6. Ý nghĩa của Luận văn
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua gặp nhiều khó khăn, thiên tai, hạn hán thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng đến nguồn lực đầu tư cho ngành Y tế; làn sóng dân di cư tự do vào tỉnh Đắk Lắk đã làm gia tăng dân số cơ học một cách nhanh chóng, trong khi sự gia tăng số lượng bác sĩ chưa theo kịp mức tăng dân số.
- Do tâm lý muốn được làm việc trong các Bệnh viện lớn, có điều kiện cơ sở vật chất tốt, có trụ sở tại các địa bàn có điều kiện thuận lợi về kinh tế xã hội, nên đa số ứng viên nộp hồ sơ vào các vị trí việc làm của BVĐK tỉnh, dẫn đến có tỷ lệ chọi giữa các ứng viên trong cùng một vị trí việc làm. Điều này đã góp phần ảnh hưởng đến việc các BVCL tuyến huyện không tuyển dụng được bác sĩ.
- Trong quá trình phát triển của xã hội đã làm xuất hiện nhiều loại bệnh mới, nguy hiểm và mang tính phức tạp cao trong chữa trị, đã làm gia tăng lượng bệnh nhân và nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân; điều đó đòi hỏi cần phải gia tăng đội ngũ bác sĩ làm việc tại các BVCL của tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là bác sĩ có trình độ chuyên môn sâu.
- Đắk Lắk là một tỉnh có nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, nguồn ngân sách của tỉnh hạn chế, trong khi phải chi trả nhiều khoản kinh phí để duy trì sự ổn định, đầu tư để phát triển kinh tế xã hội; vì vậy, nguồn ngân sách bố trí cho việc chi trả các chế độ thu hút, đãi ngộ bác sĩ còn hạn chế; nếu nâng mức hỗ trợ sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn kinh phí thực hiện. Mặc khác.
Đối với công tác khen thưởng, theo quy định của UBND tỉnh Đắk Lắk thì Chủ tịch UBND tỉnh xét tặng Bằng khen cho tối đa 30% cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được giao và đáp ứng đầy đủ các tiêu
chuẩn khen thưởng theo Luật định; vì vậy, số lượng cá nhân tại các BVCL của tỉnh Đắk Lắk được Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng là rất hạn chế.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Y tế tỉnh Đắk Lắk chưa ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2020 của tỉnh; chưa xác định cụ thể mục tiêu số bác sĩ cần đạt được hàng năm để từ đó có giải pháp cụ thể, hiệu quả thực hiện; hàng năm chưa kịp thời tổ chức đánh giá, tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục những hạn chế và đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.
- Hiện nay, công tác xã hội hóa y tế đang được Chính phủ khuyến khích thực hiện và chủ trương này cũng được tỉnh Đắk Lắk quan tâm, đẩy mạnh thực hiện, nhiều chính sách ưu tiên cho phát triển y tế tư nhân được triển khai, do vậy, y tế khối tư nhân phát triển sâu, rộng, tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành y lựa chọn; từ đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thu hút sinh viên ngành y tốt nghiệp đăng ký tham gia tuyển dụng vào làm việc tại các BVCL của tỉnh Đắk Lắk, dẫn đến đa số các vị trí việc làm đăng tuyển có số hồ sơ dự tuyển ít hơn nhu cầu tuyển dụng.
- Ngành Y tế không thường xuyên, liên tục tổ chức các đợt tuyển dụng bác sĩ cũng làm một số lượng lớn bác sĩ tìm kiếm cơ hội việc làm ở khối tư nhân hoặc ngoài tỉnh dẫn đến tình trạng thiếu hụt ứng viên tham gia ứng tuyển diễn ra trầm trọng hơn.
- Một trong những nguyên nhân chính của việc thiếu biên chế bác sĩ diễn ra phổ biến ở các BVCL của tỉnh Đắk Lắk là Chính phủ hiện đang thực hiện tinh giản biên chế và thực hiện chủ trương không giao thêm biên chế nếu không phát sinh nhiệm vụ mới.
- Hiện ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk chưa có văn bản quy định cụ thể về các trình tự, công thức phân khai biên chế của các BVCL của tỉnh Đắk Lắk, nên chưa có một quy chuẩn chung để các BVCL của tỉnh Đắk Lắk làm căn cứ
phân khai biên chế được giao. Vì mỗi đơn vị có một cách tính khác nhau nên dẫn đến tình trạng có sự phân khai biên chế không giống nhau, số lượng bác sĩ không đồng đều giữa các BVCL của tỉnh Đắk Lắk có cùng hạng, cùng số gường bệnh. Mặc khác, nghề y là một nghề đặc biệt, nên cơ quan quản lý Nhà nước rất khó tác động đến đội ngũ bác sĩ, vì vậy, công tác sắp xếp, điều chuyển bác sĩ nhằm đảm bảo phân bổ, sắp xếp cân đối số lượng bác sĩ làm việc giữa các BVCL của tỉnh Đắk Lắk được thực hiện rất hạn chế.
