Kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác Hộ tịch bảo đảm đủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quản lý về hộ tịch từ thực tiễn quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 80 - 82)

chuẩn được quy định trong Luật Hộ tịch

Khi triển khai thi hành Luật Hộ tịch năm 2014, công tác cán bộ là vấn đề đặc biệt quan trọng, ở chừng mực nào đó đƣợc coi là vấn đề mấu chốt ảnh hƣởng tới hiệu quả của việc triển khai, thực hiện.

Luật Hộ tịch quy định theo hƣớng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân nhƣng song song với đó thì nó cũng sẽ tạo ra những áp lực cho các cơ quan, cán bộ thực hiện công tác hộ tịch. Do việc tiếp nhận thêm nhiều việc, cũng nhƣ những quy định về tạo điều kiện cho ngƣời dân đƣợc lựa chọn cơ quan đăng ký hộ tịch, thời hạn giải quyết rút ngắn… nên không thể tránh khỏi yêu cầu về tăng cƣờng số lƣợng công chức Tƣ pháp - Hộ tịch. Tuy nhiên, theo điều kiện cần phải tinh giản biên chế nhƣ hiện nay, việc bổ sung thêm biên chế là rất khó khăn. Trong khi công chức Tƣ pháp - Hộ tich ngoài thực hiện công tác tƣ pháp, có khi còn phải kiêm nhiệm thêm nhiều công việc khác nữa. Điều này dễ dẫn đến tình trạng quá tải trong công việc gây ảnh hƣởng đến tiến độ, chất lƣợng của công việc và cũng sẽ cản trở việc học tập, trau dồi nâng cao kiến thức của các cán bộ.

Theo thống kê cho thấy cả nƣớc hiện có 3.150 công chức làm công tác Hộ tịch tại Phòng Tƣ pháp của 704 đơn vị cấp huyện trên cả nƣớc (trung bình 4,47 ngƣời/1 Phòng TP). Tuy nhiên, xuất phát từ sự phân bố dân cƣ, nhu cầu công việc và tình hình cụ thể tại mỗi địa phƣơng nên sự phân bổ biên chế tại các Phòng Tƣ.

Về chất lƣợng, công chức Tƣ pháp - Hộ tịch cần đƣợc chuẩn hóa theo quy định tại Điều 72 Luật Hộ tịch năm 2014. Theo đó, công chức Tƣ pháp - Hộ tịch cấp xã phải có có trình độ từ trung cấp Luật trở lên và đã đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ hộ tịch; công chức làm công tác Hộ tịch tại Phòng Tƣ pháp phải có trình độ cử nhân luật trở lên và đã đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ Hộ tịch.

Đối với một số địa phƣơng, đây không phải là vấn đề lo ngại, bởi hầu hết các cán bộ đều đạt đƣợc tiêu chuẩn này hoặc tại địa phƣơng đã có trƣờng trung cấp luật, trƣờng đại học đào tạo ngành luật nên sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc đào tạo, bồi dƣỡng. Tuy nhiên, đối với nhiều địa phƣơng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, những nơi trình độ dân trí thấp, kinh tế kém phát triển, những địa phƣơng nhân lực vốn đã, đang bị quá tải trong công việc thì vấn đề bồi dƣỡng để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ theo quy định của Luật không phải đơn giản, sẽ khó khăn từ bố trí thời gian, bố trí ngƣời thay thế, kinh phí… hiện có 2.455/3.150 công chức làm công tác Hộ tịch cấp huyện có trình độ đại học luật trở lên (chiếm tỷ lệ gần 78%). Nhƣ vậy còn tới 700 ngƣời (tức 22%) trên tổng cán bộ công chức làm công tác Hộ tịch cấp huyện hiện nay chƣa đạt tiêu chuẩn, trình độ (đại học luật) theo quy định của Luật hộ tịch.

Bên cạnh đó, những nhiệm vụ mới, với những quy định trình tự, thủ tục thay đổi, với việc ứng dụng công nghệ… cũng đòi hỏi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ. Do đó, cần phải thƣờng xuyên có các lớp bồi dƣỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ này. Cần nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức Tƣ pháp - Hộ tịch bằng việc tiêu chuẩn hoá cán bộ tƣơng xứng với tính chất công việc, chức năng, nhiệm vụ mà họ đảm nhiệm cũng nhƣ yêu cầu, đòi hỏi của xu thế phát triển xã hội.

Từ vấn đề bổ sung biên chế, đến bồi dƣỡng nghiệp vụ, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ đều cần phải có sự rà soát kỹ lƣỡng và có kế hoạch thực hiện phù hợp. Để chuẩn hóa đội ngũ công chức Tƣ pháp - Hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014, Bộ Tƣ pháp đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng rà soát, bồi dƣỡng nghiệp vụ hộ tịch và kiện toàn đội ngũ này. Dự kiến đến năm 2016 sẽ chuẩn hóa đội ngũ công chức Tƣ pháp - Hộ tịch và đến trƣớc ngày 01/01/2020 phải hoàn thành việc đào tạo lại đối với toàn bộ đội ngũ này. Cùng với đó, Bộ Tƣ pháp sẽ chủ trì, phố hợp

với Bộ Ngoại giao tổ chức các lớp tập huấn cho viên chức ngoại giao, lãnh sự đƣợc phân công làm công tác Hộ tịch tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nƣớc ngoài. Từ ngày 01/01/2016 (ngày Luật Hộ tịch năm 2014 có hiệu lực thi hành) thì tất cả các địa phƣơng trong cả nƣớc chỉ tuyển dụng mới công chức làm công tác Hộ tịch đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo Luật Hộ tịch năm 2014, đây là tinh thần chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ tại Quyết định số 59/QĐ-TTg ngày 15/01/2015 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch.

Theo đó phải đặt ra yêu cầu trình độ chuyên môn tối thiểu là trung cấp luật. Tuy nhiên việc tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ Tƣ pháp – Hộ tịch cần có sự cân nhắc đúng mức các yếu tố đặc thù trong công tác cán bộ của các vùng, miền, địa phƣơng khác nhau. Theo đó cần có biện pháp quá độ để từng bƣớc hình thành đội ngũ cán bộ công chức Tƣ pháp – Hộ tịch chuyên trách ở những địa bàn khó tạo nguồn cán bộ theo đúng tiêu chuẩn nhƣ khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Việc bố trí cán bộ công chức Tƣ pháp – Hộ tịch ở các khu vực này có thể hạ bớt các tiêu chuẩn về trình độ văn hoá và chuyên môn ở mức phù hợp nhƣng phải có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng để sau một thời gian họ có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu chung của ngạch công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quản lý về hộ tịch từ thực tiễn quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 80 - 82)