Những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình CVTD tại chi nhánh ngân hàng NoPTNT quận sơn trà – thành phố đà nẵng (Trang 75)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

- CN đã hoàn thành vƣợt mức kế hoạch kinh doanh hàng năm trong đó có kế hoạch CVTD. Dƣ nợ và thu nhập từ hoạt động CVTD tăng trƣởng qua các năm cho thấy hoạt động CVTD đang phát triển tốt và đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Bên cạnh việc đem lại thu nhập trực tiếp từ lãi suất CVTD, việc phát triển hoạt động cho vay

tiêu dùng sẽ làm cho các dịch vụ khác gia tăng nhƣ dịch vụ thẻ ATM, nhắc nợ tín dụng, chuyển tiền liên ngân hàng, thanh toán hóa đơn… góp phần nâng cao thu nhập cho chi nhánh.

- Quy trình cho vay nói chung và CVTD nói riêng đƣợc thực hiện một cách mềm dẻo linh hoạt, đầy đủ, đúng quy định. Phân định rõ trách nhiệm của từng cấp trong quy trình, tạo thuận lợi cho nhân viên trong quá trình cấp TD.

- Thị phần CVTD của NH trên địa bàn có chiều hƣớng tăng, nhiều KH biết và sử dụng dịch vụ CVTD để mua sắm tài sản sinh hoạt hay vay chứng minh tài chính đi du học, du lịch… Mặc dù sự cạnh tranh trên địa bàn giữa các NH và giữa NH với các công ty tài chính ngày càng gay gắt, nhiều NHTM mở PGD, CN trên địa bàn Quận Sơn Trà, tiếp thị đến khách vay với thủ tục đơn giản, không cần tài sản bảo đảm… song KH vẫn tin tƣởng và sử dụng dịch vụ CVTD tại NH. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển hoạt động CVTD mà CN cần quan tâm là sự nổ lực hết mình của đội ngũ cán bộ công nhân viên, sự thay đổi trong phong cách giao dịch và mối quan hệ lâu dài với các đơn vị sử dụng dịch vụ chuyển lƣơng qua thẻ tại CN.

- Chất lƣợng CVTD đƣợc cải tiến dần qua các năm, sản phẩm CVTD đa dạng phù hợp với nhu cầu thị trƣờng. Nhờ ứng dụng công nghệ tiên tiến, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, trong đó có CVTD góp phần nâng cao tính cạnh tranh và uy tín ngân hàng.

- Cơ cấu dƣ nợ CVTD ổn định và phù hợp với định hƣớng và mục tiêu NH đặt ra trong từng giai đoạn. Nhờ sự chỉ đạo thƣờng xuyên của lãnh đạo, việc bám sát kế hoạch kinh doanh giao khoán của từng phòng ban, phòng giao dịch,... CN luôn giữ ổn định cơ cấu dƣ nợ CVTD, do đặc thù của hoạt động CVTD nên tỷ lệ cho vay trung dài hạn cao hơn cho vay ngắn hạn, tuy nhiên cơ cấu dƣ nợ cho vay chung tại CN là cân đối, phù hợp với kế hoạch do cấp trên giao phó.

- Việc kiểm soát rủi ro trong CVTD tƣơng đối tốt và luôn đƣợc CN đặt lên hàng đầu, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. Các CBTD thƣờng xuyên rà soát, đôn đốc KH trong công tác thu hồi nợ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nợ quá hạn phát sinh.

2.3.2. Những hạn chế và ngu ên nhân ảnh hƣởng tới hoạt động cho va tiêu dùng tại Agrbank Sơn Trà

a. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nêu trên, hoạt động CVTD tại chi nhánh vẫn còn một số tồn tại hạn chế cần khắc phục để hoạt động CVTD ngày càng ổn định và hiệu quả hơn.

- Một là, mặc dù trong thời gian qua dƣ nợ CVTD có tăng song vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng kinh tế của Quận và nguồn lực của NH. Nhiều nhu cầu CVTD của KH vẫn chƣa đƣợc đáp ứng hoặc đáp ứng chƣa đầy đủ, mặc dù họ thỏa mãn đầy đủ các điều kiện vay nhƣng do chƣa biết đến các sản phẩm CVTD của NH cũng nhƣ tâm lý e ngại nhiều thủ tục rƣờm rà khi làm hồ sơ vay.

