh vực kinh doanh và tài chính. Bảng tổng hợp về độ bẩy của một số công ty trong ngành có thể phần nào cho ta thấy điều đó:

Khác với ngành Sản xuất chế biến không có xu hƣớng thay đổi độ lớn của đòn bẩy một cách rõ ràng thì ở ngành Xây dựng – Bất động sản ta có thể

phần nào thấy đƣợc sự thay đổi đó, cụ thể là xu hƣớng tăng lên của độ bẩy hoạt động và độ bẩy tài chính, thể hiện ở từng công ty và đặc biệt là ở chỉ số DOL Trung bình và DFL Trung bình từ 2010 đến 2014.

Bảng 2.4. Độ bẩy hoạt động và độ bẩy tài chính của các công ty ngành Xây dựng – bất động sản giai đoạn 2010 - 2014 Công ty DOL 2010 2011 2012 2013 2014 REE 1,30 1,25 1,31 1,38 1,19 HBC 1,31 1,34 1,54 2,05 2,87 THG 1,36 1,96 2,27 2,64 3,01 CDC 1,24 1,29 1,55 1,53 1,57 Trung bình 1,30 1,46 1,67 1,90 2,16 DFL 2010 2011 2012 2013 2014 REE 1,08 1,11 1,05 1,05 1,03 HBC 1,26 1,79 1,98 3,50 2,08 THG 1,24 1,83 1,47 1,40 1,26 CDC 1,29 1,42 3,48 4,94 1,93 Trung bình 1,22 1,54 1,99 2,73 1,58

(Nguồn: Tác giả tự tính toán)

Số liệu cho thấy DOL của các công ty ngành này ở mức trung bình, và tăng hàng năm. Điều này là do doanh thu và giá vốn hàng bán của các công ty ngành Xây dựng đều có xu hƣớng tăng trong giai đoạn này. Nói cách khác, các chủ đầu tƣ đang rất tích cực đầu tƣ vào ngành, mở rộng quy mô, gia tăng doanh số. Tƣơng tự nhƣ vậy, ta cũng thấy đƣợc nỗ lực đẩy mạnh sự phát triển của ngành thông qua các số liệu về DFL cũng gia tăng. Nếu công ty muốn mở rộng quy mô, chi nhánh hay đẩy mạnh sản xuất thì vấn đề huy động vốn tăng

lên là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc sử dụng nợ vay, tận dụng tác động của DFL cũng đƣợc các công ty của ngành chú trọng trong giai đoạn này. Duy chỉ có năm 2014, sau đà tăng trƣởng liên tục trong 4 năm thì DFL các công ty của ngành có dấu hiệu chững lại và giảm xuống, nguyên nhân là do chi phí nợ vay đã giảm. Cũng trong năm này, Ngân hàng nhà nƣớc (NHNN) đã dùng biện pháp gián tiếp, thông qua hệ thống lãi suất điều hành và hoạt động mua bán kỳ hạn giấy tờ có giá để điều tiết lãi suất và hỗ trợ thanh khoản trên thị trƣờng liên ngân hàng, làm lãi suất cho vay cũ của các tổ chức tín dụng giảm mạnh trong năm 2014. Điều này phần nào làm cho chi phí nợ vay của ngành Xây dựng – Bất động sản - ngành có chi phí huy động dồi dào giảm xuống phần nào.

Bảng 2.5. Độ bẩy trung bình và rủi ro của các công ty ngành Xây dựng-bất động sản giai đoạn 2010 - 2014

Công ty DOL DFL ROE

TB CV REE 1,29 1,06 16,97% 0,17 HBC 1,82 2,12 14,40% 0,61 THG 2,25 1,44 16,10% 0,65 CDC 1,44 2,61 5,27% 1,08 TB ngành 1,70 1,81 13,19% 0,63

(Nguồn: Tác giả tự tính toán)

Trong số các công ty của ngành Xây dựng – Bất động sản đƣợc chọn để nghiên cứu, Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh (REE) là công ty lớn và là cổ phiếu lâu đời nhất trên thị trƣờng, vì vậy hoạt động của công ty khá ổn định, ít phụ thuộc vào nợ vay. Do đó, DOL và DFL của REE thì khá thấp và ổn định. Do đó, mức độ biến thiên lợi nhuận của công ty này cũng thấp, tức là rủi ro của công ty thấp, thể hiện ở việc tỷ suất lợi nhuận hàng năm ít biến động, luôn

ở mức cao. Ở các công ty còn lại, DOL và DFL trung bình trong giai đoạn này đều cao và có xu hƣớng gia tăng nhƣ đã phân tích ở trên. Riêng Công ty cổ phần Chƣơng Dƣơng (CDC) có DFL và DOL đều tăng trong cả 5 năm, có rủi ro lớn nhất và lợi nhuận thấp nhất.

