Tổng quan về các Trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc bộ xây dựng ở khu vực miền nam (Trang 49)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Tổng quan về các Trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền

vực Miền Nam

2.1.1 Tổng quan về Bộ Xây dựng.

Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật[86].

Bộ Xây dựng hoạt động theo Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng. Nghị định này được ban hành dựa trênLuật tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10 (hiện tại Luật này đã hết giá trị và được thay thế bằng Luật số 76/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015).Về cơ cấu tổ chức, hiện nay Bộ Xây dựng có 25 đơn vị cấp vụ, cục và tương đương. [92]

Bên cạnh các đơn vị chun mơn giúp việc, Bộ xây dựng cịn quản lý các đơn vị hành chính sự nghiệp cơng lập. Theo quyết định số 555/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2014, của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng thì có 32 đơn vị sự nghiệp cơng trực thuộc. Trong đó có 02 viên, 04 Trường đại học, 09 Trường Cao đẳng, 07 Trường Trung cấp, 02 Bệnh viện, 04 Trung tâm điều dưỡng, 02 Ban quản lý dự án đầu tư và 01 Nhà xuất bản.

2.1.2. Tổng quan về các Trường đại học thuộc Bộ Xây dựng và các trường đại học thuộc Bộ xây dựng ở khu vực Miền Nam.

Hiện nay Bộ Xây dựng có 04 Trường đại học trực thuộc, bao gồm: Miền bắc có trường đại học Kiến trúc Hà Nội; Miền trung có trường đại học Xây dựng Miền Trung; miền nam có trường đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và trường đại học Xây dựng miền Tây. Nhìn chung, các trường đại học này thực hiện nhiệm vụ đào tạo các ngành nghề mà Bộ Xây dựng được Chính phủ phân cơng quản lý nhà nước như Kiến trúc, Xây dựng, Quy hoạch, Kỹ thuật hạ tầng đô thị, quản lý nhà ở và bất động sản. Trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng trên mọi lĩnh vực, các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng đã tích cực, chủ động xây dựng các chương trình đào tạo liên kết, hợp tác quốc tế và trở thành các đối tác quan trọng với các trường đại học có cùng chuyên ngành uy tín trên thế giới.

Các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng hầu hết có lịch sử phát triển tương đối dài, gắn liền với sự phát triển lịch sử đất nước trước và sau giai đoạn đấu tranh dành độc lập và giải phóng dân tộc năm 1976.Cùng với bề dày lịch sử, các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự ngiệp giáo dục đào tạo chung của đất nước cũng như góp phần quan trọng đối với sự phát triển chung của ngành Xây dựng.

Ở khu vực Miền Nam, Trường đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và Trường đại học Xây dựng Miền Tây được xem là hai trường trọng điểm, giúp Bộ Xây dựng đào tạo ra nhân lực các ngành Kiến trúc, Kỹ sư các ngành Xây dựng, Hạ tầng… phục vụ trực tiếp cho nhu cầu thị trường lao động lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Đơng Nam bộ và các tỉnh Miền Tây Nam Bộ. Đồng thời đào tạo chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức quản lý và công tác trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập rộng khắp không chỉ trong khu vực mà trên toàn quốc. Hàng năm, số lượng sinh viên tốt nghiệp và có việc làm đúng chuyên ngành (theo số liệu mới nhất Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh là 91.02% và Trường đại học Xây dựng Miền Tây là 94.8% sinh viên tốt nghiệp có việc làm) - (theo Website của các trường)là minh chứng cụ

thể cho sự phát triển, vai trị cũng như những đóng góp cho ngành Xây dựng và cả nước nói chung trong q trình đơ thị hóa và hội nhập quốc tế.

2.1.3 Tổng quan về giảng viên các trường Đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng

Theo số liệu mới nhất công bố của các trường đại học Công lập thuộc Bộ Xây dựng, tổng số giảng viên của các trường như sau:

Về số lượng, học hàm, học vị và bằng cấp chun mơn: (số liệu tính đến 31/12/2016) Tỷ lệ % Tên Trường Số GS P.GS TS ThS ĐH GV có lượng trình độ SĐH Đại học Kiến trúc 474 29 101 299 45 90.51 Hà Nội Đại học Xây dựng 202 2 17 131 52 74.26 Miền Trung Đại học Kiến trúc 317 6 54 234 23 92.74 TP. Hồ Chí Minh Đại học Xây dựng 178 2 13 125 38 78.65 Miền tây Tổng cộng 1171 39 185 789 158 86.51

Số liệu trên được minh họa lại qua biểu đồ sau:

CƠ CẤU GIẢNG VIÊN THEO TRÌNH ĐỘ & TỶ LỆ GV SAU ĐẠI HỌC Số lượng GS P.GS TS ThS ĐH Tỷ lệ % GV có trình độ SĐH 90.51 74.26 92.74 78.65 86.51 158 45 52 23 38 789 299 234 131 125 185 101 54 29 17 13 39 2 6 2 474 202 317 178 1171

