Nội dung quản lý Nhà nước đối với đội ngũ bác sĩ trong các Bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đội ngũ bác sỹ trong các bệnh viện công lập của tỉnh đắk lắk (Trang 26 - 35)

6. Ý nghĩa của Luận văn

1.1.2. Nội dung quản lý Nhà nước đối với đội ngũ bác sĩ trong các Bệnh viện

Bệnh viện công lập

Bác sĩ làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập; do vậy, việc quản lý Nhà nước đối với đội ngũ bác sĩ thực hiện theo quy định tại Luật Viên chức, Luật Khám chữa bệnh…, theo quy định tại Điều 44, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2017 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức [26]. Theo đó, có04 nội dung cơ bản sau:

1.1.2.1. Hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ bác sĩ làm việc trong các Bệnh viện công lập

Hoạch định chiến lược là một chuỗi các quyết định của Nhà nước để đưa ra các quan điểm, định hướng mang tầm vĩ mô, mục tiêu tổng quát đối với một vấn đề nhằm đạt được mục tiêu toàn diện trong một chu kỳ thời gian tương đối dài (thường là trong một giai đoạn 10 năm, 20 năm).

Chiến lược phát triển ngành Y tế nói chung và đội ngũ bác sĩ nói riêng là các quan điểm về y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân để tác động vào các quan hệ xã hội nhằm giải quyết các vấn đề của ngành Y tế, góp phần thực hiện công bằng xã hội, tiến bộ và phát triển con người trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân. Phụ thuộc vào đặc thù vùng, miền, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và trên cơ sở chiến lược chung của quốc gia mà các địa phương có những chính sách của riêng mình nhằm giải quyết các vấn đề y tế và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân trên trên địa bàn quản lý hướng tới các mục tiêu chung đã đề ra.

Việc lập chiến lược phát triển đội ngũ bác sĩ làm việc trong các BVCL là một quy trình có tính hệ thống nhằm xác định tầm nhìn dài hạn trong tương lai về nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, chú trọng đến việc xác định một cách chung nhất về quy định tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp bác sĩ; xác định vị trí việc làm, cơ cấu bác sĩ theo chức danh nghề nghiệp và số lượng bác sĩ làm việc tương ứng; chế độ tiền lương và các chế độ phụ cấp, chế độ đãi ngộ thu hút đối với bác sĩ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao; đề xuất các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ bác sĩ theo các mục tiêu đã đề ra.

Kế hoạch là một chương trình hành động cụ thể nhằm đạt đến các mục tiêu định trước trong những khoảng thời gian nhất định (thường là giai đoạn 05 năm, hàng năm). Kế hoạch bao gồm những mục tiêu cụ thể và những giải pháp hành động cụ thể được lựa chọn để đạt được những mục tiêu này.

Kế hoạch phát triển đội ngũ bác sĩ làm việc trong các BVCL là một chương trình hành động với mục tiêu cụ thể nhằm liên tục bổ sung, huy động, sử dụng và tạo động lực cho đội ngũ bác sĩ cống hiến để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân theo mục tiêu đề ra.

bằng hệ thống các văn bản, đây là những công cụ quan trọng của quản lý. Sau khi chiến lược và kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, thì nó là cơ sở pháp lý để định hướng thực hiện việc phát triển, giải quyết các vấn đề đặt ra của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.

Trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, sự gia tăng dân số và sự tác động tiêu cực từ quá trình đô thị hóa, phát triển của xã hội đã làm nảy sinh nhiều loại bệnh mới, mang tính phức tạp cao. Đây là vấn đề lớn, cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị để giải quyết, trong đó, đội ngũ bác sĩ giữ vai trò quan trọng, mang tính nòng cốt. Điều này đòi hỏi đội ngũ bác sĩ phải luôn chủ động nghiên cứu chuyên sâu và cập nhật, rèn luyện kỹ năng, nâng cao tay nghề trong điều trị bệnh, góp phần nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe quốc gia và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các dịch vụ y tế chất lượng cao của người dân.

Thêm vào đó, Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị đã nêu rõ nguyên tắc chỉ đạo nguồn nhân lực y tế, cụ thể là “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt…” [42]. Do vậy, việc hoạch định các chiến lược, xây dựng các kế hoạch phát triển ngành Y tế phải đảm bảo tính đặc thù, bền vững, phát huy được nguồn nhân lực hiện có của ngành Y tế nói chung và đội ngũ bác sĩ làm việc trong các BVCL nói riêng; đồng thời, phải có biện pháp để duy trì và nuôi dưỡng nguồn nhân lực này. Trong quá trình xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển đội ngũ bác sĩ cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

- Phải xác định, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ bác sĩ làm việc trong các BVCL ở từng giai đoạn cụ thể để làm cơ sở phát triển đội ngũ bác sĩ đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có cơ cấu và phân bố hợp lý giữa các vùng, miền, địa phương.

