Quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc bộ xây dựng ở khu vực miền nam (Trang 28)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2.Quản lý nhà nước

1.2. Quản lý nhà nước đối với độingũ giảng viên các trường đại học công lập

1.2.2.Quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của các nhà nước trên thế giới.Đó là q trình các cơ quan quyền lực nhà nước dùng hệ thống pháp luật của mình để thực hiện quá trình quản lý, tổ chức và vận hành các mặt của đời sống xã hội.

Cũng giống như khái niệm “quản lý”, quản lý nhà nước cũng có nhiều khái niệm và cách hiểu khác nhau:

Theo Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo: “Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội để thực thi quyền lực nhà nước; là tổng thể về thể chế, về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nước có trách nhiệm quản lí cơng việc hàng ngày của nhà nước, do các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) có tư cách pháp nhân cơng pháp (công quyền) tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà nhà nước đã giao cho trong việc tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của công dân [93].

Theo sách “1200 thuật ngữ pháp lý Việt Nam”: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người do hệ thống cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành dựa trên cơ sở pháp luật để thực hiện luật pháp nhà nước. Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước” [87].

Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng được hiểu là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước nói chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước [92]. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước được hiểu là hoạt động hành pháp - một trong ba loại hoạt động cơ bản của nhà nước, tức là hoạt động chấp hành hiến pháp, luật và điều hành trên cơ sở hiến pháp và các luật đó. Do đó, quản lý nhà nước theo nghĩa rộng bao hàm cả quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp. Cách hiểu này của khái niệm “quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp” chính là nghĩa vốn có của thuật ngữ “quản lý nhà nước” trong khoa học luật hành chính xã hội chủ nghĩa cũng như ở Việt Nam từ trước đến nay[92]. Chủ thể của quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp chủ yếu là tồn bộ hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, quản lý nhà nước cịn được hiểu là “sự biểu hiện khả năng mà xã hội có thể sử dụng để tổ chức và điều chỉnh cuộc sống của mình” [89].

Như vậy, từ một số khái niệm nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng, quản lý nhà nước là sự tác động, điều chỉnh các hoạt động của cá nhân và toàn bộ hành vi xã hội của các cơ quan, tổ chức nhà nước, các cá nhân được nhà nước ủy quyền bằng hệ thống pháp luật để thực thi quyền lực nhà nước, nhằm đảm bảo sự vận hành mang tính ổn định và phát triển của tồn xã hội.

1.2.3. Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập

1.2.3.1. Khái niệm:

Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập là sự tác động, điều chỉnh của các cơ quan quản lý nhà nước lên các hoạt động của đội ngũ giảng viên làm việc tại các trường đại học thông qua hệ thống pháp luật quy định về các quyền, nghĩa vụ, các chế độ chính sách liên quan nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của đội ngũ giảng viên nhằm phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

1.2.3.2. Sự cần thiết và mục tiêu của quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập.

Quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên đại học nói riêng có một vai trị hết sức quan trọng. Đó là cơ sở để đảm bảo thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật, chiến lược của Nhà nước về giáo dục, giáo dục đại học và đội ngũ những người làm công tác giáo dục (bao gồm cả cán bộ làm công tác quản lý giáo dục, giảng dạy, nghiên cứu). Chính các cơ sở pháp lý, nội dung, phương thức, công cụ quản lý sẽ quyết định đến hiệu lực, hiệu quảcủa quá trình quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học. Do đó, quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập là hết sức cần thiết trong bất kỳ mọi hoàn cảnh, đặc biệt là trong giai đoạn nước ta đang tiến hành q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, với mục tiêu trở thành một nước cơng nghiệp, hiện đại vào năm 2020.

Với xu hướng hội nhập quốc tế và trình độ phát triển tri thức nhân loại ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ hiện nay, giáo dục và đào tạo có một vai trị hết sức quan trọng nhằm khơng ngừng nâng cao trình độ dân trí, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu cao của quá trình hội nhập. Do vậy quản lý nhà nước nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo sự hài hòa, hợp lý về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên ở các trường đại học, từ đó đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tồn ngành giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã giao phó.

1.2.3.3. Cơ quan quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập

Đại học công lập là đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước thành lập, chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Và giảng viên các trường đại học cơng lập là viên chức, theo đó quản lý nhà nước đối với giảng viên đại học công lập trước hết là quản lý viên chức theo quy định của Luật Viên chức. Theo quy định của luật này, các cơ quan quản lý nhà nước đối với viên chức nói chung và giảng viên đại học cơng lập nói riêng bao gồm: [86]

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về viên chức.

- Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về viên chức.

- Các cơ quan ngang bộ trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về viên chức.

- Ủy ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về viên chức.

Ngoài ra, tại Điều 48, Luật viên chức cũng quy định: Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ cũng như chưa được giao quyền tự chủ thực hiện các nội dung vềquản lý viên chức theo quy định.

Theo các nội dung nêu trên, giảng viên đại học chịu sự quản lý nhà nước của nhiều cơ quan khác nhau trên cơ sở tuân thủ các quy định của Luật viên chức và các luật và văn bản quy phạm pháp luật khác theo quy định.

