Nội dungquản lý nhà nước đối với độingũ giảng viên các trường đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc bộ xây dựng ở khu vực miền nam (Trang 31 - 34)

7. Kết cấu luận văn

1.2.3.4.Nội dungquản lý nhà nước đối với độingũ giảng viên các trường đạ

1.2. Quản lý nhà nước đối với độingũ giảng viên các trường đại học công lập

1.2.3.4.Nội dungquản lý nhà nước đối với độingũ giảng viên các trường đạ

trường đại học công lập

Giảng viên đại học với tư cách là viên chức nhà nước, do vậy nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên đại học trước hết chính là nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ viên chức.

Bộ Nội vụ có trách nhiệm chính trước Chính phủ, theo đó Bộ Nội vụ được quy định có các nhiệm vụ, quyền hạn sau về quản lý nhà nước đối với viên chức. [86] - Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các vă bản quy phạm pháp luật về viên chức;

- Chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ lập quy hoạch, kế hoạch phát triển độingũ viên chức trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc ban hành hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp;

- Quản lý công tác thống kê về viên chức; hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ viên chức, phát triển và vận hành cơ sở dự liệu quốc gia về viên chức;

- Thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước về viên chức; - Hàng năm báo cáo Chính phủ về đội ngũ viên chức.

Theo Điều 44, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012, quy định về nội dung quản lý viên chức như sau [56]:

- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch viên chức;

- Quy định tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức, xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chứctheo chức danh nghề nghiệp và số lượng viên chức làm việc tương ứng;

- Tổ chức thực hiên việc tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bố trí, phân cơng nhiệm vụ, biệt phái, kiểm tra và đánh giá viên chức.

- Tổ chức thực hiện thay đổi chức danh nghề nghiệp.

- Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.

- Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và chế độ, chính sách đãi ngộ đối với viên chức.

- Tổ chức thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức. - Giải quyết thôi việc và chế độ nghỉ hưu đối với viên chức. - Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý viên chức.

- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định pháp luật về viên chức. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức.

Hiện tại, chưa có một văn bản riêng nào quy định nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên các trường đại học cơng lập nói riêng. Tuy nhiên giảng viên là một trong những đối tượng điều chỉnh của Luật giao dục đại học, nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên đại học một phần đồng thời là nội dung quản lý nhà nước về giáo dục

đại học. Theo Điều 68, Luật giáo dục đại học năm 2012, thì nội dung quản lý nhà nước về giáo dụcđại học bao gồm [81]

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục đại học.

- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học.

- Quy định khối lượng, cấu trúc chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra tối thiểu của người học sau khi tốt nghiệp; tiêu chuẩn giảng viên; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị cơ sở giáo dục đại học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành giáo trình, tài liệu giảng dạy; quy chế thi và cấp bằng, chứng chỉ.

- Quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; quy định về tiêu chuẩn

đánh giá chất lượng giáo dục đại học, chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học, chuẩn đối với chương trình đào tạo các trình độ giáo dục đại học và yêu cầu tối thiểu để chương trình đào tạo được thực hiện, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục, quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

- Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục đại học.

- Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục đại học.

- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục đại học. - Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đại học.

- Tổ chức, quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục đại học.

- Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều cơng lao đối với sự nghiệp giáo dục đại học.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục đại học.

Từ các nội dung quản lý nhà nước về viên chức cũng như nội dung quản lý nhà nước về giáo dụcđại học, ta có thể nhận thấy nội dung quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên báo gồm các nội dung chính như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(1) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

(2) Quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

(3) Hướng dẫn, quy định và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên.

(4) Quy định và tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, chế độ khen thưởng và kỷ luật.

(5) Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

1.2.3.4.1. Về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về độingũ giảng viên trong các trường đại học công lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc bộ xây dựng ở khu vực miền nam (Trang 31 - 34)