6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
1.4.4. Một số bài học kinh nghiệ m
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực của một sốđịa phương có thể rút ra một số bài học tham khảo cho việc phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình như sau:
Thứ nhất, ngành giáo dục đào tạo phải gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn, với mục đích cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng theo yêu cầu của sự phát triển kinh tế. Một bài học đầu tiên mà huyện Quảng Ninh có thể học được từ việc phát triển nguồn nhân lực đó chính là xây dựng nguồn nhân lực phải gắn liền với yêu cầu của sự phát triển giáo dục. Đào tạo nguồn nhân lực phải theo sát các mục tiêu phát triển của ngành giáo dục và đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Thứ hai, trong phát triển nguồn nhân lực giáo dục, rất chú ý đến đào tạo kỹ năng lao động và phẩm chất của người lao động. Một trong những hạn chế
rất nổi bật của nguồn nhân lực giáo dục của Việt Nam nói chung và huyện Quảng Ninh là quá nặng về lý thuyết, không chú ý đến phát triển kỹ năng lao
động cũng như các phẩm chất của người lao động.
Thứ ba, huy động sự tham gia của các nguồn lực khác ở địa phương vào công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giáo dục. Mặc dù những năm gần đây nước ta đã dành một khoản rất lớn trong ngân sách để
chi cho giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên để tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển nhân lực giáo dục phải có những chính sách khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, công ty vào việc hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục ở địa phương. Để thực hiện được chiến lược phát triển, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp thì việc học tập kinh nghiệm của các địa phương
37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 giới thiệu hệ thống cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực ngành Giáo dục và kinh nghiệm của của một số địa phương trong phát triển nguồn nhân lực ngành Giáo dục.
Hệ thống các khái niệm cơ bản được trình bày gồm khái niệm nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực ngành Giáo dục, nguyên tắc phát triển nguồn nhân lực, ý nghĩa của việc phát triển nguồn nhân lực. Các đặc điểm đặc trưng của nguồn nhân lực ngành Giáo dục cũng đã được đề cập đến trong chương này trong mối quan hệ với thị trường lao động.
Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và cơ chế chính sách của Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Giáo dục là một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục. Bên cạnh đó đề tài đã cố gắng xác định những nội dung chính của phát triển nguồn nhân lực ngành Giáo dục làm cơ sở cho các phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành Giáo dục ở
những chương sau.
Chương 1 cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch của Thị xã LaGi tỉnh Bình Thuận, huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai và tỉnh Quảng Trị. Trong đó, tỉnh Quảng Trị là một địa phương láng giềng, có nhiều điều kiện tương đồng với huyện Quảng Ninh, có ngành giáo dục phát triển, vì vậy nghiên cứu kinh nghiệm của Quảng Trị là phù hợp và khả năng áp dụng vào thực tiễn là tương đối cao trong thời gian trước mắt. Từ
những kinh nghiệm đó, chương 1 của đề tài đã rút ra các bài học kinh nghiệm
để ngành giáo dục huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình có cơ hội vận dụng trong thời gian đến.
38
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN QUẢNG NINH,
TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN QUẢNG NINH ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Quảng Ninh có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, phía Nam giáp huyện Lệ Thủy, phía Bắc giáp thành phố Đồng Hới, phía Đông giáp biển
Đông, phía Tây là dãy Trường Sơn, giáp biên giới Lào. Sông ngòi chính chảy qua huyện này chủ yếu là sông Long Đại, một chi lưu của sông Nhật Lệ.
Điều kiện tự nhiên đa dạng bao gồm 25 km bờ biển; 35 km đường biên giáp nước bạn Lào cùng nhiều diện tích đất rừng; cách thành phố Đồng Hới 7 km về phía Nam với tổng diện tích tự nhiên là 119.089 ha và dân số khoảng hơn 89 nghìn người gồm 2 dân tộc là người Kinh và Vân Kiều cùng sinh sống.
