6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
1.2.4. Nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực
Nhận thức là một quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn. Nâng cao trình độ nhận thức có thể hiểu là một quá trình đi từ trình độ nhận thức thông tin đến trình độ nhận thức khoa học. Trình độ nhận thức được biểu hiện
ở hành vi, thái độ của người lao động.
Nâng cao trình độ nhận thức để nâng cao tính tích cực trong lao động giúp người lao động thể hiện ham muốn lao động, nhu cầu cống hiến, sự năng nổ, chịu khó, sự chủ động trong lao động, sự sáng tạo, có trách nhiệm trong giải quyết công việc và trong các mối quan hệ với đồng nghiệp và với người xung quanh.
Để nâng cao năng lực nhận thức cho người lao động cần nâng cao chất lượng một cách toàn diện ở các khía cạnh: nâng cao kiến thức, phẩm chất đạo
đức và năng lực công tác. Nâng cao kiến thức giúp người lao động mở mang trí tuệ, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác để sẵn sàng nhận công việc và thực hiện công việc được giao.
Tiêu chí đểđánh giá trình độ nhận thức của người lao động là:
- Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự giác và hợp tác phản ánh cách nhìn nhận của mỗi cá nhân về công việc, về nhiệm vụ được giao, về đồng nghiệp và về cộng đồng. Tất cả những yếu tố đó góp phần đánh giá năng lực, nguyện vọng, suy nghĩ và quan niệm đạo đức của cá nhân thể hiện trong công việc.
- Trách nhiệm và niềm say mê nghề nghiệp, hăng say trong công tác là
động lực mạnh mẽ giúp người lao động vượt qua khó khăn thử thách trong công việc
- Các mối quan hệ xã hội, giao tiếp, ứng xử cho thấy cách nhìn nhận của cá nhân về vai trò, trách nhiệm, mức độ nhiệt tình với công việc. Một cá
27
nhân có khả năng giao tiếp, cách hành xử đúng mức, kiềm chế được hành vi của bản thân sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công việc, là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công trong sự nghiệp.