6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN RỦ
RO CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thông qua những phân tích về tác động của đòn bẩy đến rủi ro của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSX), có thể thấy rằng tác động này biểu hiện tƣơng đối rõ ràng. Đòn bẩy trong công ty bao gồm đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính, biểu hiện thông qua việc công ty sử dụng chi phí hoạt động cố định ( mở rộng quy mô, gia tăng doanh số) và chi phí tài chính cố định (sử dụng nợ vay) để nâng cao lợi nhuận của công ty. Chính vì tác động “bẩy” nên đòn bẩy có thể nâng cao lợi nhuận lên cao nhƣng cũng có thể gây ra rủi ro đến công ty khi sử dụng chi phí không hiệu quả. Và kết quả phân tích cho thấy, yếu tố rủi ro này chính là vấn đề thật sự đối với khá nhiều công ty.
Nghiên cứu cho thấy, hầu hết các công ty nghiên cứu thuộc các ngành cơ bản của nền kinh tế có đòn bẩy ( bao gồm đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính ) tỷ lệ thuận với mức độ biến thiên ROE, đại diện cho rủi ro của công ty. Ở đây tác giả lựa chọn độ lệch chuẩn ROE để đánh giá rủi ro vì có độ chính xác cao hơn độ lệch chuẩn EPS, do hầu hết công ty đều công bố số liệu số cổ phiếu giao dịch trên thị trƣờng một cách không rõ ràng. Tóm lại, có thể nói rằng, công ty nào có đòn bẩy lớn sẽ đi kèm với mức độ rủi ro lớn và ngƣợc lại.
Qua phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro phân theo các ngành kinh tế cơ bản, theo độ lớn và xu hƣớng thay đổi của đòn bẩy, theo quy mô và tính chất sở hữu vốn của công ty, kết quả thu đƣợc phản ánh phần nào mục
đích nghiên cứu của đề tài.
- Đòn bẩy và rủi ro là hai yếu tố tỷ lệ thuận với nhau
Kết quả phân tích cho thấy, ở 25/30 công ty trong nghiên cứu của đề tài, khi một trong hai loại đòn bẩy lớn hoặc cả hai cùng có giá trị lớn thì tỷ số sinh lời trên vốn chủ (ROE) của công ty biến thiên mạnh trong giai đoạn nghiên cứu và ngƣợc lại, nếu công ty có độ bẩy thấp thì ROE cũng ít thay đổi qua các năm; cùng với đó thì 9/11 công ty có độ bẩy tăng dần trong 5 năm gần đây cũng có hệ số biến thiên ROE cao. Kết quả này cho ta cơ sở vững chắc để đánh giá tác động của đòn bẩy lên rủi ro của công ty . Có thể thấy rằng, khi công ty sử dụng đòn bẩy thì đó cũng là lúc công ty phải sẵn sàng đối diện những rủi ro đến từ tác động tiêu cực có thể xảy ra nếu công ty không quản lý tốt chi phí của mình.
- Nhiều ngành kinh tế chủ đạo có độ bẩy cao và rủi ro lớn
Về phía ngành, trong 9 ngành đƣợc phân tích trong đề tài thì có tới 6 ngành có độ bẩy cao và rủi ro lớn. Trong đó những ngành chủ đạo và phát triển nhất ở nƣớc ta là Ngành Sản xuất chế biến, Xây dựng, Thƣơng mại, Công nghệ và truyền thông, Nông-lâm-ngƣ nghiệp và Khai khoáng đều chịu tác động lớn của đòn bẩy khi có độ bẩy cao hoặc có xu hƣớng tăng lên làm cho rủi ro ở những ngành này cũng lớn. Hai ngành Tiện ích cộng đồng và Vận tải kho bãi có biểu hiện ngƣợc lại khi các thông số về độ bẩy thấp và tỷ suất sinh lời ổn định qua nhiều năm, rủi ro thấp. Chỉ có một ngành không đánh giá đƣợc kết quả nghiên cứu do số lƣợng công ty niêm yết quá ít là ngành Dịch vụ lƣu trú và ăn uống.