Về cơ cấu hành chính: toàn huyện chia thành 15 xã, thị trấn bao gồm thị trấn Quán Hàu và 14 xã (Võ Ninh, Lương Ninh, Hải Ninh, Duy Ninh, Vĩnh Ninh, Hàm Ninh, Hiền Ninh, Xuân Ninh, An Ninh, Gia Ninh, Tân Ninh, Vạn Ninh, Trường Xuân, Trường Sơn).
Khí hậu: Quảng Ninh nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác
động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 240C – 350C. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, tháng 7 và tháng 8.
39
Bảng 2.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số phân địa phương năm 2014
ĐVT: Km2, người, người/km2
STT Địa phương Diện tích Dân số Mật độ dân số
1 Xã Võ Ninh 21,72 8.252 379 2 Xã Lương Ninh 5,61 4.123 734 3 Xã Hải Ninh 39,16 5.143 131 4 Xã Duy Ninh 7,74 6.294 813 5 Xã Vĩnh Ninh 51,2 6.401 125 6 Xã Hàm Ninh 20,61 5.634 273 7 Xã Hiền Ninh 15,08 7.250 480 8 Xã Xuân Ninh 8,26 7.400 895 9 Xã An Ninh 19,68 9.056 460 10 Xã Gia Ninh 28,55 6.676 233 11 Xã Tân Ninh 11,567 5.488 474 12 Xã Vạn Ninh 28,86 7.805 270 13 Xã Trường Xuân 151,65 2.453 16 14 Thị trấn Quán Hàu 3,24 4.467 1.387 15 Xã Trường Sơn 778,38 4.399 6
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Bình)
Mật độ dân số của huyện Quảng Ninh năm 2014 là 76 người/km2. Thị
trấn Quán Hàu có diện tích 3,24 km2 chiếm 0,27% so với diện tích toàn huyện, dân số 4.467 người chiếm 4,87% so với dân số toàn huyện nên Thị
trấn Quán Hàu có mật độ dân số cao nhất, với mật độ dân số là 1.387 người /km2. Xã Trường Sơn là một xã vùng núi có diện tích 778,38 km2 chiếm 65,35% so với diện tích toàn huyện, dân số 4.399 người chiếm 4,85% so với dân số toàn huyện nên xã Trường Sơn có mật độ dân số thấp nhất, với mật độ
40
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
a. Tình hình kinh tế
Nông – lâm – ngư nghiệp: Trong nông nghiệp mặc dù còn nhiều khó
khăn về thời tiết, song sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn đáp ứng được mục tiêu và an ninh lương thực cây lúa diện tích tương đối ổn định, năng suất, sản lượng hằng năm đạt khá: năng suất 42,2 tạ/ha (2009) tăng lên 48,49 tạ/ha (2014). Về chăn nuôi, đàn gia súc, gia cầm tăng trưởng vê số lượng và chất lượng. Nhiều mô hình cải tạo đàn gia súc, gia cầm đã được triển khai và ứng dụng rộng rãi. Huyện đã xây dựng chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi, trong giai đoạn 2009 - 2014 đã có 65 hộ nông dân mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chuồng trại, con giống theo hướng sản xuất hàng hoá.
Giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện năm 2009 là 25.789 triệu đồng
đến năm 2014 là 65.681 triệu đồng chiếm 8,13% so với giá trị sản xuất lâm nghiệp toàn tỉnh. Diện tích rừng tính đến năm 2014 là 86.510,9 chiếm 15,57% so với toàn tỉnh. Giai đoạn 2010 - 2014 đã trồng được 600 ha rừng tập trung, 976.000 cây phân tán. Công tác PCCR được triển khai thường xuyên, các
điểm cháy rừng xảy ra được chỉđạo dập tắt kịp thời.
Ngư nghiệp được xác định là một trong những hướng phát triển kinh tế
chủ yếu của huyện. Tính đến nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản đã có sự tăng trưởng khá cụ thể từ năm 2010 là 1.008,4 ha đến năm 2014 là 1.056,2 ha. Năm 2014, giá trị sản xuất thủy sản toàn huyện là 181.145 triệu đồng và chiếm khoảng 7,4% so với toàn tỉnh. Các mô hình mới như nuôi tôm trên cát, tôm càng xanh, cá nước ngọt mang lại hiệu quả giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên đánh bắt hải sản còn gặp không ít khó khăn, thuyền, ngư
lưới cụ còn thô sơ, chưa vươn ra xa khai thác được, đây là một vấn đề cần
41
Về Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Công nghiệp - TTCN có bước
phát triển khá với giá trị sản xuất trong năm 2014 đạt 487.827 triệu đồng , tăng 51% so với năm 2009. Một số sản phẩm được tập trung khai thác, sản xuất như khai thác đá, cơ khí mộc..
