6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.1. Nhóm các nhân tố bên ngoài
Đây là nhóm nhân tố NHTM không thể kiểm soát đƣợc, bao gồm: môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng háp lý, môi trƣờng văn hóa xã hội, định hƣớng phát triển và chủ trƣơng chính sách của Nhà Nƣớc.
a. Môi trường pháp lý
Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh là cơ sở để phát triển thị trƣờng tín dụng an toàn, thúc đẩy các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ tài chính chất lƣợng cao cho dân cƣ, đảm bảo quyền lợi cho cả ngƣời cho vay và ngƣời đi vay. Môi trƣờng pháp lý bao gồm những văn bản pháp luật của Nhà nƣớc, là một nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Nếu một xã hội có môi trƣờng pháp lý chặt chẽ, quy định rõ ràng đồng bộ, đầy đủ
và kịp thời sẽ tạo cơ hội phát triển cho hoạt động cho vay tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh, là cơ sở pháp lý để giải quyết các khiếu nại, tranh chấp trong hoạt động CVTD. Ngƣợc lại, một xã hội tồn tại hệ thống luật pháp chằng chịt, không rõ ràng, đầy đủ sẽ gặp khó khăn cho hoạt động cho vay tiêu dùng, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội.
Cho vay tiêu dùng là hoạt động đem lại lợi nhuận cao nhƣng rủi ro lớn, số lƣợng món vay nhiều nhƣng chất lƣợng thông tin về khách hàng không cao. Chính vì vậy, yêu cầu về một môi trƣờng pháp lý hoàn thiện để điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng là rất cần thiết.
b. Môi trường kinh tế
Môi trƣờng kinh tế là một trong những yếu tố tác động mạnh đến nhu cầu vay tiêu dùng của ngƣời dân. Cho vay tiêu dùng là hoạt động có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế, sự biến động cho vay tiêu dùng gắn bó chặt chẽ với sự biến động của môi trƣờng kinh tế. Doanh số cho vay tiêu dùng tăng lên khi nền kinh tế phát triển, khi ngƣời dân cảm thấy an tâm về tƣơng lai cũng nhