6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
1.1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực ngành giáo dụ c
a. Bộ phận nguồn nhân lực có trình độ học vấn cao
Nguồn nhân lực giáo dục có trình độ học vấn cao, được đào tạo cơ bản về kiến thức chuyên môn, được bổ sung đầy đủ kỹ năng và nghiệp vụ cần thiết. NNL trong lĩnh vực GD&ĐT từ giảng viên, giáo viên, chuyên viên, thanh tra viên cho đến cán bộ quản lý giáo dục các cấp đều có một trình độ
học vấn khá cao so với nguồn nhân lực nói chung trong nền kinh tế. Trình độ
chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
- Trình độ trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học;
- Trình độ cao đẳng sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở; - Trình độđại học sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông; - Trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành ở cơ sở dạy nghề;
- Trình độđại học sư phạm đối với giáo viên giảng dạy trung cấp; - Trình độ đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; Trình độ thạc sĩ trở lên
đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; Trình độ
tiến sĩđối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ.
Nhìn chung, nguồn nhân lực giáo dục là lực lượng lao động có trình độ
chuyên môn khá cao và được đào tạo theo hệ chính quy là chủ yếu.
b. Chất lượng nguồn nhân lực mang yếu tố quyết định
20
tổ chức và của nền kinh tế nói chung. Việc đào tạo NNL có chất lượng cho một quốc gia hoặc địa phương chỉ có thể thực hiện được bởi đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực GD&ĐT. Cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, nhân viên là những người trực tiếp kết hợp các yếu tố cơ sở vật chất, giáo trình... để đào tạo ra đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn từ công nhân kỹ thuật đến đại học và sau đại học cho xã hội. Nhưng chất lượng NNL chỉ có thể nâng cao khi
được giáo dục đào tạo tốt. NNL trong lĩnh vực GD&ĐT là một mắt xích quan trọng trong chu trình phát trình phát triển NNL. Nó tạo nên sự chuyển biến về
chất (kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp) của NNL. Nâng cao chất lượng NNL trong lĩnh vực GD&ĐT là nhân tốảnh hưởng quyết định đến chất lượng
đào tạo NNL nói chung của đất nước.
Trong thời kỳ hội nhập, để có một nguồn nhân lực vừa đảm bảo về số
lượng, vừa đáp ứng những đòi hỏi cao của sự phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với xu hướng của quốc tế thì nguồn nhân lực cần được đào tạo theo những quy trình nhất định dưới nhiều hình thức khác nhau. Tùy theo yêu cầu thực tế bản thân NNL GD&ĐT có thể xây dựng các lộ trình đào tạo khác nhau.Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực GD&ĐT để đảm bảo cả về số
lượng và chất lượng, phù hợp cơ cấu và có chính sách đào tạo, sử dụng hợp lý là hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến nguồn nhân lực của đất nước.
c. Kết quả hoạt động phụ thuộc vào môi trường xã hội
Kết quả đào tạo không chỉ phụ thuộc vào bản thân nguồn nhân lực mà còn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường xã hội. Chúng ta biết rằng hoạt động sản xuất của con người là sự tác động của con người vào đối tượng vật chất nhằm biến đổi đối tượng ấy và tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người và xã hội. Hoạt động GD&ĐT tác động vào chính con người (là chủ thể
21
người nhờ lĩnh hội được kinh nghiệm của xã hội do đó con người ở thế hệ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn thế hệ trước.Với đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên làm nòng cốt, hoạt động GD&ĐT tạo ra năng lực, nhân cách của con người.
Để hoạt động hiệu quả, bản thân NNL phải có chất lượng, được trang bị kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị; đồng thời phải có phẩm chất
đạo đức và được trang bị cơ sở vật chất cần thiết, phù hợp cho hoạt động của mình.
Đặc trưng hoạt động của nguồn nhân lực giáo dục là hoạt động đặc thù có những đặc điểm riêng biệt, kết quả hoạt động không chỉ tại ra những người có trình độ chuyên môn, có kiến thức… mà nó còn phát triển nhân cách đạo
đức, giáo dục con người có phẩm chất đức hạnh tốt, có lối sống không chỉ có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, không phải hoạt động giáo dục nào cũng đem lại những kết quả tốt đẹp, vì nó còn phụ thuộc vào bản thân nguồn nhân lực GD&ĐT, nếu được trang bị kiến thức trình độ, đạo đức cơ
bản, kỹ năng nghiệp vụ tốt, kinh nghiệm dày dặn, có sự hỗ trợ tốt từ trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại thì chắc chắn sản phẩm của hoạt động này sẽ
có hiệu quả.
Bản thân hoạt động của nguồn nhân lực GD&ĐT là hoạt động mang tính xã hội do đó môi trường xã hội cũng có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của NNL trong lĩnh vực GD&ĐT. Sản phẩm của hoạt động này có được xã hội chấp nhận hay đáp ứng yêu cầu hay không còn phụ thuộc vào môi trường nhất định và quá trình tác động nhất định. Ở đây môi trường xã hội bao gồm môi trường pháp luật, các quy định về đào tạo, tuyển dụng, việc làm, trả công lao động, khen thưởng, phúc lợi...; sự quan tâm của các cơ quan có thẩm quyền; sự kết hợp giữa gia đình, các đoàn thể nhân dân với nhà trường cũng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả GD&ĐT.
22