Tác động của đòn bẩy đến rủi ro theo tính chất sở hữu vốn của

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro của các công ty niêm yết trên HSX (Trang 83 - 86)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Tác động của đòn bẩy đến rủi ro theo tính chất sở hữu vốn của

của công ty

Nhƣ đã trình bày ở trên, một yếu tố phân loại khác mà tác giả muốn đề cập trong đề tài là tính chất sở hữu của công ty. Nền kinh tế Việt Nam chịu sự quản lý của nhà nƣớc và các công ty trong nền kinh tế cũng có nhiều tác động từ phía nhà nƣớc. Kinh tế nƣớc nhà là nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, vì vậy có nhiều công ty có sự đầu tƣ từ phía nhà nƣớc. Tuy khái niệm doanh nghiệp nhà nƣớc đã không còn từ lâu song vẫn có rất nhiều công ty có vốn đầu tƣ của nhà nƣớc. Vì vậy, phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro của hai thành phần công ty có vốn đầu tƣ của nhà nƣớc và không có vốn đầu tƣ của nhà nƣớc cho chúng ta cái nhìn khách quan hơn về ảnh hƣởng của sự hỗ trợ của nhà nƣớc đến sự thay đổi lợi nhuận của công ty.

Bảng 2.28. Độ bẩy trung bình và rủi ro của các công ty có vốn đầu tư của nhà nước

Công ty DOL DFL ROE

TB CV VNM 1,22 1,01 41,04% 0,15 PGC 2,25 1,27 10,50% 0,31 HAI 1,43 1,29 12,91% 0,33 CLW 1,67 1,03 15,34% 0,14 VSH 1,06 1,01 11,43% 0,22 SBA 1,05 1,95 7,40% 0,4 NCT 1,17 1 74,59% 0,12 STG 2,41 1,01 19,36% 0,04 PVD 1,31 1,17 20,85% 0,1 HOT 1,23 1,01 23,45% 0,23 Trung bình 1,48 1,18 23,69% 0,20

Tác giả lựa chọn 10 công ty có vốn đầu tƣ của nhà nƣớc, ở 9 ngành trên, niêm yết trên sàn giao dịch HSX để đánh giá tác động của đòn bẩy đến rủi ro. Kết quả tổng hợp cho thấy độ bẩy các công ty này ở mức thấp, ít có xu hƣớng tăng lên. Có tới 6/10 công ty có cả độ bẩy hoạt động (DOL) và độ bẩy tài chính (DFL) đều thấp. 4/10 công ty còn lại có một trong hai loại độ bẩy thấp; đặc biệt cũng có tới 6/10 công ty có DFL xấp xỉ bằng 1. Điều này cho thấy đa phần các công ty có sự hỗ trợ vốn của nhà nƣớc ít chú trọng đến việc sử dụng đòn bẩy trong các hoạt động của mình. Kết quả về mức độ thay đổi lợi nhuận trong 5 năm khá phù hợp với độ bẩy khi hệ số biến thiên ROE trung bình của 10 công ty chỉ là 0,2; trong đó cao nhất là 0,4 và thấp nhất là 0,04.

Bảng 2.29. Độ bẩy trung bình và rủi ro của các công ty không có vốn đầu tư của nhà nước

Công ty DOL DFL ROE

TB CV ANV 3,77 4,03 3,47% 0,57 HBC 1,82 2,12 14,40% 0,61 THG 2,25 1,44 16,10% 0,65 CDC 1,44 2,61 5,27% 1,08 SMC 1,86 2,59 10,40% 0,62 MWG 2,04 1,11 62,76% 0,5 ITD 2,24 1,03 14,40% 0,58 CMG 3,45 2,32 5,10% 1,23 VNG 4,1 3,26 1,62% 1,23 HAG 1,24 1,36 12,66% 0,74 Trung bình 2,42 2,19 14,62% 0,78