1.2.3.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên cáctrường đại học công lập trường đại học công lập

Giảng viên đại học với tư cách là viên chức nhà nước, do vậy nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên đại học trước hết chính là nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ viên chức.

Bộ Nội vụ có trách nhiệm chính trước Chính phủ, theo đó Bộ Nội vụ được quy định có các nhiệm vụ, quyền hạn sau về quản lý nhà nước đối với viên chức. [86] - Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các vă bản quy phạm pháp luật về viên chức;

- Chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ lập quy hoạch, kế hoạch phát triển độingũ viên chức trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc ban hành hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp;

- Quản lý công tác thống kê về viên chức; hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ viên chức, phát triển và vận hành cơ sở dự liệu quốc gia về viên chức;

- Thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước về viên chức; - Hàng năm báo cáo Chính phủ về đội ngũ viên chức.

Theo Điều 44, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012, quy định về nội dung quản lý viên chức như sau [56]:

- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch viên chức;

- Quy định tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức, xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chứctheo chức danh nghề nghiệp và số lượng viên chức làm việc tương ứng;

- Tổ chức thực hiên việc tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bố trí, phân cơng nhiệm vụ, biệt phái, kiểm tra và đánh giá viên chức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức thực hiện thay đổi chức danh nghề nghiệp.

- Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.

- Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và chế độ, chính sách đãi ngộ đối với viên chức.

- Tổ chức thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức. - Giải quyết thôi việc và chế độ nghỉ hưu đối với viên chức. - Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý viên chức.

- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định pháp luật về viên chức. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức.

Hiện tại, chưa có một văn bản riêng nào quy định nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên các trường đại học cơng lập nói riêng. Tuy nhiên giảng viên là một trong những đối tượng điều chỉnh của Luật giao dục đại học, nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên đại học một phần đồng thời là nội dung quản lý nhà nước về giáo dục

đại học. Theo Điều 68, Luật giáo dục đại học năm 2012, thì nội dung quản lý nhà nước về giáo dụcđại học bao gồm [81]

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục đại học.

- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học.

- Quy định khối lượng, cấu trúc chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra tối thiểu của người học sau khi tốt nghiệp; tiêu chuẩn giảng viên; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị cơ sở giáo dục đại học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành giáo trình, tài liệu giảng dạy; quy chế thi và cấp bằng, chứng chỉ.

- Quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; quy định về tiêu chuẩn

đánh giá chất lượng giáo dục đại học, chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học, chuẩn đối với chương trình đào tạo các trình độ giáo dục đại học và yêu cầu tối thiểu để chương trình đào tạo được thực hiện, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục, quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

- Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục đại học.

- Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục đại học.

- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục đại học. - Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đại học.

- Tổ chức, quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục đại học.

- Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều cơng lao đối với sự nghiệp giáo dục đại học.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục đại học.

Từ các nội dung quản lý nhà nước về viên chức cũng như nội dung quản lý nhà nước về giáo dụcđại học, ta có thể nhận thấy nội dung quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên báo gồm các nội dung chính như sau:

(1) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

(2) Quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

(3) Hướng dẫn, quy định và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên.

(4) Quy định và tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, chế độ khen thưởng và kỷ luật.

(5) Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

1.2.3.4.1. Về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về độingũ giảng viên trong các trường đại học công lập. ngũ giảng viên trong các trường đại học cơng lập.

Đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên các trường đại học cơng lập nói riêng được điều chỉnh, quy định trong nhiều văn bản khác nhau, từ các Luật, Pháp lệnh của Quốc Hội đến các Nghị định, Quyết định của Chính phủ; Quyết định của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục - Đào tạo; Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ giáo dục - Đào tạo và các Bộ liên quan. Hầu hếtở tất cả các nội dung quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên đều có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một nội dung hết sức quan trọng trong quá trình điều hành và quản lý xã hội. Thể hiện tính chấp hành và điều hành về mặt quản lý nhà nước đối với giảng viên nói chung và giảng viên các trường đại học cơng lập nói riêng. Trước đây, khi chưa có Luật Viên chức, giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được điều chỉnh, quy định trong Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4

năm 2003. Theo đó, Nghị định số 116/2003/NĐ-CP của Chính phủ đã cụ thể hóa về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Như vậy, việc quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được thực hiện theo quy định này.Để cụ thể và hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Bộ giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 về hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo.

Trước yêu cầu của đổi mới trong công tác quản lý nhà nước về đội ngũ viên chức, năm 2010, Quốc Hội ban hành Luật Viên chức số 58/2010/QH12. Với việc ra đời của Luật này, đội ngũ viên chức nói chung và giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học cơng lập nói riêng được quy định một cách đầy đủ, chi tiết. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng, đầy đủ và cao nhất để các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đội ngũ viên chức, trong đó có đội ngũ giảng viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 và các văn bản hướng dẫn (đặc biệt là Điều lệ Trường đại học theo Quyết định số 70/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 12 năm 2014) thực hiện sau đó thêm một bước quan trọng quy định riêng đối với đội ngũ giảng viên, trong đó có giảng viên các trường đại học đã tạo điều kiện thuận lợi để việc quản lý giảng viên có thêm các cơ sở pháp lý. Nghị quyết số 29, ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc bộ xây dựng ở khu vực miền nam (Trang 28)