Khái niệm quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc bộ xây dựng ở khu vực miền nam (Trang 27 - 28)

7. Kết cấu luận văn

1.2. Quản lý nhà nước đối với độingũ giảng viên các trường đại học công lập

1.2.1. Khái niệm quản lý

Trên thế giới, thuật ngữ quản lý được các nhà khoa học, các nhà quản lý đưa ra với nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau như:

Theo H. Koontz: Quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp nỗ lực giữa các cá nhân để đạt được mục đích của nhóm hay tổ chức. Mục tiêu quản lý là hình thành một mơi trường, trong đó con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất với sự bất mãn cá nhân ít nhất.

Theo F.W Taylor: Quản lý là biết chính xác người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất với giá rẻ nhất.

Ở Việt Nam chúng ta, khái niệm quản lý cũng được các nhà khoa học, các tổ chức khác nhau đưa ra với các khái niệm khác nhau như:

Theo Đại từ điển tiếng Việt, “Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của một số đơn vị, một cơ quan” [94]

Theo giáo trình Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo thì “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan” [92]

Theo PGS-TS Nguyễn Cửu Việt, “Quản lý” là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội, vì vậy mỗi ngành khoa học định nghĩa về quản lý dưới giác độ riêng của mình. Nhưng quan điểm chung nhất về quản lý là do điều khiển học đưa ra. Theo đó, quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. Là tác động định hướng nên có các yếu tố cầu thành là: chủ thể là nơi phát sinh tác động quản lý, khách thể là cái mà tác động quản lý hướng tới - đó là hành vi của đối tượng bị quản lý và mục đích quản lý

là cái đích mà chủ thể hướng tới khi thực hiện sự tác động quản lý. Quan niệm này khơng những phù hợp với q trình tự điều khiển của máy móc tự động hóa, mà cả với động vật, với xã hội lồi người, tức là quản lý xã hội. [92]

Từ nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau như trên, chúng ta có thể khái quát về quản lý như sau: Quan lý là quá trình điều hành, hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ, đơn đốc, kiểm tra (gọi chung là tác động) của chủ thể quản lý đối với các hoạt động, hành vi của đối tượng và khách thể quản lý nhằm hướng tới đạt được các mục tiêu đề ra trong một thời gian nhất định với các chi phí tối thiểu về sức lao động và tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc bộ xây dựng ở khu vực miền nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)