Riêng TTCN, giá trị sản xuất hàng năm tăng 15 - 20% do Huyện uỷđã có Nghị quyết chuyên đề và chương trình phát triển, đề ra nhiều giải pháp như: ép ván tre, mộc mỹ nghệ mây tre đan xuất khẩu... Một số cơ sở sản xuất, chế biến đã hình thành, bước đầu giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Huyện đã tổ chức quy hoạch 3 cụm công nghiệp là Quán Hàu, Nam Long, Dinh Mười.
Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn tiếp tục phát triển, các hộ
kinh doanh được đăng ký và quản lý chặt chẽ, nhiều doanh nghiệp thương mại ra đời, kinh doanh nhiều mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống. Các điểm du lịch đã hình thành đi vào hoạt động phục vụ khách nội địa như bãi tắm Hải Ninh, du lịch núi Thần Đinh...
Về xây dựng cơ bản: Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân
cùng làm, UBND huyện đã tích cực huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Đã triển khai chương trình bê tông GTNT và kênh mương, một số tuyến đường chính được đầu tư nâng cấp với tổng chiều dài trên 80km, đến nay ô tô đã đến được trung tâm các xã. Các công tình thuỷ lợi,
điện, trường học... được đầu tư phục vụ cho phát triển kinh tế, dân sinh.
42
Bảng 2.2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Quảng Ninh
giai đoạn 2009 – 2014 Đơn vị: Triệu đồng, % Chỉ tiêu /Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 GDP 1.105.482 1.210.706 1.370.691 1.471.395 1.591.656 1.708.596 Tốc độ tăng GDP - 9,52 13,21 7,35 8,17 7,34 Nông nghiệp 465.719 503.212 591.161 573.307 593.616 618.511 Tỷ trọng so với GDP 42,1 41,6 43,1 39,0 37,3 36,2 Công nghiệp 322.447 352.574 379.535 429.357 487.827 529.664 Tỷ trọng so với GDP 29,2 29,1 27,7 29,1 30,6 31 Dịch vụ 317.316 354.920 399.995 468.731 510.213 560.421 Tỷ trọng so với GDP 28,7 29,3 29,2 31,9 32,1 32,8 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình)
Huyện Quảng Ninh có diện tích 1.191 km2, chiếm 14,76% diện tích toàn tỉnh, trong đó hiện trạng đất sử dụng tính đến năm 2014 là 119.169 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 8.078 ha, đất lâm nghiệp là 99.812 ha,
đất chuyên dùng là 3.705 ha và đất ở là 516 ha. Qua bảng 2.2 ta thấy giai đoạn 2009 – 2014 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện là 9,09%, tốc độ
tăng trưởng kinh tế hằng năm đều trên 7%, đặc biệt từ 2010 đến 2011 tốc độ
43
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tích cực, giảm dần tỷ
trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Cụ
thể từ 2009 giá trị ngành nông nghiệp là 465.719 triệu đồng chiếm tỷ lệ
42,1% đến năm 2014 là 618.511 triệu đồng chiếm tỷ lệ 36,2%, trong khi đó giá trị ngành công nghiệp tăng dần từ năm 2009 là 322.447 triệu đồng chiếm tỷ lệ 29,2% thì đến năm 2014 là 529.664 triệu đồng chiếm tỷ lệ 31% và giá trị
ngành dịch vụ năm 2009 là 317.316 triệu đồng chiếm 28,7% đến năm 2014 là 560.421 triệu đồng chiếm tỷ lệ 32,8%.