- Hai là, hiện tại Agribank đã triển khai rất nhiều sản phẩm CVTD, nhƣng tại CN chỉ tập trung vào các sản phẩm truyền thống nhƣ cho vay mua nhà và đất ở, xây dựng sửa chữa nhà ở, các sản phẩm CVTD mới đã triển khai nhƣng chƣa thật sự đƣợc chú trọng nhƣ cho vay chứng minh tài chính đi du lịch, du học, cho vay mua phƣơng tiện đi lại, thẻ tín dụng…. Tỷ trọng các sản phẩm này trong cơ cấu cho vay tiêu dùng còn rất thấp. Sản phẩm cho vay tiêu dùng chƣa có sự khác biệt và đa dạng nhƣ các NHTM CP khác.

- Ba là, mặc dù thời gian chi nhánh đã quan tâm nhiều đến yếu tố cạnh tranh song tính cạnh tranh với các NHTM CP khác trên địa bàn vẫn chƣa cao, điều này thể hiện rõ ở yếu tố lãi suất CVTD chƣa linh hoạt, còn cao hơn so với các loại hình cho vay khác và so với các NHTM cổ phần khác trên địa

bàn. Bên cạnh đó mức cho vay tín chấp vẫn còn thấp hơn nhiều so với các NHTM CP khác và so với quy định của Agribank. Việc sử dụng các tài sản bảo đảm là động sản vẫn còn dè chừng do tính rủi ro của nó, chi nhánh chỉ chủ yếu nhận tài sản bảo đảm là bất động sản.

- Bốn là, công tác truyền thông, marketing, chăm sóc khách hàng trong cho vay tiêu dùng chƣa thật sự đƣợc chi nhánh chú trọng. Chi nhánh chƣa chủ động trong việc giới thiệu các sản phẩm CVTD đến với khách hàng, nhiều ngƣời dân trên địa bàn có nhu cầu vay vốn vẫn chƣa có thông tin đầy đủ về các sản phẩm cho vay của chi nhánh. Mặc dù cho vay tiêu dùng mang lại một nguồn lợi không nhỏ cho chi nhánh song công tác chăm sóc, tiếp thị khách hàng vay tiêu dùng chƣa thật sự đƣợc quan tâm, chƣa có chính sách cụ thể trong việc chăm sóc khách hàng truyền thống cũng nhƣ tiếp cận KH mới.

- Năm là, đội ngũ nhân sự của phòng tín dụng còn thiếu, lực lƣợng cán bộ tín dụng còn quá mỏng so với nhu cầu thực tế hơn nữa còn kiêm nhiệm thêm công tác dịch vụ và tin học từ đó làm giảm năng suất lao động trong công việc, giảm tính chuyên nghiệp. Trong khi quy mô món vay tiêu dùng nhỏ nhƣng số lƣợng món vay nhiều từ đó ảnh hƣởng đến việc thẩm định, quản lý và giám sát khoản vay sau cho vay. Điều này dễ dẫn đến rủi ro trong hoạt động CVTD.

- Sáu là, mức phán quyết của các PGD còn thấp, tối đa 2 tỷ đồng/ một khách hàng vay, do vậy mỗi khi khách hàng có nhu cầu vay cao hơn phải thực hiện hồ sơ vƣợt quyền phán quyết điều này gây chậm trễ trong công tác xử lý hồ sơ vay, gây phiền hà cho khách hàng. Khi xã hội phát triển, đời sống nâng cao, nhu cầu về vay tiêu dùng mua sắm nhà ở trong dân cƣ lớn cộng với sự tăng giá của bất động sản trên địa bàn Quận Sơn Trà nhƣ hiện nay thì mức phán quyết đối với PGD nhƣ thế này sẽ gây cản trở trong việc phát triển hoạt động CVTD tại chi nhánh.

- Bảy là, do áp lực công việc cũng nhƣ áp lực trong kế hoạch giao khoán, đôi lúc CBTD thực hiện chƣa đúng một số bƣớc trong quy trình cho vay dễ dẫn đến sai sót gây tổn thất cho ngân hàng. Thêm vào đó còn có một số KH phàn nàn về thủ tục vay vốn rƣờm rà và thời gian giải quyết hồ sơ vay còn chậm. Công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng CVTD chƣa thật sự mang lại hiệu quả, chƣa giúp chi nhánh đo lƣờng rủi ro của KH.

b. Nguyên nhân của hạn chế * Nguyên nhân bên ngoài

- Thời gian qua hoạt động của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Quận lâm vào tình trạng khó khăn, thu nhập của ngƣời lao động giảm sút, mất việc làm, điều này đã có tác động lớn đến hoạt động CVTD.

