6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK
AGRIBANK SƠN TRÀ
2.2.1. Bối cảnh môi trƣờng tác động đến hoạt động cho va tiêu dùng tại Agribank Sơn Trà
Quận Sơn Trà là một trong 7 quận (huyện) của thành phố Đà Nẵng, có diện tích tự nhiên 63,39 km2. Đến cuối năm 2015 dân số trung bình 153.940 ngƣời, mật độ dân số 2.428 ngƣời/km2. Với nguồn lao động 101.589 ngƣời, trong đó dân số trong độ tuổi có khả năng lao động là 99.768 ngƣời, dân số ngoài độ tuổi có tham gia lao động là 1.821 ngƣời. Với lực lƣợng lao động dồi dào và mật độ dân cƣ cao nhƣ vậy là yếu tố thuận lợi để phát triển hoạt động CVTD trên địa bàn. Bên cạnh đó, Quận Sơn Trà đã hình thành khu công nghiệp, cụm công nghiệp … từng bƣớc thu hút đầu tƣ và tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân trong vùng. Khi thu nhập tăng kéo theo nhu cầu về tiêu dùng hàng hóa dịch vụ sẽ gia tăng. Đây là một yếu tố thuận lợi cho việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.
Cùng với sự phát triển kinh tế của thành phố, đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện. Mặc dù đã có nhiều thay đổi trong thời gian qua song địa bàn Quận Sơn Trà vẫn đang trong quá trình chỉnh trang, quy hoạch đô thị, hình thành các cụm dân cƣ mới, mật độ xây dựng, sửa chữa nhà ở trong dân cƣ cao, nhu cầu mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện đi lại nhiều. Đây là tiềm năng tƣơng đối lớn để đầu tƣ CVTD mua đất, xây dựng sửa chữa nhà ở, mua ô tô, trang thiết bị gia đình...
Đến 31/12/2016 trên địa bàn quận Sơn Trà có hơn 10 ngân hàng mở chi nhánh và phòng giao dịch nhƣ Agribank, Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, Eximbank, Ngân hàng đầu tƣ và phát triển, ngân hàng Á Châu, ngân hàng Quân đội... Trong xu thế cạnh tranh khốc liệt để hoạt động kinh doanh tăng trƣởng, Agribank Quận Sơn Trà thƣờng xuyên đƣa ra các hình
thức cho vay đa dạng, linh hoạt, chủ động tìm kiếm KH và phân loại KH theo từng nhóm để có chính sách riêng, phù hợp với mỗi nhóm khách hàng.
Agribank Sơn Trà với ƣu thế về mạng lƣới hoạt động rộng khắp và là chi nhánh hình thành đầu tiên trên địa bàn Quận nên đã chiếm một phần không nhỏ về quy mô cũng nhƣ thị phần trên địa bàn cả về huy động vốn lẫn tín dụng. Với lợi thế đó cũng nhƣ việc nhận thấy lợi ích, tiềm năng của việc CVTD, ngay từ những ngày đầu thành lập CN đã chú trọng và là CN đi đầu trong chiến lƣợc CVTD của Agribank Đà Nẵng. Hiện nay, hoạt động CVTD đang đƣợc triển khai rộng rãi với nhiều đối tƣợng khác nhau và đã đạt đƣợc những thành công bƣớc đầu tạo tiền đề phát triển trong tƣơng lai.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nƣớc đã đƣa ra nhiều biện pháp nhằm thực hiện chủ trƣơng kiềm chế lạm phát; thực hiện chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, thận trọng; tái cấu trúc hệ thống ngân hàng; xử lý nợ xấu; khống chế lãi suất... tạo môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định góp phần phát triển hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.
2.2.2. Công tác tổ chức thực hiện cho va tiêu dùng tại Agribank Sơn Trà
a. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Agribank
Hiện tại, trình tự thủ tục cấp tín dụng đối với các khoản vay tại NHNo&PTNT đƣợc ban hành theo Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam và quyết định số 836/QĐ-NHNo-HSX ngày 07/8/2014 về việc ban hành quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Na.
Theo mô hình cấp tín dụng mới, các khâu trong chu trình xử lý tín dụng đề xuất, phê duyệt, giải ngân và theo dõi khoản vay đƣợc tách bạch và phân cấp rõ ràng, tăng tính độc lập, minh bạch và an toàn trong hoạt động tín dụng.