Nghiên cứu với số lƣợng công ty tƣơng tự dùng để phân tích trong khối công ty tƣ nhân, không có vốn đầu tƣ của nhà nƣớc cho ta một kết quả hoàn toàn trái ngƣợc khi độ bẩy ở những công ty này rất cao và hệ số biến thiên về ROE cũng rất lớn. Kết quả tính toán cho thấy 5/10 công ty có độ bẩy hoạt động (DOL) và độ bẩy tài chính (DFL) đều cao, các công ty còn lại có một trong hai loại độ bẩy cao; đặc biệt có tới 7/10 công ty có độ bẩy có xu hƣớng tăng lên trong suốt 5 năm gần đây, mức trung bình của DOL và DFL đều lớn hơn 2. Kết quả về mức độ thay đổi lợi nhuận trong 5 năm cũng phù hợp với độ bẩy khi khi hệ số biến thiên ROE trung bình của 10 công ty là 0,78; trong đó cao nhất là 1,23 và thấp nhất là 0,5. Một điểm cần xem xét nữa là ROE trung bình của một số công ty rất thấp, có thể là do tác động tiêu cực của đòn bẩy khi các công ty sử dụng chi phí không hiệu quả, dẫn đến gánh nặng về chi phí làm lợi nhuận công ty sụt giảm. Đây cũng là điểm mà những công ty sử dụng yếu tố đòn bẩy cao phải hết sức lƣu ý.

Biểu đồ 2.2. So sánh tác động đòn bẩy đến rủi ro theo tính chất sở hữu vốn

Biểu đồ cho ta thấy cái nhìn tổng quát nhất về phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro của các công ty niêm yết trên HSX theo tính chất sở hữu vốn ( có vốn đầu tƣ nhà nƣớc và không có vốn đầu tƣ nhà nƣớc). Đối với

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 DOL DFL ROE CV

So sánh tác động đòn bẩy đến rủi ro theo tính chất sở hữu vốn

những công ty có sự đầu tƣ vốn từ nhà nƣớc, đa số đều có DFL và DOL ở mức thấp và không có xu hƣớng tăng lên, hoặc xu hƣớng tăng không rõ ràng. Điều này làm cho mức độ biến thiên về ROE ở các công ty này thấp hơn nhiều so với các công ty khối ngoài quốc doanh. Ngƣợc lại, đối với các công ty không có sự đầu tƣ vốn của nhà nƣớc thì hệ số biến thiên ROE lại cao hơn, tức rủi ro ở các công ty này lớn hơn, điều này cũng khá phù hợp với kết quả thống kê cho thấy DOL và DFL các công ty này đều cao và có xu hƣớng tăng lên trong giai đoạn nghiên cứu.

Nhƣ vậy, việc phân tích theo công ty có vốn đầu tƣ của nhà nƣớc và công ty không có vốn đầu tƣ của nhà nƣớc phần nào cho thấy đƣợc rằng các công ty trong khối tƣ nhân có sự đầu tƣ lớn để mở rộng quy mô, gia tăng sản lƣợng bán và huy động vốn từ nhiều nguồn, điều này làm cho rủi ro ở các công ty này cao hơn. Cũng chính vì điều đó nên nếu công ty không hoạt động hiệu quả nhƣ mong muốn, tác động rủi ro có thể làm lợi nhuận của nhiều công ty giảm xuống thấp. Nhƣng đó cũng là một lời thách thức đối với các công ty có vốn đầu tƣ của nhà nƣớc, vốn hoạt động ổn định và ít rủi ro hơn; để thấy rằng sự vƣơn lên mạnh mẽ trong khối công ty này. Trong tƣơng lai gần, nếu có chiến lƣợc kinh doanh hợp lý, tận dụng tốt tác động của đòn bẩy, có thể khối công ty tƣ nhân sẽ đem lại giá trị lợi nhuận và phát triển, lớn mạnh hơn nữa.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro của các công ty niêm yết trên HSX (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)