b. Dân số, lao động, việc làm
Bảng 2.3. Dân số, lao động và việc làm giai đoạn 2009 – 2014
Đơn vị: Người, %, người/km2
Chỉ tiêu/ Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Dân số 86.637 86.845 87.264 87.869 89.062 90.968 Tốc độ tăng dân số - 0,24 0,48 0,69 1,35 2,1 Mật độ dân số 73 73 73 74 75 76 Lao động 45.829 46.831 48.441 51.427 52.902 55.057 Việc làm 44.495 45.426 46.745 49.369 50.891 52.977 Tăng trưởng việc làm - 2,09 2,90 5,61 3,08 4,09 Tỷ lệ hộ nghèo 27,86 22,74 19,64 15,03 12 11,1 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình)
Dân số huyện Quảng Ninh năm 2013 là 89.062 người, tốc độ tăng dân hàng năm từ 2009 đến 2014 dao động chỉ khoảng từ 0,2% đến hơn 1%. Lực lượng lao động năm 2014 của huyện Quảng Ninh là 55.057 người chiếm 9,6% so với lực lượng lao động toàn tỉnh và chiếm 60,5% dân số toàn huyện. Như vậy, có thể thấy phần lớn dân số của huyện là dân số trẻ, trong độ tuổi lao động. Ngoài ra, tỷ lệ dân số phụ thuộc (chưa đi làm, đi học, già yếu, nội trợ) tương đối thấp. Năm 2014, dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ chiếm
44
khoảng 92% và tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông là trên 95%.
Tổng số lao động của huyện năm 2009 là 45.829 người, chiếm tỷ lệ
52,9% so với tổng dân số, tỷ lệ thất nghiệp chiếm 0,01% đến năm 2014 số lao
động tăng lên 52.977 người, chiếm tỷ lệ 60,5% so với tổng dân số. Tỷ lệ thất nghiệp giảm dần qua các năm từ 2009 là 0,03% đến năm 2012 là 0,05% , năm 2013 là 0,01% và năm 2014 là 9,6% . Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người trên toàn huyện tương đối thấp, năm 2009 là 1.063.000 đồng/ người
đến năm 2013 là 1.489.000 đồng/người và năm 2014 là 1.506.000
đồng/người.
Vấn đề nghèo đói ở huyện Quảng Ninh chủ yếu tập trung ở vùng đồng bào các xã vùng sâu vùng xa, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ đến người dân còn chậm. Đó là lý do tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở
mức cao, chủ yếu tập trung ở các xã như Trường Sơn, Trường Xuân. Xuất phát từ thực trạng đó, huyện đã có nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo như
chính sách tăng cường đầu tư xây dựng, tín dụng ưu đãi, ưu tiên phát triển sản xuất các xã khó khăn nên cho đến nay tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể. Năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện là 27,86% đến năm 2014 giảm xuống còn 11,1%
c. Cơ sở hạ tầng
Về điện lực: Đến năm 2014, huyện Quảng Ninh đang sử dụng hệ thống lưới điện truyền tải 220kV nhằm đảm bảo truyền tải nguồn công suất điện năng từ các nhà máy điện. Trạm trung gian với công suất 64MVA, trạm phân phối với công suất 159,6MVA. Có đường dây 500KV Bắc Nam, đường dây 220KV, đường dây 110KV chạy qua.
Về giao thông vận tải: Huyện Quảng Ninh có tuyến quốc lộ 1A chạy
qua, cầu Quán Hàu bắc qua sông Nhật Lệ. Đường sắt Bắc-Nam chạy qua khu vực trung du của huyện. Trung tâm huyện nằm cách 12 km về phía nam của
45
sân bay Đồng Hới. Đến năm 2013 có khoảng 90% xã, phường, thị trấn có
đường ô tô đến trung tâm xã.
Về bưu chính viễn thông: Mạng lưới bưu chính viễn thông được phát
triển hiện đại và rộng khắp. Đến cuối năm 2014 toàn huyện có 1 bưu cục trung tâm, 15 điểm bưu điện văn hóa xã, 1 đại lý bưu chính chuyển phát, gần 100 trạm thu phát sóng thông tin di động với 80.932 thuê bao điện thoại, trong đó có 34.950 thuê bao cố định, 45.982 thuê bao di động, 15/15 xã đã có