Về hướng dẫn, quy định và tổ chức thực hiện các quy định pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc bộ xây dựng ở khu vực miền nam (Trang 39 - 43)

7. Kết cấu luận văn

1.2. Quản lý nhà nước đối với độingũ giảng viên các trường đại học công lập

1.2.3.4.3. Về hướng dẫn, quy định và tổ chức thực hiện các quy định pháp

định pháp luật về tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên.

Với bất kỳ cơ quan hay tổ chức nào, việc bổ sung đội ngũ nhân sự, quản lý, sử dụng, đào tạo cũng như bồi dưỡng để phát triển là điều hết sức quan trọng. Với trường đại học, các nội dung này càng quan trọng hơn khi mà chất lượng viên chức (trong đó có giảng viên) khơng chỉ quyết định đến uy tín, chất lượng đào tạo, sự phát triển của nhà trường mà còn quyết định đến chất lượng nguồn lực lao động của toàn xã hội (bởi đại học là nơi đào tạo lao động chất lượng cao cho xã hội, từ đó quyết định một phần năng suất, chất lượng lao động của toàn xã hội). Do đó việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ln được chú trọng thực hiện mang tính thường xuyên, liên tục.

Tuyển dụng được hiểu là việc thu hút những người lao động có trình độ từ lực lưỡng lao động trong xã hội. Là quá trình đánh giá các ứng viên ở nhiều khía cạnh khác nhau dựa trên các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, nhằm tìm ra ứng viên phù hợp nhất theo như mong muốn của nhà tuyển dụng. Việc tuyển dụng ở mỗi cơ quan khác nhau có thể khác nhau về phương thức, các bước tuyển dụng. Song đối với các trường đại học công lập với vị trí là đơn vị sự nghiệp cơng phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước về tuyển dụng. Hiện nay, Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện các nội dụng liên quan đến tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng.Theo đó, Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã quy định chi tiết. Sau nghị định số 29/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 là các Thông tư số 12/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức; Thông tư 15/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức; Thơng tư 16/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; quy chế thi thăng hạng

chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.

Cùng với các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ giáo dục và Đào tạo cũng ban hành các Thông tư liên tịch, thông tư riêng của Bộ liên quan tới công tác quản lý, sử dụng, đào tạo giảng viên như: Thông tư 06/2011/TTLT-BNV- BGDĐT ngày 06/62011 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Thơng tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về thời gian làm việc của giảng viên.Sau khi Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 12/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức thì Bộ giáo dục và đào tạo phối hợp với Bộ Nội vụban hành Thông tư số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNVThông tư liên tịch quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học cơng lập. Chính thơng tư này là văn bản gần nhất để các trường đại học căn cứ xếp hạng chức danh giảng viên đang giảng dạy tại đơn vị mình.

Việc tuyển dụng viên chức nói chúng và giảng viên nói riêng của các trường đại học cơng lập có thể có nhiều mục đích khác nhau giữa trên chiến lược phát triển nguồn nhân sự chất lượng cao của đơn vị. Tuy nhiên, một trong những căn cứu quan trọng để xác định số lượng tuyển dụng là vị trí tuyển dụng. Việc xác định vị trí tuyển dụng là căn cứ vào thực tế, yêu cầu của công việc và định hướng cho một tương lai gần hoặc xa. Để giúp cho các đơn vị sự nghiệp cơng lập có cơ sở xác định ví trí việc làm của cơ quan, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp cơng lập. Nghị định này cùng với Thông tư số số 14/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là hai văn bản pháp quy để căn cứ thực hiện công tác tuyển dụng, cũng như

“nguyên tắc, căn cứ, phương pháp, trình tự, thủ tục xác định vị trí việc làm và thẩm quyền quản lý vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp cơng lập” [59].

Đào tạo và bồi dưỡng viên chức nói chung và giảng viên nói riêng trong các cơ sở giáo dục cơng lập là hoạt động nhằm trang bị và nâng cao kiến thức, năng lực cơ bản của đội ngũ giảng viên, nhằm xây dựng đội ngũ này có đủ phẩm chất, trình độ năng lực để làm tốt những công việc mà họ được giao, trong đó đào tạo là một q trình truyền thụ kiến thức mới một cách cơ bản, để người viên chức lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng một cách có hệ thống, người viên chức sẽ có những văn bằng mới hoặc cao hơn trình độ trước khi được đào tạo. Cịn bồi dưỡng là q trình hoạt động bổ sung thêm kiến thức, cập nhật những vấn đề mới có liên quan đến cơng việc đang đảm nhiệm hoặc hoạt động đang thực hiện. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành đã hết sức quan tâm đến vấn đề này.Theo đó, nhiều chính sách đã được xây dựng và đưa vào thực hiện. Trong số đó cần kể đến Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 về phê duyệt đề án đào tạo giảng viên có trình độ Tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 (hay thường gọi là đề án 911). Quyết định này hướng tới các mục tiêu: Tăng cường công tác đào tạo tiến sĩ cả về quy mô và chất lượng, nhằm nâng cao trình độ, năng lực chun mơn, nghiên cứu, giảng dạy và quản lý đại học tiên tiến của đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng; Tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trong các trường đại học, cao đẳng của cả nước, phấn đấu đến năm 2020, đào tạo bổ sung được ít nhất 20.000 tiến sĩ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam; Nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo tiến sĩ trong nước, tranh thủ và phát huy mạnh mẽ sự hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo, đặc biệt trong đào tạo tiến sĩ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường đại học, của giảng viên và cán bộ nghiên cứu của Việt Nam; Tạo cơ sở vững chắc để đổi mới cơ bản và toàn diện hệ thống giáo dục đại học Việt Nam; từng bước đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập với nền giáo dục đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới [53].

Để làm rõ quyết định số 911/QĐ-TTg, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012 về việc ban hành quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020”. Thông tư 35/2012/TT-BGDĐT quy định chặt chẽ về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của nghiên cứu sinh cũng như trách nhiệm của các trường cử giảng viên đi đào tạo. Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nội vụ quy định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức. Thông tư này quy định, hướng dẫn về hình thức, nội dung, chương trình và quản lý cấp phát, sử dụng chứng chỉ đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức. Trong đó nội dung đào tạo, bồi dưỡng bao gồm: Lý luận chính trị; chun mơn, nghiệp vụ; kiến thức quản lý hành chính nhà nước, pháp luật; năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý; các nguyên tắc về hoạt động nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức bổ trợ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế [42]. Bên cạnh hướng dẫn chung của Bộ Nội vụ thì Bộ giáo dục và Đào tạo cũng ban hành các thông tư riêng nhằm cụ thế hơn để phù hợp với đặc thù, mục tiêu, chiến lược của ngành giáo dục, cụ thể như Thông tư số 12/2013/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 4 năm 2013 ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học. Thông tư số 20/2013/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2013 ban hành quy định về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học. Với hai thông tư này, các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các trường đại học có cơ sở khơng chỉ về mặt nâng cao chất lượng đội ngũ mà còn là cơ sở chuẩn hoá các chức danh giảng viên theo quy định. Tạo điều kiện thuận lợi lợi về mặt quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên liên quan tới tiêu chuẩn giảng viên đại học.

Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 163/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 01 năm 2016 về việc Phê duyệt đề án đào tạo cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2020. Quyết định này đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể và giao trách nhiệm cho các cơ quan liên quan xây dựng các chương trình, kế

hoạch cụ thể để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức (trong đó có đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập) trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc bộ xây dựng ở khu vực miền nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)