7. Kết cấu luận văn
1.2. Quản lý nhà nước đối với độingũ giảng viên các trường đại học công lập
1.2.3.4.1. Về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về độingũ giảng
Đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên các trường đại học cơng lập nói riêng được điều chỉnh, quy định trong nhiều văn bản khác nhau, từ các Luật, Pháp lệnh của Quốc Hội đến các Nghị định, Quyết định của Chính phủ; Quyết định của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục - Đào tạo; Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ giáo dục - Đào tạo và các Bộ liên quan. Hầu hếtở tất cả các nội dung quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên đều có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một nội dung hết sức quan trọng trong quá trình điều hành và quản lý xã hội. Thể hiện tính chấp hành và điều hành về mặt quản lý nhà nước đối với giảng viên nói chung và giảng viên các trường đại học cơng lập nói riêng. Trước đây, khi chưa có Luật Viên chức, giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được điều chỉnh, quy định trong Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4
năm 2003. Theo đó, Nghị định số 116/2003/NĐ-CP của Chính phủ đã cụ thể hóa về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Như vậy, việc quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được thực hiện theo quy định này.Để cụ thể và hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Bộ giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 về hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo.
Trước yêu cầu của đổi mới trong công tác quản lý nhà nước về đội ngũ viên chức, năm 2010, Quốc Hội ban hành Luật Viên chức số 58/2010/QH12. Với việc ra đời của Luật này, đội ngũ viên chức nói chung và giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học cơng lập nói riêng được quy định một cách đầy đủ, chi tiết. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng, đầy đủ và cao nhất để các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đội ngũ viên chức, trong đó có đội ngũ giảng viên.
Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 và các văn bản hướng dẫn (đặc biệt là Điều lệ Trường đại học theo Quyết định số 70/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 12 năm 2014) thực hiện sau đó thêm một bước quan trọng quy định riêng đối với đội ngũ giảng viên, trong đó có giảng viên các trường đại học đã tạo điều kiện thuận lợi để việc quản lý giảng viên có thêm các cơ sở pháp lý. Nghị quyết số 29, ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Tiếp theo Luật giáo dục, ngày 24 tháng 10 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục Đại học. Việc ra đời các văn bản quy phạm này đã tạo thêm các hành lang pháp lý căn bản, vững
chắc cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Cụ thể thêm một bước các nội dung, phương thức quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học, trong đó có giảng viên các trường đại học cơng lập.