Phỏng vấn sâu và hiệu chỉnh thang đo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệt may 29 03 (Trang 45 - 48)

6. Kết cấu luận văn

2.4.1. Phỏng vấn sâu và hiệu chỉnh thang đo

Phỏng vấn sâu là kỹ thuật phỏng vấn cá nhân, trực tiếp và không chính thức. Trong phương pháp phỏng vấn này, người được phỏng vấn được hỏi về quan điểm của họ đối với chủ đề nghiên cứu dưới sự điều khiển của người phỏng vấn.

Trong nghiên cứu này đối tượng được phỏng vấn là các cán bộ nhân viên (7 người đại diện cho các bộ phận khác nhau) đang làm việc tại Công ty CP Dệt may 29/3. Nội dung phỏng vấn xoay quanh việc khám phá quan điểm của

người được phỏng vấn về nhu cầu của nhân viên đối với công việc tại Công ty như thế nào, những yếu tố nào làm tác động đến sự hài lòng trong công việc

Sau khi phỏng vấn, hầu hết những người được phỏng vấn đều đồng ý với các nhân tố đo lường sự hài lòng đã đặt ra trong mô hình.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến đã đề nghị nên loại bỏ biến (19) “Chia sẻ và giúp đỡ nhau trong cuộc sống” vì câu này được cho là không phù hợp với điều kiện thực tế. Ngoài ra, không ít ý kiến nhất trí rằng nhân tố (11) “Công việc thú vị” còn chung chung và đã thể hiện phần nào trong các nhân tố khác của công việc, do đó có thể loại bỏ nhân tố này; nhân tố (30) “Địa điểm làm việc thuận tiện” không phù hợp đưa vào nghiên cứu, vì nó chỉ phản ánh lợi ích cá nhân của người lao động.

Một số ý kiến cũng thêm đề xuất mới cho các yếu tố như: “Lãnh đạo hiểu được khó khăn trong công việc của nhân viên”, “Được cập nhật kiến thức phục vụ cho công việc”. Nhìn chung, các yếu tố này tương đương hoặc bao hàm trong các yếu tố đã nêu trong thang đo. Chẳng hạn như “Lãnh đạo hiểu được khó khăn trong công việc” đã được thể hiện ở yếu tố (15) “Lãnh đạo luôn ghi nhận những ý kiến đóng góp của nhân viên”, “Được cập nhật kiến thức phục vụ cho công việc” nằm trong yếu tố (23) “Nhân viên được đào tạo cho công việc và phát triển nghề nghiệp”

Như vậy, sau khi tổng hợp ý kiến của những người được phỏng vấn trong nghiên cứu sơ bộ, thang đo sự hài lòng của nhân viên trong công việc được điều chỉnh như sau:

Bảng 2.2. Thang đo sự hài lòng của nhân viên trong mô hình nghiên cứu

- Nhân tố Tiền lương

(1) Lương cơ bản phù hợp với tính chất công việc; (2) Yên tâm với mức lương hiện tại;

(3) Tiền lương tương xứng với mức độ đóng góp; (4) Các khoản phụ cấp hợp lý

(5) Chính sách thưởng công bằng và thỏa đáng

- Nhân tố Công việc

(6) Công việc thể hiện vị trí xã hội;

(7) Công việc cho phép sử dụng tốt các năng lực cá nhân; (8) Công việc phù hợp với học vấn và trình độ chuyên môn; (9) Công việc tạo điều kiện cải thiện kỹ năng và kiến thức; (10) Áp lực công việc

- Nhân tố Lãnh đạo

(11) Lãnh đạo có tác phong lịch sự, hòa nhã; (12) Khả năng lãnh đạo;

(13) Nhân viên được đối xử công bằng, không phân biệt;

(14) Lãnh đạo luôn ghi nhận những ý kiến đóng góp của nhân viên

- Nhân tố Đồng nghiệp

(15) Sự thân thiện của đồng nghiệp;

(16) Sự phối hợp giữa nhân viên và đồng nghiệp trong công việc; (17) Sự hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau giữa những đồng nghiệp

- Nhân tố Phúc lợi

(18) Chính sách phúc lợi rõ ràng và được thực hiện đầy đủ; (19) Chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm đến người lao động; (20) Chính sách phúc lợi hữu ích và hấp dẫn

- Nhân tố Đào tạo và thăng tiến

(21) Nhân viên được đào tạo cho công việc và phát triển nghề nghiệp;

(22) Nhân viên được hỗ trợ về thời gian và chi phí đi học nâng cao trình độ (23) Cơ hội thăng tiến của nhân viên;

(24) Chính sách thăng tiến của Công ty công bằng

- Nhân tố Điều kiện làm việc

(25) Giờ làm việc hợp lý;

(26) Cơ sở vật chất nơi làm việc tốt;

(27) Môi trường làm việc an toàn, thoải mái, vệ sinh;

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệt may 29 03 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)