Hoàn thiện công tác quy hoạch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 97 - 99)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch

Theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2015 – 2020 về giáo dục thì đến năm 2015 có 100% xã phường hoàn thành phổ cập trung học cơ sở; 45% trường mầm non, 85% trường trung học, 50% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2020, 50% trường mầm non, 100% trường trung học, 80 - 85% trường trung học cơ

sở và trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2020 có 100% huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học. Trước mục tiêu đặt ra như vậy thì Huyện cần phải xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong đó nêu rõ mỗi ngành và địa phương phải xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực đồng bộ với kế hoạch phát triển chung của mình. Vấn đề hiện nay là cần hiện thực hóa Chiến lược bằng các biện pháp, hành động cụ thể như sau:

Thứ nhất, Phòng giáo dục đào tạo Quảng Ninh cần phải xây dựng kế

88

năm trình Huyện ủy, UBND huyện phê duyệt làm cơ sở cho việc đưa ra các kế hoạch hàng năm của ngành trong việc bồi dưỡng nâng cao, đào tạo lại và tuyển dụng mới nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục. Việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch nguồn nhân lực GD-ĐT nhằm đảm bảo

đủ số lượng về lâu dài, nâng cao chất lượng. Hiện tại cơ cấu nhân lực là phù hợp nhưng phải tính đến cơ cấu nguồn nhân lực cho tương lai, đặc biệt cơ cấu nhân lực về dân tộc. Hiện tại trên địa bàn Huyện có 2 xã miền núi khó khăn nhất là Trường Sơn và Trường Xuân, số lượng cán bộ giáo viên người dân tộc còn rất ít, cần phải có chính sách khuyến khích con em dân tộc tham gia học tập hoặc cử đi học theo hình thức cử tuyển để về phục vụ tại địa phương.

Thứ hai, để thực hiện mục tiêu phát triển GD - ĐT đến năm 2020.

Ngành giáo dục huyện căn cứ từ thực trạng các trường, lớp, sự phát triển về

quy mô học sinh, nhất là hiện trạng nguồn nhân lực GD-ĐT hiện có mà quy hoạch một cách tổng thể, hợp lý như: Rà soát, sàng lọc, bố trí, sắp xếp lại cho phù hợp với đặc điểm của huyện để có kế hoạch cho từng năm hoặc nhiều năm hay từng giai đoạn nhằm đáp ứng đủ nguồn nhân lực GD-ĐT khi quy mô học sinh, trường, lớp đang có xu hướng tăng nhanh; giải quyết chế độ nghỉ

hưu trước tuổi, bố trí lại công việc cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của ngành, đồng thời bổ sung kịp thời lực lượng nhân lực giáo dục trẻ có đủđiều kiện và năng lực để tránh sự hẫng hụt trong tương lai.

Thứ ba, để đảm bảo công tác quy hoạch có hiệu quả Huyện cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động Giáo dục và Đào tạo để đảm bảo chất lượng nhân lực. Trên thực tế, hoạt động quy hoạch nguồn nhân lực chủ yếu do Phòng Giáo dục – Đào tạo đề xuất chứ

Huyện chưa có hoạt động kiểm tra thực tế tại đơn vị. Do đó, Huyện cần phải rà soát, đánh giá, quy hoạch đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý phát triển nhân lực; nâng cao năng lực cán bộ theo hướng chuyên nghiệp hóa.

89

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)