Phát triển về quy mô nguồn nhân lự c

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 32 - 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.2.1. Phát triển về quy mô nguồn nhân lự c

Quy mô nguồn nhân lực thể hiện ở sự gia tăng về số lượng nguồn nhân lực theo hướng phù hợp môi trường và điều kiện hoạt động mới. Nói đến số

lượng nguồn nhân lực của một tổ chức, một địa phương hay một quốc gia vấn

đề đầu tiên cần phải xác định là có bao nhiêu người hiện tại và cần thêm bao nhiêu người nữa trong tương lai. Sự phát triển số lượng nguồn nhân lực dựa trên hai nhóm yếu tố bên trong là nhu cầu thực tế của đơn vịđòi hỏi phải tăng số lượng lao động và yếu tố bên ngoài là sự gia tăng dân số hay lao động tăng thêm do di dân.

Nguồn nhân lực ngành giáo dục là lực lượng lao động đang làm việc trong ngành giáo dục, bao gồm: cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ từ cơ sở đến cấp Bộ trong ngành giáo dục. Họ là những người trực tiếp hay gián tiếp đào tạo ra nguồn nhân lực cho đất nước. Lực lượng này nhiều hay ít tùy thuộc vào nhu cầu, chính sách hay quy mô phát triển giáo dục ở mỗi quốc gia, vùng miền hay địa phương. Ở Việt Nam theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, nhu cầu giáo viên tính theo định mức hiện nay là:

Định mức đối với giáo viên mầm non (Theo quy định tại Thông tư liên

tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV): - Những nơi bố trí đủ số trẻ tối đa theo

nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo thì định mức giáo viên mầm non được xác định như sau: Bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ đối với nhóm trẻ; Bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày; Bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày.

- Những nơi không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ

23

tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, cụ thể: 01 giáo viên nuôi dạy 06 trẻ từ 3

đến 12 tháng tuổi hoặc 08 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi đối với nhóm trẻ; 01 giáo viên nuôi dạy 11 trẻ từ 3 - 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 - 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 - 6 tuổi đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi ngày; 01 giáo viên nuôi dạy 21 trẻ từ 3 - 4 tuổi hoặc 25 trẻ từ 4 - 5 tuổi hoặc 29 trẻ từ 5 - 6 tuổi đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày.

Định mức giáo viên tiểu học (Theo quy định tại Thông tư liên tịch số

35/2006/TTLT/BGDĐT-BNV): - Không quá 1,2 giáo viên trong 1 lớp đối với

trường tiểu học dạy 1 buổi trong ngày; Không quá 1,5 giáo viên trong 1 lớp

đối với trường tiểu học dạy 2 buổi trong ngày. Theo Điều lệ Trường Tiểu học Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì mỗi lớp học có không quá 35 học sinh.

Định mức giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông (Theo quy

định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT/BGDĐT-BNV): 1,9 giáo viên

trong 1 lớp THCS và 2,25 giáo viên trong 1 lớp THPT. Theo Điều lệ Trường THCS và THPT Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2001/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì mỗi lớp học

ở các cấp THCS và THPT có không quá 45 học sinh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)