Nhƣ vậy, đối với ngành Xây dựng – Bất động sản, tác động của đòn bẩy đến rủi ro thể hiện theo chiều hƣớng tƣơng tự nhƣ ngành Sản xuất chế biến, và rõ ràng hơn trong xu thế tác động. Với việc đa phần các chỉ số về độ bẩy hoạt động và độ bẩy tài chính đều tăng, độ bẩy trung bình ngành cao dẫn đến hệ số biến thiên, tức đánh giá rủi ro trên mỗi đơn vị lợi nhuận lớn ( 63%). Độ bẩy cao và gia tăng, dẫn đến rủi ro lớn thể hiện ở sự biên thiên về kết quả sinh lời của công ty trong ngành.

c. Ngành Thương mại

Các công ty thuộc ngành Thƣơng mại bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực Bán lẻ và Bán buôn (Bán sĩ). Trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới ở những năm gần đây, ngành Thƣơng mại là một trong những ngành có biến chuyển nhiều nhất. Có rất nhiều tín hiệu tích cực và thành tựu nổi bật trong sự phát triển của ngành nhƣ: Nhiều hiệp định thƣơng mại đƣợc ký kết, sự đa dạng trong hàng hóa, nhiều phƣơng thức kinh doanh mới hình thành và sản lƣợng xuất khẩu ngày một gia tăng. Tuy nhiên, không phải trong giai đoạn này không tồn tại hạn chế, khi mà cơ chế về Thƣơng mại còn nhiều điểm lạc hậu, các công ty còn thiếu sự am hiểu về thị trƣờng quốc tế, tốc độ phát triển xuất khẩu còn chậm và cơ cấu hàng còn hạn chế, phƣơng thức sản xuất kinh doanh lạc hậu so với thế giới, thậm chí là so với trong khu vực. Rõ ràng với sự phát triển của mình, ngành không thể tránh khỏi những rủi ro tồn tại khi mở rộng quy mô hay tăng cƣờng huy động vốn.

Bảng 2.6. Độ bẩy hoạt động và độ bẩy tài chính của các công ty ngành Thương mại giai đoạn 2010 - 2014

Công ty DOL 2010 2011 2012 2013 2014 PGC 2,51 2,30 1,35 2,69 2,40 SMC 1,32 1,41 1,85 2,07 2,68 HAI 1,19 1,27 1,37 1,57 1,72 MWG 1,80 2,06 2,51 2,10 1,74 Trung bình 1,71 1,76 1,77 2,11 2,14 DFL 2010 2011 2012 2013 2014 PGC 1,18 1,39 1,17 1,30 1,33 SMC 1,84 2,12 1,91 3,08 3,97 HAI 1,11 1,33 1,43 1,22 1,35 MWG 1,02 1,13 1,32 1,08 1,02 Trung bình 1,29 1,49 1,46 1,67 1,92

(Nguồn: Tác giả tự tính toán)

Bảng thống kê cho thấy DOL và DFL của một số công ty trong ngành Thƣơng mại. Tƣơng tự nhƣ những ngành trên, ở các công ty ngành Thƣơng mại cũng thể hiện một sự thay đổi khá rõ ràng trong độ bẩy hoạt động và độ bẩy tài chính, đặc biệt là ở chỉ tiêu trung bình ngành, khi mà DOL và DFL tăng lên hàng năm với mức tăng khá chậm rãi và ổn định. Ở các công ty trong ngành, sự gia tăng về độ bẩy ít thể hiện ở các năm liền kề, song nhìn bao quát trong giai đoạn 5 năm nghiên cứu thì đều có xu hƣớng tăng nhẹ. Đối với ngành Thƣơng mại, một ngành kinh tế đòi hỏi sử dụng rất nhiều chi phí bán hàng và giá vốn - các loại chi phí thay đổi theo quy mô hay còn gọi là biến phí. Một khi quy mô tăng lên thì chi phí cũng sẽ gia tăng đáng kể. Mặt khác,

để mở rộng quy mô, tăng cƣờng sản lƣợng bán ra của ngành thì huy động thêm vốn là điều cần thiết. Do đó, công ty của ngành đang rất muốn tận dụng tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuận thông qua việc sử dụng chi phí một cách hợp lý.

Xu hƣớng tăng lên của DOL và DFL là khá rõ ràng, thể hiện ý đồ mở rộng quy mô và phát triển lợi nhuận của các nhà quản trị ở ngành Thƣơng mại và tác động của đòn bẩy đến rủi ro thể hiện ở mức độ biến thiên lợi nhuận của ngành ở cũng mức khá cao (0,44), tỷ suất lợi nhuận của các công ty trong ngành năm ở mức tƣơng đối cao ( trên 10%). Nhƣ vậy, một lần nữa ta có thể

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro của các công ty niêm yết trên HSX (Trang 51 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)