Quan điểm, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 94 - 97)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực

a. Quan đim

Quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện đến năm 2020, phục vụ mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Việc quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên phải đảm bảo mạng lưới phù hợp với sự phân bố dân cư trên địa bàn các vùng miền; Đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của

địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên tất cả các vùng miền;

Đáp ứng mục tiêu xây dựng trường THPT đạt chuẩn và mục tiêu phổ cập giáo dục trung học của huyện, mục tiêu phân luồng học sinh sau THCS.

Phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT phải căn cứ vào sự biến động của quy luật cung cầu lao động GD-ĐT trên thị trường, về từng loại hình nhân lực

đặc biệt là phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực GD-ĐT ở từng địa phương dưới sự quản lý của nhà nước. Vì ở huyện Quảng Ninh hiện nay, đào tạo nguồn nhân lực GD-ĐT ở các trường Đại học Quảng Bình là dựa trên chỉ tiêu

85

định mức biên chế và nguồn kinh phí của nhà nước đồng thời căn cứ vào nhu cầu về lao động trên thị trường lao động GD-ĐT và sự mở rộng của quy mô giáo dục trong từng thời kỳ.

Phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT phải đảm bảo sự cân đối, đồng bộ

về nguồn nhân lực giữa các bậc học. Bậc học nào yêu cầu về số lượng, chất lượng sẽ phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT tương ứng với cấp bậc đó. Vùng nào cần số lượng về nguồn nhân lực GD-ĐT bao nhiêu, chất lượng ra sao thì sẽ cung cấp đủ nguồn nhân lực GD-ĐT theo yêu cầu của vùng đó.

Phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT phải dựa trên cơ sở của việc tăng quy mô học sinh, sự phát triển của các loại hình trường, lớp ở các cấp, bậc học, các cơ sở giáo dục phải tương ứng với mỗi thời kỳ nhất định.

Tập trung phát triển mạnh GD-ĐT ở những vùng đồng bào dân tộc và vùng khó khăn, giảm sự chênh lệch về phát triển GD-ĐT giữa các vùng trên

địa bàn. Quan tâm đầu tư đồng bộ cả về cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng

đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa các điều kiện dạy và học, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, thực hiện đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy.

b. Mc tiêu

Mục tiêu tổng quát: Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống mạng

lưới giáo dục trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn toàn tỉnh đồng bộ, có cơ sở hạ tầng phù hợp, có môi trường và chất lượng giáo dục tốt, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng trong giáo dục. Phát triển nhân lực giáo dục bảo đảm đủ về số lượng, có cơ cấu phù hợp, có trình độ

chuyên môn cao, có phẩm chất, nhân cách, năng lực nghề nghiệp, thành thạo về kỹ năng, tác phong chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo phục vụ yêu cầu phát triển huyện Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của tỉnh Quảng Bình.

86

Mục tiêu cụ thểđến năm 2020:

Đảm bảo đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển ngành giáo dục của huyện, trong đó có 100% cán bộ - giáo viên qua đào tạo (55% có trình độĐH - CĐ, trong đó 2% có trình độ thạc sỹ trở lên; 45% TCCN);

Đào tạo, bồi dưỡng một số cán bộ trẻ đầu ngành có trình độ cao, có khả

năng tư vấn hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục của huyện;

Quy hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phục vụ nhu cầu giáo dục trên địa bàn đồng bằng và khu vực miền núi, trong đó ưu tiên tập trung cho việc xây dựng một số cơ sở giáo dục trọn điểm ở thị trấn Quán Hàu, xã Võ Ninh, xã Hiền Ninh…

Ưu tiên các nguồn lực để phát triển trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng đào tạo ở tất cả các bậc học đáp ứng nhu cầu nhân lực của các ngành giáo dục chất lượng cao;

Có cơ chế, chính sách ưu đãi để hình thành nhóm nghiên cứu môn học thuộc các chuyên ngành như Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội - Nhân văn, Thể dục – thể thao; Âm nhạc – Mỹ thuật

Đổi mới, hoàn thiện chương trình, sách giáo khoa giảng dạy, đào tạo theo hướng tiên tiến, hiện đại, gắn lý thuyết với thực nghiệm, gắn nhà trường với nghiên cứu, ứng dụng.

Mục tiêu cụ thểđến năm 2025:

Đáp ứng nhu cầu nhân lực ngành giáo dục của huyện Quảng Ninh nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung. Trong đó có 100% cán bộ - giáo viên qua đào tạo (65% có trình độ ĐH - CĐ, trong đó 3% có trình độ thạc sỹ trở

87

Hình thành các nhóm nghiên cứu có trình độ cao, có khả năng tư vấn hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án phát triển ngành giáo dục của huyện;

Tiếp tục quy hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở giáo dục từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông, trong đó ưu tiên tập trung cho việc thành lập mới một trường trung học phổ thông.

Tạo được bước chuyển đột phá về chất lượng trong đào tạo học sinh ở

các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có chất lượng tiên tiến trong khu vực; có khoảng 60% học sinh sau khi tốt nghiệp có

đủ kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ để tiếp tục học tập ở các bậc học cao hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)