* Quy trình cho vay đƣợc tiến hành theo các bƣớc nhƣ sau:
Bước 1: Thẩm định các điều kiện cho vay: Ngƣời thẩm định thực hiện các bƣớc sau
Tiếp nhận và hƣớng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn: đối với KH có quan hệ vay vốn lần đầu và đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng tại Agribank.
Thẩm định và lập báo cáo thẩm định: rà soát, đánh giá tính đầy đủ hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, tổng hợp thông tin quan hệ tín dụng của KH, xếp hạng KH, thẩm định các điều kiện vay vốn nhƣ năng lực, mục đích vay vốn, khả năng tài chính, tài sản bảo đảm của KH và lập báo cáo thẩm định.
Bước 2: Kiểm soát hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định
Ngƣời kiểm soát khoản vay tiến hành kiểm soát tính hợp pháp hợp lệ và đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn, kiểm soát việc chấm điểm xếp hạng khách hàng, kiểm soát nội dung báo cáo thẩm định
Bước 3: Thông qua hồ sơ khoản vay tại Hội đồng tín dụng (Áp dụng đối với các khoản vay phải thông qua hội đồng tín dụng)
Bước 4: Phê duyệt khoản vay
Ngƣời phê duyệt khoản vay quyết định cho vay hay không cho vay theo thẩm quyền quyết định cấp tín dụng.
Bước 5: Soạn thảo, kiểm soát và ký kết Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay
- Ngƣời quản lý khoản vay soạn thảo Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, phối hợp cùng KH điền thông tin vào đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu có).
- Ngƣời kiểm soát khoản vay kiểm soát nội dung các hợp đồng và ký nháy từng trang.
- Ngƣời có thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Bước 6: Khai báo, phê duyệt thông tin vào hệ thống Ipcas
Ngƣời quản lý khoản vay khai báo thông tin, ngƣời kiểm soát khoản vay phê duyệt thông tin đã khai báo đảm bảo khớp đúng với thông tin trên hồ sơ.
Bước 7: Giải ngân khoản vay
- Ngƣời quản lý khoản vay tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ giải ngân - Ngƣời kiểm soát khoản vay kiểm tra và phê duyệt khoản vay - GDV nhận hồ sơ bàn giao, kiểm soát và giải ngân vốn vay.
Bước 8: Phân kỳ hạn nợ
- Ngƣời quản lý khoản vay hoặc giao dịch viên căn cứ vào hợp đồng tín dụng và ngày thực tế giải ngân phân kỳ hạn nợ.
Bước 9: Kiểm tra giám sát sau khi cho vay
Ngƣời quản lý khoản vay thực hiện kiểm tra giám sát sau khi cho vay với các nội dung chính sau: mục đích sử dụng vốn vay, biến động của TSBĐ, tình hình trả nợ gốc lãi, chấm điểm xếp hạng khách hàng... từ đó đề xuất các biện pháp xử lý cần thiết.
Bước 10: Thu hồi nợ, cơ cấu thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thu hồi nợ trước hạn, phân loại nợ.
Ngƣời quản lý khoản vay theo dõi, thông báo đôn đốc thu hồi nợ, đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ cũng nhƣ chuyển NQH, thu hồi nợ trƣớc hạn. Định kỳ chấm điểm KH theo quy định chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ.
Bước 11: Thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và giải chấp tài sản bảo đảm
b. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Hiện tại, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện theo quyết định 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 của Tổng giám đốc về ban hành Hƣớng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm khách hàng
trên hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNo&PTNT Việt Nam; Quyết định 475/QĐ-NHNo-XLRR ngày 20/4/2015 về Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quy Định Hƣớng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm khách hàng trên hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNo&PTNT Việt Nam.
Thông qua việc chấm điểm xếp hạng KH trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cán bộ NH đánh giá khả năng xảy ra rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của mình. Mức độ rủi ro thay đổi theo từng KH và đƣợc xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào thông tin tài chính và phi tài chính sẵn có của KH tại thời điểm chấm điểm tín dụng.
Mục đích của việc chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng đƣợc thực hiện nhằm hỗ trợ ngân hàng trong việc:
- Ra quyết định cấp tín dụng: phê duyệt hay không phê duyệt khoản vay, xác định mức cho vay, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay...