- Lãi suất hiện tại có ổn định hơn song thời gian qua đã có nhiều thay đổi làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động CVTD, với lãi suất cho vay thả nỗi, thu phí phạt trả nợ trƣớc hạn… làm cho KH hạn chế VTD.

- Tâm lý e ngại của người tiêu dùng: Do nhận thức của ngƣời dân về lợi ích khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của NH còn hạn chế, họ e ngại và cho rằng thủ tục vay vốn rƣờm rà, mất thời gian. Thêm vào đó nhiều ngƣời dân trên địa bàn Quận có nguồn thu nhập chủ yếu từ thu mua hải sản, buôn bán tại các chợ và cảng cá họ không có giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập cũng nhƣ ngại kê khai thu nhập thực của mình do vậy rất khó khăn trong công tác thẩm định CVTD. Hơn nữa ngƣời dân thƣờng có thói quen cần cù chịu khó, tiết kiệm, thƣờng tích lũy đủ mới mua sắm tài sản.

- Sự cạnh tranh gay gắt: Trong xu thế hội nhập, nhiều NH liên tục đƣợc thành lập làm giảm thị phần của NH, các công ty tài chính ra đời kèm với các sản phẩm CVTD linh hoạt, đa dạng, các NH xu hƣớng tập trung vào thị trƣờng bán lẻ làm cho thị trƣờng CVTD ngày càng cạnh tranh gay gắt. Các NHTM CP trên địa bàn cho vay với gói lãi suất ƣu đãi trong thời gian đầu hay

không cần tài sản thế chấp, thủ tục vay đơn giản hơn đã thu hút đƣợc nhiều đối tƣợng KH vay tiêu dùng. Ngoài ra, các công ty BH cũng cho các KH mua bảo hiểm của họ vay lại với số tiền tƣơng đƣơng giá trị hợp đồng bảo biểm… cũng là nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế quy mô CVTD tại đơn vị.

* Nguyên nhân bên trong

- Công tác truyền thông trong hoạt động CVTD còn hạn chế. Mặc dù CVTD đóng một vai trò không nhỏ trong hoạt động cho vay tại đơn vị song công tác quảng bá sản phẩm, chăm sóc KH ít đƣợc quan tâm. Từ trƣớc đến nay, NH chỉ hƣớng tới đối tƣợng chủ yếu là doanh nghiệp và các KH có số dƣ lớn về nguồn vốn chƣa có sự quan tâm đúng mức đến KH vay cá nhân đặc biệt là VTD cũng nhƣ việc tiếp thị quảng cáo các sản phẩm CVTD đến ngƣời dân, nhiều KH có nhu cầu VTD song họ vẫn chƣa biết đến các sản phẩm cho vay, đôi lúc KH còn nhầm tƣởng tại các PGD chỉ có hoạt động huy động vốn. - Đối tượng và mức CVTD tín chấp còn hạn chế so với nhu cầu vay vốn, chƣa đủ sức cạnh tranh với các NHTM cổ phần khác trên địa bàn. Hiện tại CN chỉ giải quyết cho vay tín chấp đối với các KH có quan hệ chuyển lƣơng qua tài khoản tại ngân hàng với mức trung bình khoảng 50 triệu đồng, chƣa áp dụng cho vay tín chấp đối với các KH chuyển lƣơng qua thẻ tại CN Agribank khác hay NHTM cổ phần khác. Điều này làm hạn chế việc phát triển hoạt động CVTD bởi nhu cầu VTD và thu nhập của các đối tƣợng KH này ngày càng cao, trong khi mức cho vay này duy trì đã nhiều năm qua. Hơn nữa, thực tế số lƣợng KH công tác trong lực lƣợng công an quân đội, các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn Sơn Trà rất đông, bản thân họ có nhu cầu VTD song họ không thể vay vốn tín chấp tại CN, thậm chí có nhiều KH đã có quan hệ tiền gởi lâu năm.

- Thực tế tại NH chỉ chú trọng đến TSBĐ là bất động sản đối với khách hàng vay cá nhân, các loại động sản nhƣ ô tô, tàu cá,… chƣa đƣợc CN quan

tâm, còn e ngại khi sử dụng làm TSBĐ, trong khi đó các tài sản này lại có giá trị rất lớn và phổ biến trên địa bàn Quận Sơn Trà là một quận phát triển du lịch và đánh bắt thủy sản nhƣ hiện nay.

