Xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 33 - 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.2.2. Xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý

Cơ cấu nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu khi xem xét đánh giá về nguồn nhân lực. Cơ cấu nhân lực thể hiện trên các phương diện khác nhau như: cơ cấu trình độ đào tạo, giới tính, độ tuổi. Cơ cấu nguồn nhân lực của một quốc gia nói chung được quyết định bởi cơ cấu đào tạo và cơ cấu kinh tế

theo đó sẽ có một tỷ lệ nhất định nhân lực. Cơ cấu nguồn nhân lực trong một ngành, đơn vị là thành phần, tỷ lệ lao động và vai trò của nó trong ngành, đơn vị đó. Cơ cấu nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng, là yếu tố tác động trực

24

tiếp đến cá nhân và tổ chức trong việc hoàn thành mục tiêu đề ra. Với mỗi cơ

cấu nguồn nhân lực chỉ có thể thực hiện một nhiệm vụ tương ứng được đặt ra,

đảm bảo phân phối công bằng và hợp lý trong công việc, tránh tình trạng nhiều người ít việc và ngược lại.

Cơ cấu nguồn nhân lực ngành giáo dục được phản ánh qua các chỉ số

như:

- Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo quản lý giáo dục, chuyên viên giáo dục, thanh tra giáo viên từ Bộ, cơ quan ngang Bộđến các Sở, phòng giáo dục;

- Tỷ lệ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông;

- Tỷ lệ trưởng khoa, phó trưởng khoa các trưởng cáo đẳng, đại học; - Tỷ lệ giáo viên các cấp học như: Giáo viên Mầm non; giáo viên phổ

thông; giáo viên trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; giảng viên cao đẳng,

đại học và sau đại học.

Bên cạnh đó, trong cơ cấu NNL giáo dục còn thể hiện cơ cấu giáo viên

ở các môn học, các chuyên ngành được đào tạo trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Cơ cấu nguồn nhân lực cần phù hợp với từng môn học, chuyên ngành ở các cấp bậc học trong nước. Cơ cấu nguồn nhân lực còn thể hiện qua tỷ lệ nam và nữ, tỷ lệ tuổi đời công tác, tỷ lệ theo dân tộc…

Về cơ cấu trình độ NNL giáo dục thể hiện ở tỷ lệ trình độ là tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, trình độ cao đẳng, trung cấp… là bao nhiêu trong tổng số lao

động toàn ngành. Hay tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở các cấp học là bao nhiêu trong tổng số lao động. Từ những loại hình cơ cấu đó cho ta thấy tỷ lệ cơ cấu giữa loại hình nhân lực giáo dục đào tạo cân đối hay không cân đối, phù hợp hay không phù hợp với quy mô học sinh, phù hợp với sự phát triển của cơ sở

giáo dục. Do vậy, nghiên cứu cơ cấu nguồn nhân lực để xem tỷ lệ, cơ cấu của nguồn nhân lực phù hợp hay không phù hợp là phải căn cứ vào quy mô, sự

25

phát triển của ngành trong những giai đoạn nhất định. Sự phát triển nguồn nhân lực không đơn thuần chỉ là sự lớn lên về số lượng, đảm bảo về chất lượng mà còn phù hợp cơ cấu nhân lực và xu hướng phát triển trong tương lai của cơ sở giáo dục thì mới thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước trong tương lai.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)