định những tồn tại, hạn chế của đội ngũ bác sĩ làm việc trong các BVCL. Từ đó, nhà quản lý đưa ra những giải pháp hiệu quả, thay đổi phương thức chỉ đạo, điều hành hợp lý, hợp pháp và sát với thực tế đối với đội ngũ bác sĩ để giải quyết các thách thức của thời đại.

- Tổ chức đánh giá, nhận định xu hướng phát triển của đất nước và thế giới, từ đó định hướng xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ…và xác định các mục tiêu cụ thể phát triển đội ngũ bác sĩ làm việc trong các BVCL, đảm bảo tính khả thi và có hiệu lực, hiệu quả.

- Căn cứ trên các mục tiêu cần đạt được để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm phát triển đội ngũ bác sĩ làm việc trong các BVCL đảm bảo cả về số lượng và chất lượng; phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và đáp ứng được nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Việc hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển đội ngũ bác sĩ làm việc trong các BVCL là một nội dung quan trọng trong chiến lược và kế hoạch tổng thể về xây dựng hệ thống y tế Việt Nam theo mục tiêu từng bước hiện đại, hoàn chỉnh hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển; đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ; giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống. Vì vậy, trong tất cả các khâu nêu trên, nhà quản lý cần phải huy động sự tham gia, có ý kiến góp ý tích cực, hiệu quả từ người dân và các đối tượng liên quan đối với các dự thảo nội dung của chính sách, kế hoạch. Đồng thời, tăng cường công tác trao đổi thông tin, cơ chế phối hợp và đối thoại trực tiếp giữa các nhóm được giao nhiệm vụ hoạch định chính sách với các tổ chức, cá nhân, địa phương liên quan, để đưa ra những chính sách phù hợp nhất với điều kiện thực tế của từng địa phương, vùng, miền, khu vực.

1.1.2.2. Tổ chức tuyển dụng bác sĩ làm việc trong các Bệnh viện công lập

Hiểu một cách đơn giản thì tuyển dụng là việc tìm kiếm, lựa chọn nhân sự để làm việc, phù hợp với mục đích và mục tiêu của tổ chức. Với ý nghĩa như vậy, bất kỳ một tổ chức nào có nhu cầu sử dụng nhân lực thì đều phải tiến hành hoạt động tuyển dụng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức với nhau, để đạt được mục tiêu tổ chức đề ra thì việc tuyển dụng người làm việc chất lượng cao, có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của tổ chức. Quá trình lựa chọn, tuyển dụng nguồn nhân lực được nâng lên ở tầm chiến lược và nghệ thuật của mỗi tổ chức. Tuyển dụng là một hoạt động diễn ra trong thời gian ngắn nhưng có ảnh hưởng sâu rộng, xuyên suốt tới sự tồn tại và phát triển của một tổ chức; có thể coi hoạt động này như việc lựa chọn những hạt giống để gieo trồng, nếu lựa chọn được giống tốt, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận sẽ góp phần vào sự thành công trong sản xuất mùa vụ. Tương tự như vậy, nếu hoạt động tuyển dụng được thực hiện hiệu quả sẽ là cơ sở để xây dựng một đội ngũ nhân sự làm việc có trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp và góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển của tổ chức. Ngược lại, nếu tuyển dụng không được tiến hành một cách có hệ thống, nghiêm túc, triệt để theo trình tự, thủ tục quy định sẽ dẫn đến nguy cơ tuyển dụng nhân sự không đạt chất lượng, đây là tác nhân làm giảm hiệu quả hoạt động chung, thậm chí còn mang tới những nguy cơ tiêu cực cho tổ chức.

Để đảm bảo tuyển dụng được nhân sự làm việc có chất lượng, phù hợp với mục tiêu của tổ chức, nhà tuyển dụng phải thực hiện quy trình tuyển dụng theo các nhóm hoạt động như sau: (1) xác định, mô tả, cụ thể hóa vị trí công việc, từ đó đưa ra những yêu cầu đối với vị trí cần tuyển dụng; (2) tổ chức niêm yết, công khai, quảng bá nhu cầu tuyển dụng để đông đảo ứng cử viên được biết và tham gia ứng tuyển; (3) bằng hình thức phù hợp, tổ chức đánh giá, xem xét năng lực, trình độ, các điều kiện của ứng cử viên để lựa chọn,

tuyển dụng được người có nhiều ưu điểm, lợi thế nhất, phù hợp nhất với vị trí cần tuyển dụng.

Nghề Y là một nghề với nhiều tính chất, đặc điểm mang tính đặc thù mà không ngành nghề nào có được, nó được xem là một thành phần rất quan trọng của hệ thống y tế, là yếu tố chính bảo đảm hiệu quả và chất lượng dịch vụ y tế. Việc lựa chọn bác sĩ làm việc ở các BVCL sẽ ảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả của toàn bộ hệ thống y tế. Do vậy, việc tuyển dụng được đội ngũ bác sĩ chất lượng cao, có đạo đức nghề nghiệp không những góp phần giúp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế mà còn tăng cường công bằng trong chăm sóc sức khỏe và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của các BVCL.

