7. Kết cấu luận văn
1.2. Quản lý nhà nước đối với độingũ giảng viên các trường đại học công lập
1.2.3.4.4. Về Quy định và tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, chính sách
chính sách đãi ngộ, chế độ khen thưởng và kỉ luật.
Lương, các chính sách đãi ngộ cùng với khen thưởng là một trong những động lực kích thích con người làm việc hăng hái, tạo động lực cho người lao động làm việc có năng suất chất lượng và hiệu quả, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị ngày càng phát triển.Trong khu vực nhà nước nói chung cũng như đối với viên chức ở các đơn vị sự nghiệp nói riêng, chính sách lương ln là một trong những nội dung được sự quan tâm không chỉ đối với những đối tượng hưởng lương mà còn là sự quan tâm của hầu hết các cơ quan quản lý. Do đó, chính sách lương, khen thưởng và các chế độ đãi ngộ khác đã, đang và luôn được các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia về kinh tế nghiên cứu để cho ra các khung quy định, với mục tiêu hướng tới sự hợp lý trên cơ sở tính tốn giữa chi phí sức lao động bỏ ra và kết quả công việc thực tế theo ngành nghề, vị trí cơng tác.
Đối với khu vực sự nghiệp công lập, nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, quy định mức lương cơ bản cho các đối tượng là viên chức ở các ngạch, bậc khác nhau. Các quy đinh chung về chế độ tiền lương cho đội ngũ viên chức nói chung có các quy định sau: Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức; Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ về việc quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Thông tư số 08/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.Gần đây nhất, Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Và thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định này số 05/2016/TT-BNV, ngày 10 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập củ Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Đối với viên chức là giảng viên trong các trường đại học và đại học cơng lập nói riêng có các văn bản quy phạm pháp luật để quy định và hướng dẫn thực hiện chính sách về tiền lương, phụ cấp thu nhập cũng như các chế độ liên quan tới khen thưởng, kỷ luật như sau:
Về chính sách lương, thu nhập và các chế độ khuyến khích khen thưởng: Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập; Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT- BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ- TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập; Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo;Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT- BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 30/12/2011 của Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động thương binh và xã hội về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo; Thông tư
liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, ngày 08 tháng 03 năm 2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Thông tư liên tịch số 28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 06 tháng 11 năm 2015 về việc hướng dẫn thực hiện bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập. Thông tư liên tịch số 29/2015/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH, ngày 20 tháng 11 năm 2015 về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 30/12/2011 của Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động thương binh và xã hội về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
Khen thưởng, kỷ luật là một trong những biện pháp vừa kích thích tinh thần, ý thức, trách nhiệm trong việc hồn thành các cơng việc theo chức năng và nhiệm vụ được phân công, vừa là chế tài cần thiết để đảm bảo việc quản lý viên chức, giảng viên thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung quy định của pháp luật về viên chức cũng như quy định liên quan tới giảng viên các làm công giảng dạy tại các trường đại học công lập. Hiện nay, tất cả các cơ quan nhà nước nói chung và các đơn vị sự nghiệp cơng lập nói riêng đang thực hiện chế độ thi đua khen thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định chung của Luật thi đua khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2013. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng số 47/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2015; Luật số 39/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội. Luật thi đua khen thưởng là cơ sở pháp lý cao nhất trong công tác khen thưởng, kỷ luật. Dưới Luật thi đua khen thưởng có nhiều Nghị định, Thơng tư hướng dẫn cụ thể, chi tiết để các đối tượng liên quan thực hiện nhằm mang lại kết quả cao nhất, đạt được các mục tiêu đề ra, đảm bảo sự khách quan, công bằng, đúng các quy định của pháp luật.Riêng đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học nói chung và đại học cơng lập nói riêng,
nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được xây dựng và ban hànhnhằm kịp thời động viên, khích lệ đội ngũ giảng viên thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chính trị của mình, đồng thời tơn vinh các cá nhân, tập thể có các thành tích tiêu biểu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Để ghi nhận những đóng góp của cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết địnhsố 26/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp giáo dục”. Trên cơ sở Quyết định này, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 27/2005/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 8 năm 2005 về Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”. Bên cạnh danh hiệu Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn ban hành Thông tư số 07/2006/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 3 năm 2006 về Hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú. Thông tư này ra đời là sự thống nhất giữa Bộ giáo dục Đòa tạo và Ban thi đua khen thưởng Trung ương trên cơ sở căn cứ là Nghị định số 121/2005/NĐ- CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;Gần đây nhất Chính phủ ban hanh Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2015 Quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”. Đây là cơ sở mới và gần nhất để các cơ quan liên quan thực hiện việc đề nghị danh hiệu cao quý này cho các cá nhân đủ các thành tích theo quy định.Cơng tác thi đua khen thưởng ngành giáo dục còn được Bộ giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 35/2015/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2015 về việc hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng ngành giáo dục.
Bên cạnh công tác thi đua, khen thưởng thì các quy định liên quan tới kỷ luật cũng được ban hành nhằm đảm bảo việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật. Đảm bảo kỷ cương chung trong toàn ngành giáo dục. Đối với giảng viên đang công tác giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học công lập phải
chịu sự điều chỉnh, quy định chung về kỷ luật theo quy định của Luật viên chức và được cụ thể hóa trọng Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 04/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.