Tác động của đòn bẩy hoạt động đến rủi ro

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro của các công ty niêm yết trên HSX (Trang 33 - 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Tác động của đòn bẩy hoạt động đến rủi ro

- Xác định độ bẩy hoạt động (DOL):

Nhƣ chúng ta đã biết, đòn bẩy hoạt động đƣợc xác định bằng tỷ lệ giữa biến thiên thay đổi của lợi nhuận hoạt động so với biến thiên thay đổi của sản lƣợng (hoặc doanh thu).

Hoặc công thức liên quan đến kết cấu chi phí :

F V S V S F Q V P V P Q Q DOL         ) ( ) (

Biến thiên về doanh thu hay sản lƣợng ở đây đồng nghĩa với việc công ty gia tăng chi phí hoạt động, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Với động thái này, nếu hoạt động quản lý tốt và kinh doanh thuận lợi, một đòn bẩy hoạt động cao có thể tạo thêm lợi ích cho công ty. Các công ty tận dụng tác động của đòn bẩy hoạt động thông qua việc gia tăng quy mô, mở rộng chi nhánh, cơ sở sản xuất. Nhƣng ngƣợc lại, nếu gặp tình huống khó khăn, công ty sẽ bị hàng loạt các loại chi phí tác động nhƣ máy móc, nhà xƣởng, nhà đất và hệ thống kênh phân phối; sẽ không thể dễ dàng cắt giảm chi phí khi muốn điểu

Q Q EBIT EBIT DOL / /   

chỉnh theo sự thay đổi trong lƣợng cầu. Trong một động thái xấu hơn, nếu nền kinh tế có sự suy thoái, thu nhập của công ty có thể bị sụt giảm nghiêm trọng; hay nói cách khác, chính đòn bẩy hoạt động đã “bẩy” mức lỗ của công ty lên cao.

Vì vậy, khi đo lƣờng đòn bẩy hoạt động thì một trong những yếu tố cơ bản nhất là xác định yếu tố chi phí hoạt động của công ty, cụ thể là biến phí và định phí. Do đó, điều trƣớc tiên phải làm rõ các khoản mục chi phí này trong công ty .

Chi phí biến đổi (biến phí) là những chi phí mà giá trị của nó sẽ thay đổi theo sự thay đổi về quy mô sản xuất. Tổng số của chi phí biến đổi sẽ tăng khi quy mô sản xuất tăng và ngƣợc lại.

Chi phí cố định (định phí) là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi quy mô sản xuất thay đổi.

Dựa vào báo cáo tài chính của các công ty, và phần phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo các yếu tố, ta có thể phân loại biến phí và định phí của công ty nhƣ sau:

- Giá vốn hàng hóa (GVHH): Là chi phí vốn của sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. Ta có thể dễ dàng nhận thấy giá vốn hàng hóa phụ thuộc vào quy mô và sản lƣợng sản phẩm bán ra. Vì vậy, đây là khoản mục chi phí thuộc biến phí.

- Về chi phí bán hàng (CPBH): Đây là khoản mục chi phí khá phức tạp, bao gồm các chi phí :

+ Với biến phí là các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền phục vụ cho việc bán và xuất khẩu hàng hóa: vận chuyển hàng hóa, làm thủ tục, các loại chứng từ, giấy tờ liên quan đến việc bán hàng. Biến phí cũng là khoản lƣơng biến động trên mỗi đơn vị sản phẩm làm ra hoặc đôi khi theo giờ công lao động của ngƣời công nhân lao động. Khoản lƣơng này sẽ

biến động tăng khi công nhân làm việc vƣợt định mức số sản phẩm qui định hoặc định mức giờ công lao động vì ứng với mỗi định mức là một hệ số lƣơng cao hơn.

+ Định phí bao gồm chi phí mua dụng cụ đồ dùng cho việc bán hàng và chi phí cho việc quảng cáo. Chi phí quảng cáo ở đây đƣợc coi là một khoản chi phí cố định bởi nó đƣợc chi theo từng thời kỳ quảng cáo. Định phí là mức lƣơng tối thiểu mà công ty phải trả cho ngƣời lao động trong mọi trƣờng hợp sản xuất kinh doanh của công ty, bao gồm cả khi công ty ngƣng sản xuất hoặc hết đơn đặt hàng... Thông thƣờng, một số công ty khi ngƣng sản xuất sẽ có xu hƣớng sa thải bớt công nhân để giảm đi khoản chi phí trợ cấp, phụ cấp và duy trì một số lƣợng nhân viên cơ hữu cho việc hoạt động lại. Số nhân công này sẽ hƣởng một chính sách lƣơng nhất định trong thời gian đó và đó là khoản chi phí cố định của công ty.

Về chi phí quản lý công ty (CPQL): Nhìn chung đây đa phần là những khoản chi phí cố định. Không hoặc ít thay đổi theo nhu cầu sản xuất hoặc doanh thu. Bao gồm lƣơng cho ngƣời nhân viên quản lý tính theo tháng, vật liệu quản lý, đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ, thuế và các phí,... Về phần lƣơng cho bộ phận quản lý cũng là phần chi phí hỗn hợp, bao gồm mức lƣơng cố định theo từng tháng, năm và các khoản trợ cấp, các khoản trích theo quy định. Đề tài không đi chi tiết vào chi phí tiền lƣơng nên chỉ xem xét trên mức lƣơng trung bình chung.

