Về quy hoạch, kế hoạch xây dựng độingũ giảng viên trong các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc bộ xây dựng ở khu vực miền nam (Trang 36 - 39)

7. Kết cấu luận văn

1.2.3.4.2.Về quy hoạch, kế hoạch xây dựng độingũ giảng viên trong các

1.2. Quản lý nhà nước đối với độingũ giảng viên các trường đại học công lập

1.2.3.4.2.Về quy hoạch, kế hoạch xây dựng độingũ giảng viên trong các

trong các trường đại học công lập.

Quy hoạch là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ giảng viên trong trường đại học công lập. Làm tốt công tác quy hoạch, khơng những duy trì được số lượng và chất lượng đội ngũgiảng viên hiện tại mà còn thu hút được đội ngũ giảng viên có trình độ chun mơn cao từ những nơi khác đến cho sự phát triển trong tương lai. Bên cạnh đó, cơng tác quy hoạch, kế hoạch có thể giúp cho lãnh đạo trường lường trước được những vấn đề nảy sinh do dư thừa hay thiếu hụt nguồn nhân lực ở các giai đoạn khác nhau, tạo ra tính chủ động và hiệu quả cao cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Trường, đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý, chuyên môn ngành nghề giảng dạy, nghiên cứu. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế mà các trường đều hướng tới.

Việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học cơng lập hiện nay phải đảm bảo tính hài hịa về cơ cấu và cân đối về số lượng theo ngành nghề đào tạo, bám sát các yêu cầu chung của đất nước về chiến lược phát triển nguồn nhân lực nói chung và nhân lực ngành giáo dục nói riêng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước đã chỉ rõ: "Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài" [3]. Ngày 22 tháng 7 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1216/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Quyết định này đã nêu rõ quan điểm, mục tiêu phát triển, phương hướng, giải pháp phát triển nhân lực

các ngành, lĩnh vực, trong đó có đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức và đội ngũ giáo viên ở các cấp. Cũng tại quyết định này nêu rõ “ Các Bộ, Ngành tổ chức triển khai xây dựng và thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực của mình phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia và yêu cầu phát triển của ngành:”[45]. Trên cơ sở đó, ngày 29 tháng 12 năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 6639/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020. Quyết định này đã nêu ra các bất cập, nguyên nhân của những hạn chế, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viênđó là “việc quy hoạch nhân lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong ngành giáo dục là một nhiệm vụ cấp thiết, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2020 của đất nước ”. [18]

Nhìn chung, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng như Quyết định của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo nêu trên chủ yếu là quy hoạch về số lượng, chất lượng và cơ cấu cán bộ, công chức và viên chức cũng như giảng viên đại học. Tại hai quyết định này chưa nêu vấn đề về quy định liên quan đến quy hoạch cán bộ quản lý trong các đơn vị sự nghiệp, trong đó có cán bộ lý giáo dục giáo dục ở các cấp (Ban Giám hiệu, Trưởng khoa, Trưởng bộ môn…). Nội dung này được quy định và hướng dẫn thực hiện hàng năm, có sự thay đổi, điều chỉnh, bổ sung ở các văn bản khác trên cơ sở Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và hướng dẫn số 15-HD/BTCTW, ngày 05 tháng 11 năm 2012 về thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ chính trị (khóa IX) và kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 củaBộ Chính trị (khóa XI).Cụ thể, gần nhất là Hướng dẫn số 139-HD/BCSĐ ngày 19/09/2014 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác qui hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Văn bản hướng dẫn này đã giúp cho các cơ sở giáo dục đại học công lập về:thống nhất nhận thức chung

về quy hoạch; thẩm quyền và đối tượng quy hoạch; tiêu chuẩn quy hoạch; thời gian quy hoạch...Và các căn cứ, hướng dẫn của Bộ chính trị, Ban tổ chức Trung ương Đảng cũng là cơ sở cho các Bộ, ngành khác thực hiện các hướng dẫn quy hoạch cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

Trong chiến lược Phát triển giáo dục 2011 - 2020, Ban hành kèm theo Quyết định số711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ cũng là một trong những căn cứ quan trọng để các cơ quan quản lý liên quan cũng như các trường đại học công lập thực hiện chiến lược phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trong đó một nhiệm vụ quan trọng liên quan tới phát triển chất lượng đội ngũ hết sức quan trọng là “Thực hiện đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng với phương án kết hợp đào tạo trong và ngồi nước để đến năm 2020 có 25% giảng viên đại học và 8% giảng viên cao đẳng là tiến sỹ” [45]

Để cụ thể hơn và giúp các trường đại học định hướng xây dựng đội ngũ giảng viên, đặc biệt là đội ngũ giảng viên đạt trình độ Tiến sĩ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/2015/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2015 Quy định về tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học. Nghị định này nêu rõ các tiêu chuẩn cơ sở giáo dục đại họctheo ba định hướng: nghiên cứu, ứng dụng và thực hành.

- Đối với trường định hướng nghiện cứu: Tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ khơng thấp hơn 30% tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học; đối với các ngành, chuyên ngành đào tạo theo định hướng nghiên cứu, tỷ lệ này không thấp hơn 50%; [70]

- Đối với trường định hướng ứng dụng: Tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ khơng thấp hơn 15% tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học [70]

Với các quy định này, các trường đại học sẽ thuận lợi hơn cho công tác phát triển đội ngũ, đặc biệt là chuẩn hóa đội ngũ có trình độ đào tạo Tiến sĩ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc bộ xây dựng ở khu vực miền nam (Trang 36 - 39)