- Giám sát và đánh giá khách hàng vay khi khoản tín dụng còn dƣ nợ, hạng KH cho phép ngân hàng lƣờng trƣớc những dấu hiệu cảnh báo sớm cho thấy khoản vay đang có chất lƣợng xấu đi và có biện pháp đối phó kịp thời.
Nguyên tắc chấm điểm tín dụng là trong quá trình chấm điểm ngƣời chấm điểm sẽ thu đƣợc điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng KH.
- Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng mà CBTD xác định đƣợc sau khi phân tích tiêu chí đó.
- Điểm tổng hợp để xếp hạng KH bằng điểm ban đầu nhân với trọng số. - Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng xét trên góc độ tác động đến rủi ro tín dụng.
Thông thƣờng một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5 khoảng giá trị chuẩn tƣơng ứng với 5 mức điểm là 20, 40, 60, 80, 100 (điểm ban đầu). Nhƣ vậy đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của KH là một trong 5 mức kể trên, tuỳ thuộc vào mức thực tế KH đạt đƣợc nằm trong khoảng giá trị chuẩn
nào trong 5 khoảng giá trị chuẩn đã đƣợc xác định.
Quy trình chấm điểm tín dụng đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau: * Bước 1: Thu thập thông tin
CBTD tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về KH từ các nguồn: hồ sơ do KH cung cấp nhƣ giấy tờ pháp lý, phỏng vấn trực tiếp KH.
* Bước 2: Chấm điểm các thông tin về nhân thân và khả năng trả nợ của người vay
- Chấm điểm các thông tin về nhân thân ( xem phụ lục 01) - Chấm điểm khả năng trả nợ của người vay (xem phụ lục 02)
CB chấm điểm tổng hợp điểm theo nguyên tắc sau:
- Các chỉ tiêu về nhân thân: chiếm tỷ trọng 60% trong tổng số điểm - Các chỉ tiêu về khả năng trả nợ: chiếm 40% trong tổng số điểm.
Tổng điểm quy đổi theo tỷ trọng sẽ dùng để đánh giá KH làm căn cứ ra quyết định cho vay theo bảng sau:
Loại Số điểm đạt được
AAA 90 -100 AA 80 - < 90 A 73 - < 80 BBB 70 - < 73 BB 63 - <7 0 B 60 - < 63 CCC 56 - < 60 CC 53 - < 56 C 44 - < 53 D < 44
- Có TSBĐ: chấm theo các tiêu chí trình bày ở phụ lục 03
+ Kết quả chấm điểm TSBĐ để xếp loại khách hàng theo bảng sau:
Điểm Xếp loại Đánh giá
>= 22 A Mạnh
12-21 B Trung bình
< 12 C Thấp
* Bước 4: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng
Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH cá nhân đƣợc NH ứng dụng trong việc ra quyết định cấp TD nhƣ hƣớng dẫn ở bảng sau:
Đánh giá xếp loại AAA AA A BBB BB B CCC CC C D
Xếp loại rủi ro
Đánh giá TSBĐ
Rủi ro thấp Rủi ro trung
bình Rủi ro cao
A (Mạnh) Xuất sắc Tốt Trung bình/Từ chối
B (Trung bình) Tốt Trung bình
Từ chối
C (Thấp) Trung bình TB/Từ chối
Trƣờng hợp
không có TSBĐ Trung bình
Cho vay theo chính sách của NN hoặc BL của
tổ chức CT-XH
Từ chối
2.2.3. Phân tích các hoạt động ngân hàng đã thực hiện nhằm đạt các mục tiêu cho va tiêu dùng
a. Về thực hiện kế hoạch cho vay tiêu dùng của Agribank Sơn Trà giai đoạn 2014-2016
Các năm qua CN đều hoàn thành và vƣợt mức chỉ tiêu kế hoạch về dƣ nợ CVTD, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. Cụ thể dƣ nợ CVTD/kế hoạch dƣ nợ CVTD qua các năm nhƣ sau: 65/60 tỷ (năm 2014), 92/84 tỷ (năm 2015), 114/112 tỷ (năm 2016). Năm 2014 tỷ lệ NQH CVTD/tổng dƣ nợ cho vay là 0,8%. Chỉ
riêng năm 2015 tỷ lệ NQH CVTD/tổng dƣ nợ tăng đến 3,4% (trong khi đó kế hoạch giao <3%), đến 2016 CN đã tích cực thu hồi NQH do vậy tỷ lệ này đã giảm xuống còn 0,8%. 60 84 112 65 92 114 0 20 40 60 80 100 120 2014 2015 2016 (Tỷ) Kế hoạch Thực hiện
Biểu đồ 2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch CVTD của Agribank CN Quận Sơn Trà giai đoạn 2014-2016
- Hạn chế: thu nhập từ hoạt động CVTD các năm qua có tăng song tốc độ tăng thu nhập CVTD lại có xu hƣớng giảm từ 27% năm 2014 xuống còn 16% năm 2016, kế hoạch là 20%. Thị phần CVTD của Agribank Sơn Trà so với Agribank TP Đà Nẵng bình quân 12%, trong khi kế hoạch là 15%.