ĐẠI HỌC KIẾN ĐẠI HỌC XÂY ĐẠI HỌC KIẾN ĐẠI HỌC XÂY TỔNG CỘNG

TRÚC HÀ NỘI DỰNG MIỀN TRÚC TP. HỒ CHÍ DỰNG MIỀN TÂY

TRUNG MINH

Biểu đồ: 2.1.3: Cơ cấu học hàm, học vị và bằng cấp chuyên môn giảng viên các trường đại

học thuộc bộ Xây dựng – Tỷ lệ giảng viên sau đại học

Theo thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo, năm học 2015-2016 cả nước có 163 trường đại học cơng lập với số giảng viên là 55.401 giảng viên [96]. Như vậy, tổng số các trường Đại học thuộc Bộ Xây dựng chiếm tỷ lệ 2.45%/tổng số trường đại học công lập và tổng số giảng viên chiếm 2.11%/ tổng số giảng viên đại học ở các trường đại học cơng lập trên tồn quốc. Với tỷ lệ này có thể được xem là phù hợp trong tỷ lệ giữa số lượng trường và số lượng giảng viên chung của toàn quốc.

Qua bảng số liệu và biểu đồ 2.1.3 có thể thấy rằng, hiện nay tỉ lệ giảng viên có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số giảng viên của trường.Số lượng giảng viên có học vị Tiến sỹ chiếm tỷ lệ 15.79%. Số liệu này so với số liệu hiện nay của cả nước là 13.59% thì rõ ràng các trường Đại học thuộc Bộ Xây dựng có tỷ lệ cao hơn (2.2%). Tuy nhiên, để đạt được như chỉ tiêu trong Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020 về tỷ lệ giảng viên

xây dựng và thực hiện các chiến lược liên quan tới đội ngũ giảng viên để đáp ứng yêu cầu chung của cả nước.

Một tỉ lệ đáng quan tâm trong cơ cấu về trình độ của giảng viên đại học thuộc Bộ Xây dựng hiện nay đó là giảng viên có trình độ đại học. Theo bảng số liệu thì số giảng viên này chiếm tỷ lệ tuy khơng cao (chỉ 13.49%). Nhưng theo quy định thì “Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên” [81]. Trường hợp đặc biệt ở một số ngành chuyên môn đặc thù do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo quy định” [81]. Trong đó hai trường đại học Xây dựng Miền trung và đại học Xây dựng Miền tây có tỷ lệ khá cao (chiếm trên 20%/tổng số giảng viên). Như vậy rõ ràng số lượng giảng viên này không đạt tiêu chuẩn để trực tiếp giảng dạy trình độ đại học nếu chiếu theo quy định về chuẩn giảng viên đại học theo Luật giáo dục Đại học.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường Đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở miền Nam

2.2.1. Bộ máy tổ chức, quản lý ở các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam.

Hiện nay, các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam đều có cơ cấu tổ chức và hoạt động đảm bảo quy định về Cơ cấu tổ chức theoĐiều 14 của Luật Giáo dục đại học. Theo đó, Bộ máy tổ chức, quản lý của các trường cơ bản được tổ chức theo sơ đồ sau:

Hội đồng Trường

Ban Giám hiệu

Hội đồng Khoa học Trường

Các khoa chuyên Các phòng, ban chức Các đơn vị dịch vụ

ngành năng

Công tác quản lý viên chức nói chung và giảng viên nói riêng ở các trường đại học phía sau các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì trách nhiệm được ủy quyền trước hết và cao nhất thuộc về Hiệu trưởng nhà trường. Giúp việc cho Hiệu trưởng có các Phó Hiệu trưởng cũng như các đơn vị trực thuộc. Trong đó, Phịng Tổ chức Nhân sự có chức năng chính giúp Hiệu trưởng thực hiện các nội dung liên quan tới quản lý toàn thể viên chức và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về các vấn đề liên quan. Bên cạnh đó, các khoa chun ngành có trách nhiệm đảm bảo việc phân cơng giảng dạy, theo dõi, đơn đốc q trình thực hiện nhiệm vụ của giảng viên thuộc đơn vị. Là đơn vị trực tiếp triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy chế, quy định của Nhà trường đến đội ngũ giảng viên trong khoa.

2.2.2. Hoạt động quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường Đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam

2.2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch, quy hoạch đội ngũ giảng viên

Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch đội ngũ giảng viên được xem là một trong những nội dung hết sức quan trọng. Là một trong những cơng việc mang tính then chốt nhằm đảm bảo ln có một đội ngũ đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn khơng chỉ ở thời điểm hiện tại mà cịn phục vụ cho tương lai, từ đó ln kịp thời thực hiện thành công mọi nhiệm vụ trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đây cũng được xem là bước đầu tiên mang tính nền tảng để xây dựng và định hình về chiến lược phát triển, đặc biệt là chiến lược đổi mới phương pháp dạy và học trong thời đại mới.

Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ còn giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng đơn vị có được bức tranh tổng thể về đội ngũ giảng viên, từ đó làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa các chức danh lãnh đạo, vị trí cơng tác chun mơn. Đồng thời giúp cho đội ngũ giảng viên tự xây dựng và hồn thiện bản thân, qua đó khơng ngừng tăng thêm các kiến thức về lý luận chính trị, năng lực quản lý, điều hành, lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ chính trị

của mình, góp phần tích cực trong việc hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trong năm hoặc giai đoạn cụ thể của đơn vị.

Cũng như các trường đại học cơng lập trên tồn quốc, các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực miền Nam thực hiện công tác xây dựng và quy hoạch đội ngũ giảng viên của đơn vị mình dựa trên các quy định chung nhất của pháp luật. Trong đó, gần nhất là các Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam, các hướng dẫn, thông tư của Bộ Nội vụ và Bộ giáo dục và Đào tạo, đồng thời theo các quy định, hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Bên cạnh đó, chiến lược phát triển của Trường cũng là một trong những căn cứ sát thực để thực hiện công tác xây dựng, quy hoạch đội ngũ giảng viên. Cụ thể các căn cứ là: Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, trong đó nêu rõ: “Thực hiện đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng với phương án kết hợp đào tạo trong và ngồi nước để đến năm 2020 có 25% giảng viên đại học và 8% giảng viên cao đẳng là tiến sỹ” [45]. Như vậy, theo chiến lược này thì đến năm 2020 tỷ lệ giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ là 25% trên tổng số giảng viên. Rõ ràng đây là một chỉ tiêu hết sức mạnh bạo được xây dựng trên các cơ sở phân tích các hạn chế, yếu kém cũng như đánh giá các điều kiện khó khăn, thuận lợi trong tương lai, với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đáp ứng kịp thời và hoàn thành các mục tiêu trong chiến lược đã đề ra.Bên cạnh đó, quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án đào tạo giảng viên có trình độ Tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 với các mục đích: [53]

Tăng cường cơng tác đào tạo tiến sĩ cả về quy mô và chất lượng, nhằm nâng cao trình độ, năng lực chun mơn, nghiên cứu, giảng dạy và quản lý đại học tiên tiến của đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng.

Tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trong các trường đại học, cao đẳng của cả nước, phấn đấu đến năm 2020, đào tạo bổ sung được ít nhất 20.000 tiến sĩ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam.

Nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo tiến sĩ trong nước, tranh thủ và phát huy mạnh mẽ sự hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo, đặc biệt trong đào tạo tiến sĩ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường đại học, của giảng viên và cán bộ nghiên cứu của Việt Nam.

Tạo cơ sở vững chắc để đổi mới cơ bản và toàn diện hệ thống giáo dục đại học Việt Nam; từng bước đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập với nền giáo dục đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Quyết định này cũng đã nêu rõ trách nhiệm của các Trường là: “Các trường đại học, cao đẳng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo giảng viên của trường mình, chủ động chuẩn bị tốt nguồn giảng viên cử đi đào tạo theo kế hoạch; tham gia vào công tác tuyển chọn và quản lý giảng viên của cơ sở mình được cử đi đào tạo tiến sĩ.” [53]

Bên cạnh đó, để giúp các trường có được định hình và chọn lựa mơ hình trường học, kèm theo đó là tỉ lệ giảng viên tương ứng, Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2015/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2015 Quy định về tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học, Nghị định này nêu rõ tiêu chuẩn về số lượng giảng viên có trình độ Tiến sỹ tương ứng cho các loại hình trường.

Từ các chiến lược, quyết định nêu trên, thực tế ở hai trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam đã thực hiện nội dung công tác này bằng việc cử viên chức là giảng viên đi học tiế sĩ ở nước ngoài, số lượng tiến sĩ tăng lên hàng năm, cụ thể qua các số liệu sau:

Tăng/giảm Năm GS P.GS TS ThS ĐH Tổng (%) so với năm trước gần nhất Năm 2005 2 13 109 103 227 100 Năm 2006 2 13 116 130 261 114.98 Năm 2007 1 12 124 136 273 104.60 Năm 2008 1 16 143 157 317 116.12 Năm 2009 0 16 160 150 326 102.84 Năm 2010 2 19 163 141 325 96.69 Năm 2011 2 23 192 126 343 105.54 Năm 2012 2 25 210 89 326 95.04 Năm 2013 6 24 228 72 330 101.23 Năm 2014 5 34 230 50 319 96.67 Năm 2015 5 37 242 28 312 97.81 Năm 2016 5 44 231 23 303 97.12

Bảng 2.2.2.1 a. Số lượng giảng viên thuộc trường đại học Kiến trúc TP. HCM qua các năm (Nguồn:

Báo cáo đề nghị Khen thưởng Huân chương Lao động hạng 2 (lần 2) của Trường đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Trường – 26/10/2016)

Từ bảng số liệu trên dùng để vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi về đội ngũ giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc bộ xây dựng ở khu vực miền nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)