- Trình độ của các bác sĩ khi được tuyển dụng vào làm việc tại các BVCL của tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là Đại học; do vậy, việc củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ bác sĩ chủ yếu thông qua việc cử đi đào tạo tập trung ở các trình độ cao hơn. Tuy nhiên, việc cử bác sĩ tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề chủ yếu tập trung ở BVĐK tỉnh; việc phân bổ chỉ tiêu và cử bác sĩ đi học cũng không đồng đều ở các BVCL tuyến huyện, nhiều BVCL của tỉnh Đắk Lắk có số lượng bác sĩ cử tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ rất ít. Việc không có sự cân đối trong cử bác sĩ đi đào tạo là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng có sự phân bổ không đồng đều về chất lượng của bác sĩ làm việc tại các BVCL của tỉnh Đắk Lắk.
- Công tác hoạch định chính sách của bộ máy quản lý Nhà nước còn hạn chế, chỉ chú trọng đến việc sử dụng ngân sách để làm nguồn lực thực hiện các chính sách đãi ngộ mà chưa chú ý, sử dụng các nguồn lực, điều kiện khác, dẫn đến các chính sách đưa ra mang lại hiệu quả chưa cao.
- Như đã phân tích, ở các Bệnh viện tuyến huyện trong thời gian qua, việc tuyển dụng bác sĩ gặp rất nhiều khó khăn, do vậy, để đảm bảo nguồn nhân lực làm việc, song song với việc cử các bác sĩ tham gia các khóa đào tạo sau đại học để nâng cao trình độ, tay nghề thì còn cử các y tá, kỹ thuật viên…có năng lực tham gia các khóa đào tạo Đại học để bổ sung lực lượng bác sĩ cho các BVCL của tỉnh Đắk Lắk. Trong khi đó, BVCL tuyến tỉnh thuận
lợi hơn trong công tác tuyển dụng bác sĩ, do vậy, nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ sau đại học của bác sĩ là cần thiết hơn việc đào tạo trình độ đại học. Dẫn đến số lượng bác sĩ làm việc ở tuyến tỉnh được cử đi đào tạo sau đại học nhiều hơn và tập trung hơn so với tuyến huyện.
- Cách thức thuận lợi và đảm bảo sự công bằng, công khai, minh bạch để khách hàng (bệnh nhân) đánh giá chất lượng phục vụ của đội ngũ bác sĩ làm việc trong các BVCL của tỉnh Đắk Lắk là thông qua hệ thống đánh giá áp dụng công nghệ thông tin; tuy nhiên, hiện nay, việc đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin ở các BVCL của tỉnh Đắk Lắk còn hạn chế, chưa xây dựng được hệ thống này. Hiện nay, các BVCL của tỉnh Đắk Lắk chỉ đang cung cấp hình thức đường dây nóng và hộp thư góp ý, cách thức này chưa thu hút mạnh mẽ được sự tham gia của khách hàng.
TIỂU KẾT
Trên cơ sở những phân tích ở Chương I, trong Chương 2, Luận văn tập trung phân tích, đánh giá và làm rõ thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ bác sĩ làm việc trong các BVCL. Qua phân tích, đánh giá cho thấy, tỉnh Đắk Lắk đã chưa kịp thời ban hành kế hoạch và cũng như triển khai các giải pháp phù hợp để xây dựng và phát triển đội ngũ bác sĩ; tình trạng không tuyển dụng được và thiếu hụt bác sĩ làm việc tại các BVCL diễn ra phổ biến. Các chế độ, chính sách để thu hút, đãi ngộ bác sĩ mặc dù đã có triển khai thực hiện, tuy nhiên không phát huy được hiệu quả, chưa có tác động cụ thể đến đội ngũ bác sĩ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng bác sĩ được thực hiện không đồng đều giữa các bệnh viện công lập; có sự phân bổ không đồng đều về số lượng và trình độ bác sĩ giữa các bệnh viện.
Từ thực trạng, Luận văn đánh giá được những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của tồn tại trong công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ bác sĩ làm việc trong các BVCL của tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ BÁC SĨ TRONG CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP CỦA TỈNH ĐẮK LẮK TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Định hƣớng quản lý Nhà nƣớc đối với đội ngũ bác sĩ trong Bệnh viện công lập của tỉnh Đắk Lắk
Ngành Y tế nước ta hiện nay xác định mục tiêu hàng đầu là phải thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân; phải đảm bảo mọi điều kiện liên quan để người dân có thể tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo hướng công bằng xã hội, đảm bảo nguyên tắc mọi tầng lớp nhân dân đều có cơ hội thụ hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh như nhau. Thêm vào đó, cùng với sự phát triển kinh tế, mọi người trong xã hội đều có nhu cầu tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc y tế tốt hơn, đa dạng hơn hướng tới cuộc sống khỏe mạnh hơn. Để đáp ứng nhu cầu, sự phát triển thì cần có sự đóng góp tích cực của các bác sĩ làm trong các BVCL của tỉnh Đắk Lắk nói chung và các BVCL nói riêng, đặc biệt là các bác sĩ làm việc ở những BVCL tuyến huyện.
