6. Ý nghĩa của Luận văn
3.3.1. Đối với Chính phủ
- Ngày 21/5/2015, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 695/QĐ-TTg về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập; theo đó, giao Bộ Y tế chủ trì tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/12/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trong Quý III năm 2015. Tuy nhiên, đến nay Nghị định thay thế vẫn chưa được ban hành. Vì vậy, đề nghị Chính phủ đôn đốc Bộ Y tế sớm trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 85/2012/NĐ- CP để làm cơ sở cho các địa phương căn cứ thực hiện đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.
- Nghề y là nghề đặc biệt, có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần quyết định đến chất lượng giống nòi và chất lượng nguồn nhân lực của xã hội. Tuy nhiên, hiện nay chính sách tiền lương của đội ngũ bác sĩ được
thực hiện giống như những ngành, nghề khác (thực hiện theo Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ- CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ) và thấp hơn nhiều quan hệ tiền lương trên thị trường lao động, điều này là chưa hợp lý. Những bất cập của chính sách tiền lương hiện nay làm bác sĩ chưa gắn bó với công việc trong các BVCL. Vì vậy, đề nghị Chính phủ nghiên cứu và có quy định riêng về chính sách tiền lương cho đội ngũ bác sĩ làm việc tại các BVCL nói chung và đối với những viên chức ngành Y làm công tác khám chữa bệnh nói riêng; đồng thời, quy định một số đối tượng và địa bàn hoạt động được hưởng phụ cấp thâm niên (giống như chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ).
- Thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế nên nhiều cơ quan, đơn vị phải thực hiện việc sáp nhập, tái cơ cấu trúc lại; điều này gây ra nhiều khó khăn cho các cơ quan, đơn vị địa phương trong việc bố trí sắp xếp nhân sự dôi dư, đặc biệt là nhân sự giữ vị trí lãnh đạo, nhân sự không đáp ứng được năng lực theo vị trí việc làm…Vì vậy, đề nghị Chính phủ có những hướng dẫn, tiêu chí cụ thể trong việc xác định năng lực của nhân sự đối với yêu cầu của vị trí việc làm để các địa phương có cơ sở thực hiện việc tinh giản biên chế đối với các đối tượng đôi dư.
- Rà soát và sửa đổi, bổ sung Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; theo hướng mở rộng đối tượng tinh giản biên chế, nới lỏng tiêu chuẩn và phân cấp cho địa phương quyết định việc tinh giản biên chế và thực hiện tinh giản biên chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước nói chung và đối với các BVCL nói riêng.