Nhƣ vậy, trong những năm gần đây, đi đôi với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế thì các công ty cũng rất chú trọng đến việc sử dụng đòn bẩy làm công cụ khuyết trƣơng lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, điều đáng lƣu ý ở đây là mức lợi nhuận bình quân của những ngành sử dụng đòn bẩy cao vẫn
chƣa có bƣớc đột phá so với những ngành ít sử dụng công cụ đòn bẩy, trong khi mức độ rủi ro về sự lên xuống thất thƣờng của tỷ suất sinh lời thì biểu hiện khá rõ rệt. Hay nói cách khác, việc sử dụng đòn bẩy có hiệu quả vẫn là vấn đề chƣa đƣợc giải quyết đối với nhiều công ty và ngành kinh tế.
- Những công ty có sự đầu tƣ vốn của nhà nƣớc hoạt động ổn định và tác động của đòn bẩy đến rủi ro ít hơn khối công ty tƣ nhân
Về phân loại theo công ty có và không có sự đầu tƣ vốn của nhà nƣớc thì những công ty không có hỗ trợ từ phía nhà nƣớc phải đối diện với nhiều thách thức, rủi ro hơn, tỷ suất sinh lợi hàng năm thƣờng xuyên thay đổi. Phía công ty nhà nƣớc có tỷ suất sinh lời cao, ổn định và ít chịu tác động từ yếu tố rủi ro của đòn bẩy. Điều này cho thấy phần nào sự phân hóa trong nền kinh tế, khi mà khối tƣ nhân muốn phát triển, muốn nâng cao lợi nhuận mạnh mẽ thì họ sẵn sàng chấp nhận những rủi ro trong hoạt động của mình. Có thể nói rằng, nếu quản lý chi phí tốt và có một chiến lƣợc kinh doanh hợp lý, tin rằng những công ty ở khối tƣ nhân sẽ phát triển hơn nữa, góp phần làm thị trƣờng chứng khoán nói riêng và nền kinh tế nói chung thêm phần cạnh tranh và sôi động.
- Yếu tố quy mô chƣa phải là yếu tố phân loại rõ ràng để đánh giá tác động của đòn bẩy lên rủi ro
Về đánh giá tác động của đòn bẩy theo quy mô thì kết quả thu đƣợc chƣa có sự phân biệt rạch ròi giữa hai đối tƣợng nghiên cứu là những công ty có quy mô nhỏ và những công ty có quy mô lớn trên thị trƣờng chứng khoán. Tuy nhiên, nhìn chung thì ở những công ty có quy mô nhỏ có độ bẩy cao hơn và có rủi ro lớn hơn so với những công ty có quy mô lớn. Thực tế cho thấy hoạt động của những công ty lớn thƣờng ổn định hơn và những công ty này có tỷ suất sinh lời trung bình cao hơn nhiều so với những công ty nhỏ.
- Sử dụng đòn bẩy chƣa hiệu quả là vấn đề của nhiều công ty hiện nay
Trong quá trình đánh giá tác động của đòn bẩy đến rủi ro, có một đặc điểm cần đƣợc lƣu ý là có một số công ty chƣa sử dụng đòn bẩy có hiệu quả, kết quả là những công ty này có đòn bẩy trung bình lớn, hệ số biến thiên lợi nhuận lớn và tỷ suất lợi nhuận trung bình thấp, dƣới 10%, ví dụ nhƣ: ANV, CMG, DHA, CDC, VNG,…Kết quả tính toán cho thấy, những công ty này sử dụng nhiều chi phí trong quá trình mở rộng hoạt động của mình, điển hình nhƣ chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí bán hàng, chi phí quản lý hay chi phí lãi vay; trong khi đó doanh thu trong những năm gần đây thì không có sự gia tăng, thậm chi là giảm xuống hoặc tăng giảm thất thƣờng.
Nhƣ vậy, việc sử dụng đòn bẩy luôn là con dao 2 lƣỡi, nếu sử dụng hiệu quả có thể đạt đƣợc mức sinh lời nhƣ mong đợi, nhƣng nếu không quản lý tốt chi phí, không tận dụng đƣợc hiệu ứng của đòn bẩy thì nó có thể sẽ là những nhân tố chính gây suy giảm lợi nhuận của công ty , vì đòn bẩy dùng chính những loại chi phí làm điểm tựa cho hiệu ứng tác động của mình. Đáng chú ý trong số 5 công ty trên thì có đến 4 công ty thuộc khối tƣ nhân, không có vốn đầu tƣ của nhà nƣớc. Nhƣ phần đánh giá ở trên thì một lần nữa có thể khẳng định, những công ty có vốn đầu tƣ của nhà nƣớc trên thị trƣờng chứng khoán vẫn có một thế đứng ổn định hơn so với khối tƣ nhân.