Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển hợp tác xã trên địa bàn quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 69 - 71)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Tỷ trọng của kinh tế tập thể trong cơ cấu chung của toàn ngành còn thấp, kinh tế HTX chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể; quy mô của từng HTX còn nhỏ; tốc độ tăng trƣởng của khu vực kinh tế tập thể còn chậm và chƣa ổn định so với các khu vực kinh tế khác.

Việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, đặc biệt là nghĩa vụ nộp thuế của một số TX chƣa tốt, các TX chƣa thực hiện tốt công tác báo cáo định kỳ tình hình hoạt động cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc theo quy định

Hiệu quả hoạt động của các HTX còn thấp, khả năng tích luỹ từ nội bộ để tái đầu tƣ còn thấp, lợi ích mang lại cho xã viên chƣa nhiều.

Nguồn kinh phí để hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể còn hạn chế. Công tác quy hoạch các cụm điểm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp còn hạn chế. Các TX đều có quy mô nhỏ xét cả về xã viên và nguồn vốn hoạt động, đa số là các hộ nông dân nghèo, đất sản xuất ít, thiếu thông tin thị trƣờng, vai trò của xã viên đối với HTX mờ nhạt. Hệ thống HTX trên địa bàn thiếu sự liên kết chặt chẽ khi cùng tham gia một loại hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ để hỗ trợ lẫn nhau và tăng thêm nguồn lực đồng thời chia sẻ rủi ro, tạo sức mạnh cạnh tranh trên thị trƣờng.

Xét theo sự đa dạng hóa các loại hàng hóa, dịch vụ của hệ thống HTX còn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục: chƣa quan tâm xây dựng thƣơng hiệu, thiếu linh hoạt trong việc cung ứng, đa dạng hóa các hình thức hàng hóa, dịch vụ, hầu hết các HTX không có cửa hàng cung ứng vật tƣ hàng hóa, dịch vụ và điểm giới thiệu trƣng bày sản phẩm phục vụ nhu cầu xã viên.

62

hoạt động manh tính đơn lẻ, phạm vi ảnh hƣởng nhỏ hẹp trên quy mô phƣờng, chƣa tạo ra sự ảnh hƣởng bao trùm trên phạm vi rộng lớn toàn quận, thành phố hoặc các địa phƣơng khác trong và ngoài thành phố Đà Nẵng.

Kết quả sản xuất, kinh doanh dịch vụ còn thấp, chƣa hấp dẫn đƣợc nhiều xã viên tham gia HTX. Chƣa quan tâm đến công tác quy hoạch. Việc tổ chức sản xuất và cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra chƣa vững chắc, bị động.

Đội ngũ cán bộ HTX không ổn định, năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến chất lƣợng quản lý, điều hành hoạt động TX đem lại hiệu quả chƣa cao, chƣa khai thác hết tiền năng thế mạnh của địa phƣơng cũng nhƣ tận dụng chƣa triệt để chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc cho HTX.

Mặt khác, trong những năm gần đây, công tác giải tỏa đền bù chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận diễn ra trên diện rộng, các hợp tác xã không tìm đƣợc mặt bằng kinh doanh thích hợp, phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh để ổn định cơ sở sau giải tỏa. Mặt khác, yêu cầu công tác chỉnh trang, mở rộng đô thị về vùng nông thôn, một số HTX nông nghiệp sẽ bị thu hẹp diện tích sản xuất, phải chuyển đổi ngành nghề cho xã viên đòi hỏi sự nhạy bén của các cán bộ quản lý HTX trong việc chọn ngành nghề.

Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện nay của HTX còn manh mún, tài sản cố định chủ yếu là các nhà kho, hệ thống máy móc…đã cũ, lạc hậu, xuống cấp nghiêm trọng, là những khó khăn ảnh hƣởng đến hoạt động của HTX trong quá trình chuyển đổi và phát triển.

Kết quả sản xuất, kinh doanh dịch vụ còn thấp. Đội ngũ cán bộ HTX không ổn định, năng lực và trình độ còn nhiều hạn chế, bất cập.

Nhiều HTX hoạt động không đúng với nguyên tắc, chƣa thực sự tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Hợp tác xã.

Sự liên kết, hợp tác của các TX chƣa chặt chẽ, hiệu quả thấp, vai trò của liên hiệp, liên minh TX chƣa đƣợc phát huy.

63

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển hợp tác xã trên địa bàn quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)