hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài, phù hợp thuần phong mỹ tục của dân tộc, góp phần hội nhận quốc tế.
Bên cạnh những mặt đạt đƣợc đó, pháp luật quản lý về hộ tịch ở nƣớc ta hiện nay còn nhiều bất cập nhƣ: các quy định về quản lý hộ tịch còn tản mát trong nhiều văn bản khác nhau, gây khó khăn khi áp dụng để giải quyết các yêu cầu đăng ký hộ tịch của công dân.
Cơ chế điều chỉnh của pháp luật về hộ tịch vẫn mang tính bị động, giải quyết sự vụ, nhiều tình huống phát sinh trên thực tế chƣa có quy phạm điều chỉnh, Bộ Tƣ pháp phải hƣớng dẫn các địa phƣơng bằng công văn hƣớng dẫn nghiệp vụ.
Vì vậy, để pháp luật quản lý về hộ tịch đƣợc thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn thì văn bản pháp luật quản lý về hộ tịch cần phải có chất lƣợng cao thể hiện ở tính đồng bộ, thống nhất trong nội dung của văn bản; không mâu thuẫn, chồng chéo, phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi, đồng thời đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý nhà nƣớc về hộ tịch.
1.3.3. Công tác tổ chức bộ máy và công chức thực hiện pháp luật quản lý vềhộ tịch hộ tịch
Đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc có ảnh hƣởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề đăng ký và quản lý hộ tịch thể hiện qua các biện pháp, chính sách mà Nhà nƣớc ban hành để có thể đăng ký kịp thời, đầy đủ, chính xác các sự kiện hộ tịch phát sinh.
Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hƣớng dẫn thực hiện pháp luật về hộ tịch cũng nhƣ trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch của các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, hệ thống chế tài xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật quản lý về hộ tịch cũng là yếu tố ảnh hƣởng sâu sắc tới công tác đăng ký và quản lý hộ tịch.
Trình độ, năng lực quản lý và phẩm chất chính trị, đạo đức, tinh thần trách nhiệm, tính chủ động của công chức là những yếu tố quyết định đảm bảo việc tổ chức thực hiện pháp luật đúng đắn, có hiệu quả.