Theo lộ trình đến năm 2021, các BVCL tuyến huyện của tỉnh Đắk Lắk sẽ sáp nhập với Trung tâm Y tế tuyến huyện theo quy định; chỉ còn duy trì BVĐK tỉnh và có thể thêm các BVĐK hạng II (BVĐK thị xã Buôn Hồ và BVĐK thành phố Buôn Ma Thuột). Do đó, công tác quản lý Nhà nước đối với đội ngũ bác sĩ cần được định hướng phát triển một các cụ thể, cần có những cơ chế, chính sách để thu hút, phân bổ hợp lý đội ngũ bác sĩ có năng lực, trình độ làm việc tại các BVCL trên tinh thần bám sát chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017, về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập [5]; Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017, về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân trong tình hình mới [6]; Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới [7], cụ thể như sau:
Một là: Tiếp tục rà soát hệ thống các quy phạm pháp luật của Trung ương quy định về quản lý Nhà nước đối với đội ngũ bác sĩ; từ đó kiến nghị các cơ quan Trung ương sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay; đồng thời hoạch định các chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền của tỉnh để phát triển nguồn nhân lực y tế làm việc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Việc hoạch định, xây dựng các chính sách phải được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo tính pháp lý và hiệu lực thi hành.
Các quy định phải có tính hệ thống, đảm bảo sự đồng bộ để giải quyết hợp lý các vấn đề về tuyển dụng, đãi ngộ, đào tạo…Các quy định, chính sách này, một mặt phải phù hợp với quy định chung của pháp luật, mặc khác nó phải phù hợp điều kiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhưng không được quá tụt hậu so với các tỉnh trong khu vực. Bên cạnh đó, cần có cơ chế đảm bảo để các quy định này liên tục được rà soát, sửa đổi, bổ sung để thích ứng với sự phát triển của xã hội.
Hai là: Tổ chức thu thập, rà soát, đánh giá các thông tin về nguồn nhân lực y tế để lập kế hoạch và đề ra các biện pháp hiệu quả nhằm sắp xếp, kiện toàn, phát triển đội ngũ bác sĩ theo hướng đảm bảo sự phân bổ hợp lý về số lượng, chất lượng đối với đội ngũ bác sĩ làm việc trong các BVCL của tỉnh Đắk Lắk và Trung tâm Y tế tuyến huyện. Rà soát, cụ thể hóa từng vị trí, khung năng lực việc làm để làm căn cứ sử dụng hiệu quả số biên chế được giao; nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ bác sĩ và làm cơ sở để cử bác sĩ tham gia các khóa đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế đặt ra.
Ba là: Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đầy đủ cho các BVCL về phạm vi hoạt động, tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự và tài chính gắn với cơ chế đánh giá độc lập của các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan. Đẩy mạnh
sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị sự nghiệp. Đẩy mạnh cải cách chế độ tiền lương, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng hiệu quả, năng xuất lao động và tổng tiền lương, tiền công được hưởng.
Bốn là: Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện xã hội hoá tối đa các dịch vụ công, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư phát triển dịch vụ khám, chữa bệnh. Bảo đảm quyền bình đẳng và tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các BVCL, Trung tâm Y tế tuyến huyện và các Bệnh viện tư. Đảm bảo các nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chính sách đãi ngộ, thu hút đội ngũ bác sĩ đến làm việc tại các BVCL của tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt thu hút đội ngũ bác sĩ đến làm việc tại các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; trong đó cần trú trọng đến các chính sách ưu tiên trong tuyển dụng đối với các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, chính sách đào tạo liên tục và phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ bác sĩ.
Năm là: Đẩy mạnh tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ viên chức. Sắp xếp, bố trí đội ngũ bác sĩ làm việc phù hợp giữa các BVCL, giữa các tuyến; thực hiện hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ bác sĩ.
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nƣớc đối với đội ngũ bác sĩ làm việc trong các Bệnh viện công lập của tỉnh Đắk Lắk
Thứ nhất: Ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk cần khẩn trương rà soát và ban hành quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chung của ngành Y tế trong giai đoạn từ nay đến 2020 theo định hướng của Bộ Y tế tại Quyết định số 2992/QĐ-BYT ngày 17/07/2015 về phê duyệt kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh chữa bệnh giai đoạn 2015 – 2020; Kế hoạch số 139/KH-BYT ngày 01/3/2016 của Bộ Y tế về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016 – 2020 và Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017, về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; trong đó, dự báo được nhu cầu bác sĩ tới năm 2020, dự kiến mục tiêu thực hiện đạt được từng năm; đồng thời quy định đảm bảo nguồn lực và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo tính khả thi của nội dung quy hoạch. Việc xây dựng kế hoạch phải đảm bảo có sự phát triển