Tình hình kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro của các công ty niêm yết trên HSX (Trang 45 - 47)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Tình hình kinh tế Việt Nam

Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới không tránh khỏi sự ảnh hƣởng từ diễn biến kinh tế toàn cầu. Những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới trƣớc đây đối với Việt Nam đƣợc đánh giá là ít hơn các nƣớc khác trong khu vực, nền kinh tế chỉ mới chững lại nhƣng chƣa rơi vào suy thoái. Sớm nhận thức đƣợc ảnh hƣởng của khủng hoảng, từ chính phủ đã chuyển mục tiêu từ ƣu tiên kiềm chế lạm phát sang ƣu tiên ngăn chặn suy giảm tăng trƣởng, coi trọng ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. Việc hội nhập kinh tế thế giới sẽ ảnh hƣởng đến nền kinh tế Việt Nam thông qua hai thị trƣờng chính là thị trƣờng hàng hoá, dịch vụ và thị trƣờng tài chính.

Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các năm

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2014)

Chúng ta có thể thấy tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam qua các năm kể từ năm 2004. Kết quả cho thấy tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam năm 2007 có mức tăng cao nhất và năm 2009 có mức tăng thấp nhất. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO nên có nhiều cơ hội cũng nhƣ điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế, các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế đều đƣợc hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức kế hoạch. Trong năm 2007, Việt Nam đƣợc xếp vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao trong khu vực. Trƣớc tình hình khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra năm 2008, nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hƣởng đó. Ở giai đoạn này, mức tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,25%, chƣa bằng hai phần ba so với mức trƣớc khủng hoảng. Trong khi đó, trƣớc thời điểm khủng hoảng, Việt Nam luôn đƣợc coi là một trong những điểm sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 7,8%/ năm. Những năm gần đây, sau giai đoạn chững lại do quá trình tái cơ cấu nền kinh tế thì tốc độ tăng trƣởng đang có dấu hiệu phục hồi, tuy chậm nhƣng mang nhiều tín hiệu khả quan: Từ năm 2012 đến năm 2014, kinh tế tăng trƣởng với tốc độ đều đặn và khá chậm rãi, ổn định.

Cuối năm 2014, tăng trƣởng kinh tế đạt 5,98%.

Sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2014 là cơ sở quan trọng để các chuyên gia kinh tế thống nhất quan điểm và đặt ra mục tiêu tăng trƣởng 6,2% trong năm 2015 là hợp lý. Trong năm 2015, Việt Nam sẽ sớm thực hiện các cam kết theo các Hiệp định mới ký kết gồm: Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan. Đồng thời, tiếp tục đàm phán Hiệp định Thƣơng mại Tự do Việt Nam - EU, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) và tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, qua đó tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tốc độ tăng trƣởng kinh tế GDP năm 2015. Việc thực thi các hiệp định thƣơng mại trong thời gian tới sẽ khiến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2015 tăng mạnh hơn so với năm 2014.

Nhƣ vậy, nền kinh tế nƣớc ta đang ngày càng hội nhập với thế giới. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các công ty đại chúng. Để bắt kịp với xu thế phát triển, mở rộng xuất khẩu thì các công ty ngày càng chú trọng hơn đến hoạt động huy động vốn cũng nhƣ đầu tƣ vào công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất và việc sử dụng chính sách đòn bẩy của đang đƣợc quan tâm ở hầu hết các công ty. Tuy nhiên song hành với sự hội nhập là những rủi ro tiềm ẩn nếu các công ty không có những chính sách huy động vốn và quản lý chi phí hợp lý.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro của các công ty niêm yết trên HSX (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)