Bên cạnh những mặt đạt đƣợc kể trên, pháp luật quản lý về hộ tịch trên địa bàn Quận Hai Bà Trƣng vẫn còn những hạn chế nhất định, phản ánh thông qua kết quả thực hiện đăng ký hộ tịch trên địa bàn quận.
Thứ nhất, vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật quản lý về hộ tịch, đó là sự tùy tiện trong việc đăng ký, cấp giấy tờ hộ tịch cho công dân, chƣa đảm bảo độ chính xác khi cấp giấy tờ hộ tịch.
Tình trạng đăng ký không kịp thời, chƣa đầy đủ và thiếu chính xác trong đăng ký hộ tịch vẫn còn tồn tại. Sự tùy tiện trong việc đăng ký, cấp giấy tờ hộ tịch đƣợc thể hiện trong những trƣờng hợp sau:
Đăng ký sai thẩm quyền;
Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch không căn cứ vào sổ gốc;
Dễ dãi trong việc cấp giấy tờ hộ tịch nhất là Giấy khai sinh: cótrƣờng hợp nội dung trong bản sao Giấy khai sinh khác với nội dung trong bản chính và khác với nội dung trong sổ gốc; nội dung khai sinh trong sổ Hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân, văn bằng, học bạ của ngƣời đi học đƣợc ghi theo giấy khai sinh nên không phù hợp với bản chính…Sự sai sót này đã để lại nhiều hệ lụy phức tạp và ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời dân;
Khi đăng ký hộ tịch chỉ cấp giấy tờ hộ tịch cho ngƣời đi đăng ký mà không ghi ngay vào sổ hộ tịch;
Sổ hộ tịch bị tẩy xóa nội dung, việc sửa chữa sai sót không thực hiệntheo đúng quy định (không ghi ngày, tháng, năm sửa, không ghi tên ngƣời sửa và không đóng dấu vào nội dung sửa…);
Sổ hộ tịch không ghi chú những sự kiện đặc biệt(đăng ký quá hạn đăng ký lại…)
Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật quản lý về hộ tịch đối với ngƣời dân trên địa bàn Quận còn hạn chế.
Việc tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về hộ tịch đến ngƣời dân tuy đã đƣợc thực hiện khá tốt trên địa bàn Quận nhƣng cũng còn một số hạn chế, vẫn còn tình trạng ngƣời dân chƣa nhận biết đƣợc quyền và nghĩa vụ của mình trong vấn đề hộ tịch, nhiều ngƣời dân chỉ đến khi có con đi học
hoặc phát sinh những việc khác đòi hỏi phải có giấy tờ hộ tịch mới đi đăng ký và phải chứng minh các sự kiện hộ tịch là có thật.... Số liệu đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể. Trong thực tế đã xảy ra tình trạng cán bộ, công chức lợi dụng việc đăng ký quá hạn, đăng ký lại việc sinh để cải chính tuổi trong hồ sơ.
Thứ ba, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch chƣa đồng bộ.
Hộ tịch là vấn đề liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Mỗi cơ quan có thẩm quyền lại có phạm vi nhiệm vụ quyền hạn đƣợc quy định khác nhau. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chƣa đồng bộ đã dẫn đến tình trạng cùng một tiêu chí, nhƣng mỗi ngành có một số liệu thống kê báo cáo khác nhau, điều này đã gây khó khăn cho địa phƣơng trong việc hoạch định chính sách. Cơ chế thông báo những thay đổi liên quan đến hộ tịch của từng cá nhân cũng chƣa đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, nhiều trƣờng hợp không thông báo nên không kịp thời cập nhật những thay đổi về hộ tịch liên quan trong sổ hộ tịch(Ví dụ: do không nhận đƣợc thông báo việc ly hôn để ghi chú vào Sổ đăng ký kết hôn nên mặc dù đã ly hôn vẫn đƣợc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn).
Thứ tư, điều kiện thực hiện của pháp luật quản lý về hộ tịch chƣa đƣợc chuẩn bị tốt nhất.
Pháp luật quản lý về hộ tịch có vai trò là cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch của công dân. Yêu cầu đặt ra là Nhà nƣớc phải có trách nhiệm đăng ký để thực hiện việc quản lý và cũng bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch cho công dân; tuy nhiên, trên thực tế bên cạnh một số bất cập từ quy định của pháp luật, trong nhiều trƣờng hợp, tinh thần, thái độ phục vụ của một bộ phận cán bộ làm công tác hộ tịch chƣa cao, còn gây phiền hà, sách nhiễu; việc thực thi các quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý còn chƣa nghiêm, có
nơi còn buông lỏng quản lý dẫn đến sai phạm bị xử lý kỷ luật, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự; trong một số trƣờng hợp đã có phản ánh về hiện tƣợng tiêu cực, nhƣng lãnh đạo UBND Quận không có biện pháp xử lý kịp thời, vẫn để cho các công chức này tiếp tục làm việc, gây bức xúc cho nhân dân nhất là trong bối cảnh Luật Hộ tịch 2014 mới có hiệu lực, nhiều quy định của Luật chƣa đƣợc hiểu chính xác. Cụ thể là:
Quy định về thủ tục đăng ký các loại việc hộ tịch còn quá nhiều loại giấy tờ khác nhau, lệ thuộc vào nơi cƣ trú đã dẫn đến trƣờng hợp công dân không đáp ứng đủ thì không đƣợc đăng ký;
Công chức trực tiếp giải quyết công việc hộ tịch tự đặt thêm thủ tục giấy tờ khi ngƣời dân có yêu cầu đăng ký hộ tịch. Khi hồ sơ đăng ký hộ tịch chƣa đầy đủ, công chức hộ tịch không hƣớng dẫn một lần mà mỗi lần chỉ hƣớng dẫn một nội dung nên ngƣời dân phải đi lại nhiều lần mới đƣợc giải quyết
Áp dụng quy định của pháp luật để giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch của ngƣời dân một cách máy mócnên một số trƣờng hợp quyền lợi của ngƣời dân giải quyết sai quy định, thậm chí có trƣờng hợp không đƣợc giải quyết.
Bên cạnh đó việc đầu tƣ về cơ sở vật chất hiện đại; hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ chƣa đƣợc triển khai nên việc áp dụng công nghệ thông tin trong đăng ký hộ tịch gặp nhiều trở ngại.