b. Các sản phẩm CVTD đã triển khai
Chi nhánh Ngân hàng No& PTNT Quận Sơn Trà là một trong những Chi Nhánh đi đầu của NHNo&PTNT Đà Nẵng trong chiến lƣợc phát triển cho vay tiêu dùng. Hiện nay, hoạt động cho vay tiêu dùng đang đƣợc ngân hàng triển khai rộng rãi đối với nhiều đối tƣợng khách hàng khác nhau và đã đạt đƣợc những thành công bƣớc đầu, tạo tiền đề phát triển trong tƣơng lai. Dƣ nợ cho vay tiêu dùng của Chi nhánh không ngừng tăng cao, đã góp phần làm tăng tổng dƣ nợ, từ đó làm tăng thu nhập cho toàn Chi nhánh.
Hiện nay các sản phẩm CVTD tại Agribank Chi nhánh Sơn Trà bao gồm các loại sau:
1. Cho vay mua nhà ở, đất ở 2. Sửa chữa xây mới nhà
3. Mua, sửa chữa phƣơng tiện đi lại 4. Học tập, du lịch, chữa bệnh
5. Cho vay thấu chi, thẻ tín dụng 6. Các nhu cầu tiêu dùng khác.
Mặc dù, Agribank đã ban hành nhiều sản phẩm CVTD song tại CN vẫn chỉ chú trọng sản phẩm cho vay mua nhà đất ở, sửa chữa xây mới nhà ở, các sản phẩm còn lại chỉ mới triển khai một cách đơn lẻ, chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
c. Các hoạt động chi nhánh đã áp dụng trong thời gian qua
- Giao chỉ tiêu dƣ nợ cho vay, số lƣợng KH, tỷ lệ thu lãi, tỷ lệ nợ xấu... đến từng phòng ban, từng CBTD, dựa vào kết quả đó để đánh giá xếp loại hàng tháng, hàng quý. Hoạt động này đã tạo động lực cho từng cán bộ phát huy hết năng lực, tận dụng các mối quan hệ để tiếp thị mở rộng phát triển hoạt động CVTD. Song đôi lúc vẫn có mặt trái của nó đó là do áp lực về doanh số nên dễ dẫn đến tình trạng nới lỏng trong công tác thẩm định, cho vay tràn lan, tăng rủi ro tín dụng. Mặc dù vậy, hoạt động CVTD thời gian qua đƣợc kiểm soát chặt chẽ từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến giải ngân, quản lý khoản vay sau cho vay nên dƣ nợ CVTD phát triển ổn định và tỷ lệ nợ xấu giữ ở mức thấp.
- Thực hiện các chƣơng trình tiếp thị KH theo các đơn vị, địa bàn đƣợc phân công, nhất là các đơn vị có quan hệ thanh toán lƣơng qua tài khoản thẻ ATM. Tiếp cận tìm hiểu nhu cầu của nhiều đối tƣợng KH khác nhau nhƣ hộ gia đình, cán bộ công nhân viên,... để tƣ vấn các sản phẩm cho vay phù hợp. Song lƣợng CBTD còn mỏng kèm với thời gian hạn chế nên công tác này còn nhiều thụ động, chƣa thật sự phát huy hết hiệu quả.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông tuyên truyền đến KH thông qua băng rôn, tờ rơi quảng cáo... Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, phát triển cho vay
dƣới nhiều hình thức mới nhƣ cho vay chứng minh tài chính, cho vay theo các