Về cách phân loại chi phí này, nhìn chung chỉ ở mức tƣơng đối, bởi vì thực tế có nhiều loại chi phí phát sinh rất phức tạp nên khó mà phân biệt đƣợc định phí và biến phí một cách rõ ràng và chính xác nhất.

Đa số các công ty trên thị trƣờng đều có sản phẩm đa dạng, nên việc xác định độ bẩy sẽ thông qua công thức về kết cấu chi phí, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 1.1. Xác định độ bẩy hoạt động

Năm T1 Năm T2 ... Năm Tn

Biến phí (V) GVHH CPBH Phần CPBH thuộc biến phí CPQL Phần CPQL thuộc biến phí Định phí (F) CPBH Phần CPBH thuộc định phí CPQL Phần CPQL thuộc định phí Doanh thu (S) DOL DOL1 = F V S V S    DOL2 DOLn

DOL TB DOLTB = (DOL1+DOL2+…+DOLn)/n

- Đo lường rủi ro của công ty trong giai đoạn nghiên cứu:

Nhƣ đã đề cập ở phần lý luận về rủi ro thì rủi ro đƣợc đề cập ở đây là khả năng xảy ra khác biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Để đo lƣờng rủi ro ngƣời ta dùng phân phối xác suất với hai tham số đo lƣờng phổ biến là hệ số biến thiên và độ lệch chuẩn. Do số lƣợng công ty dùng để nghiên cứu lớn và đến từ nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, nên chỉ tiêu độ lệch chuẩn đôi khi cho chúng ta những kết luận không chính xác khi so sánh rủi ro nếu nhƣ quy mô lợi nhuận kỳ vọng của các công ty và ngành khác nhau. Vì vậy, chỉ tiêu dùng để để xác định rủi ro trong đề tài là hệ số biến thiên, xác định mức độ rủi ro trên mỗi đơn vị lợi nhuận.

Tác giả sử dụng hệ số biến thiên của ROE ( tỷ suất sinh lời trên vốn chủ) để đánh giá rủi ro vì ROE là mục tiêu cuối cùng mà các cổ đông hƣớng tới khi đầu tƣ vào các công ty cổ phần, để xem xét phần vốn đầu tƣ của họ

sinh lời bao nhiêu. Hay nói cách khác, nếu công ty hoạt động ổn định thì lợi nhuận hàng năm có đƣợc thƣờng ít có xu hƣớng hay đổi, từ đó tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ ít biến thiên, hệ số biến thiên thấp và ngƣợc lại. Ngoài ra, ROE có mức độ chính xác cao hơn EPS ( thu nhập trên mỗi cổ phần), do một số công ty công bố số liệu số cổ phiếu giao dịch trên thị trƣờng một cách không rõ ràng và đầy đủ.

Nhƣ vậy, xác định rủi ro công ty thông qua hệ số biến thiên ROE nhƣ sau:

Bảng 1.2. Đo lường rủi ro công ty

Chỉ tiêu Năm T1 Năm T2 ... Năm Tn

ROE ROE1 ROE2 … ROEn

ROE TB ROEAvg = (ROE1+ ROE2+ ROEn)/n

ĐLC ROE 1 - n ) ROE - (ROE = S = σ ∑n 1 = t 2 avg t ROE

Hệ số biến thiên CV = σROE/ROEAvg

- Tác động của đòn bẩy hoạt động đến rủi ro:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài đo lƣờng tác động đòn bẩy đến rủi ro, vì vậy ở đây chúng ta phải xem xét xu hƣớng tác động giữa độ bẩy hoạt động và hệ số biến thiên ROE của các công ty niêm yết trên HSX. Qua nghiên cứu về đòn bẩy hoạt động và tác động của nó, dƣới góc độ là một nhà quản trị tài chính, ta xem xét khi công ty sử dụng đòn bẩy hoạt động tức là đầu tƣ vào chi phí hoạt động trong việc mở rộng quy mô, gia tăng doanh số với mong muốn lợi nhuận sẽ gia tăng hơn sau khi thực hiện đầu tƣ thì sẽ làm lợi nhuận công ty thay đổi nhƣ thế nào. Giả thiết đặt ra là nếu công ty có độ bẩy hoạt động lớn thì tỷ suất lợi nhuận sẽ biến thiên mạnh hơn so với công ty có độ bẩy hoạt động nhỏ. Vì thấy, kết quả nghiên cứu dự kiến có thể sẽ cho ta một số xu

hƣớng sau:

- Tác động của đòn bẩy hoạt động đến rủi ro theo ngành kinh tế :

Bảng 1.3. Giả thiết nghiên cứu về tác động của đòn bẩy hoạt động đến rủi ro theo ngành kinh tế

STT Ngành DOL CV

Cao Thấp Cao Thấp

1 Ngành A X X

2 Ngành B X X

(Nguồn: Giả thiết nghiên cứu của tác giả)

- Tác động của đòn bẩy đến rủi ro theo độ lớn của đòn bẩy (độ bẩy)

hoạt động:

Bảng 1.4. Giả thiết nghiên cứu về tác động của đòn bẩy hoạt động đến rủi ro theo độ bẩy

STT Công ty DOL CV

Cao Thấp Cao Thấp

1 Công ty 1 X X

2 Công ty 2 X X

(Nguồn: Giả thiết nghiên cứu của tác giả)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro của các công ty niêm yết trên HSX (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)