Để đảm bảo tuyển dụng được đội ngũ bác sĩ có chất lượng cao, bên cạnh các điều kiện như: Lý lịch chính trị rõ ràng, độ tuổi, sức khỏe, quốc tịch… thì cần phải chú ý đến những điều kiện sau:

Thứ nhất: Cần chú trọng đến trình độ chuyên môn, năng lực công tác theo yêu cầu của vị trí việc làm. Hoạt động của bác sĩ chủ yếu dựa trên kỹ năng nghiệp vụ, mang tính nghề nghiệp cao nên bác sĩ được tuyển dụng phải được đào tạo bài bản cả về lý thuyết và kỹ năng thực hành; điều này được thể hiện trên các văn bằng chứng chỉ, những bài báo, đề tài khoa học, thành tích, sự đánh giá của các đối tượng liên quan… mà người được tuyển dụng đạt được trong quá trình học tập, công tác, rèn luyện kỹ năng. Một trong những yếu tố cần lưu ý đối với vấn đề này là uy tín, chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo mà người tuyển dụng tham gia học tập.

Thứ hai, người được tuyển dụng phải có tư cách đạo đức và y đức. Nghề nào cũng cần nêu cao đạo đức nghề nghiệp, tuy nhiên, nghề Y là một nghề đặc biệt, liên quan đến tính mạng của con người. Do vậy, bác sĩ phải lấy việc cứu sống mạng người là nhiệm vụ chính của mình, không vì quyền lợi mà bỏ mặc sự sống chết của bệnh nhân như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy

“Lương y như từ mẫu”.

Với trách nhiệm nặng nề, bệnh nhân luôn ở tình trạng quá tải, trong khi chế độ về tiền lương, chính sách đãi ngộ còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa tương xứng với những đóng góp của đội ngũ bác sĩ trong thực thi nhiệm vụ được giao, thì việc tuyển dụng những bác sĩ có phẩm chất đạo đức vị tha, đồng cảm, yêu thương con người, hết mình vì người bệnh, nêu cao đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích của nhân dân có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ bác sĩ có tâm, có tầm và củng cố niềm tin của nhân dân đối với các BVCL.

1.1.2.3. Phát triển đội ngũ bác sĩ làm việc trong các Bệnh viện công lập

Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm tạo ra sự thay đổi tích cực về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực, được biểu hiện ở việc hoàn thiện và nâng cao kiến thức, kỹ năng, nhận thức của nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định.

Trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, mọi hoạt động trong xã hội liên tục thay đổi, tác động sâu rộng đến tất cả các đối tượng trong xã hội, đòi hỏi mỗi cá nhân phải luôn tự thay đổi để thích ứng, trong đó có đội ngũ bác sĩ. Vì vậy, đội ngũ bác sĩ luôn phải được sắp xếp, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, chất lượng, số lượng nhằm duy trì sự tồn tại và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và của tiến trình phát triển. Chính vì vậy, Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị đã đưa ra giải pháp chiến lược về nguồn nhân lực y tế của nước ta, đó là: “Kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, sắp xếp lại mạng lưới, mở rộng và nâng cấp các cơ sở đào tạo, đáp ứng nhu cầu về cán bộ y tế phù hợp với quy hoạch phát triển ngành; chú trọng đào tạo cán bộ

quản lý y tế, nhất là cán bộ quản lý BVCL; xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, nhân viên y tế; thực hiện việc luân chuyển cán bộ; khuyến khích thầy thuốc về công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn”[42].

Như vậy, để phát triển đội ngũ bác sĩ làm việc trong các BVCL, trước hết, nhà quản lý phải sắp xếp, kiện toàn đội ngũ bác sĩ, thông qua hoạt động này có thể sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm, đề bạt thuyên chuyển hoặc loại bỏ những nhân sự không đáp ứng được yêu cầu của vị trí việc làm đang đảm nhận và thu nạp mới những nhân sự có trình độ, năng lực đảm bảo đáp ứng yêu cầu đề ra. Việc sắp xếp, kiện toàn đội ngũ bác sĩ phải đảm bảo tính ổn định của tổ chức và gắn với điều kiện làm việc, các chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm đảm bảo lợi ích của bác sĩ có trình độ cao; tạo động lực để họ cống hiến hết mình cho nhiệm vụ được giao.

Song song đó, nhà quản lý phải tập trung rà soát, thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ bác sĩ hiện có. Nghề y có đặc thù quan trọng do gắn liền với tính mạng và sức khỏe con người; việc cập nhật liên tục những kiến thức, kỹ thuật mới để bổ sung những thông tin mới nhất về kỹ năng lâm sàng, kiến thức chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đội ngũ bác sỹ trong các bệnh viện công lập của tỉnh đắk lắk (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)