- Với địa bàn trải dài, số lƣợng cán bộ làm công tác tín dụng hạn chế gây tình trạng quá tải trong công việc, hiện tại CN chỉ có 6 cán bộ tín dụng, trong đó có cán bộ còn kiêm nhiệm công tác tin học và mãng dịch vụ. Đây chính là yếu tố hạn chế trong công tác chăm sóc KH và kiểm tra giám sát khoản vay. Bên cạnh đó CBTD còn đƣợc giao khoán các chỉ tiêu khác về huy động vốn và dịch vụ nên phần nào ảnh hƣởng đến công tác phát triển hoạt động CVTD.

KẾT UẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, luận văn đã giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Quận Sơn Trà Đà Nẵng và kết quả hoạt động của chi nhánh giai đoạn 2014-2016.

Qua việc phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh thời gian qua, có thể nhận thấy rằng: cho vay tiêu dùng đang mang lại hiệu quả thiết thực trong hoạt động kinh doanh, là một mảng kinh doanh chiến lƣợc mà chi nhánh cần phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế chƣa thật sự phù hợp với thực tiễn và hoạt động kinh doanh tại đơn vị mình. Vì vậy, những kết quả nghiên cứu trình bày trong chƣơng 2 là cơ sở quan trọng để đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN SƠN TRÀ

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1. C N CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Từ kết quả phân tích thực trạng hoạt động cho va tiêu dùng tại Agribank Quận Sơn Trà

Nhƣ chúng ta đã biết, việc đƣa ra những giải pháp để giải quyết bất cứ vấn đề gì thì các căn cứ là hết sức quan trọng, đặc biệt nhất là tình hình thực tế, thực trạng của vấn đề đó. Do vậy, căn cứ chủ yếu để đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh là kết quả phân tích tình hình cho vay tiêu dùng thời gian qua tại Agribank Sơn Trà Đà Nẵng.

Qua việc phân tích tình hình CVTD tại chi nhánh Agribank Sơn Trà Đà Nẵng đề tài đã rút ra đƣợc một số tồn tại hạn chế cần khắc phục sau:

- Công tác truyền thông, marketing trong CVTD chƣa thật sự đƣợc chi nhánh chú trọng, nhiều ngƣời dân trên địa bàn có nhu cầu vay vốn vẫn chƣa có thông tin đầy đủ về các sản phẩm cho vay của chi nhánh.

- Mặc dù dƣ nợ cho vay tiêu dùng tăng song vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng kinh tế của Quận và nguồn lực của NH. Mức dƣ nợ bình quân trên một khách hàng còn thấp, đôi lúc chƣa thỏa mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Chi nhánh chỉ tập trung vào các sản phẩm truyền thống, các sản phẩm CVTD mới đã triển khai nhƣng chƣa thật sự đƣợc chú trọng. Sản phẩm cho vay tiêu dùng chƣa có sự khác biệt và đa dạng nhƣ các NHTM CP khác.

so với các loại hình cho vay khác và so với các NHTM CP khác trên địa bàn. Việc sử dụng TSBĐ là động sản còn dè chừng, chủ yếu dùng TSBĐ là bất động sản. Do áp lực công việc cũng nhƣ áp lực trong kế hoạch giao khoán, đôi lúc CBTD thực hiện chƣa đúng một số bƣớc trong quy trình cho vay, dễ dẫn đến sai sót gây tổn thất cho ngân hàng, có những món vay thời gian giải quyết còn chậm.

- Công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng CVTD còn mang tính hình thức chƣa thật sự mang lại hiệu quả, chƣa giúp chi nhánh đo lƣờng rủi ro của khách hàng trong cho vay tiêu dùng.

- Đội ngũ cán bộ tín dụng còn mỏng, tính chuyên nghiệp chƣa cao, trong khi đó quy mô món vay tiêu dùng nhỏ, số lƣợng món vay nhiều từ đó ảnh hƣởng đến việc thẩm định, quản lý và giám sát khoản vay sau cho vay. Điều này dễ dẫn đến rủi ro trong hoạt động CVTD.

- Mức phán quyết của các PGD còn thấp, tối đa 2 tỷ đồng/ 1 khách hàng vay, điều này gây chậm trễ trong công tác xử lý hồ sơ vay.

Bên cạnh đó, việc tìm ra nguyên nhân của những tồn tại nói trên là một

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình CVTD tại chi nhánh ngân hàng NoPTNT quận sơn trà – thành phố đà nẵng (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)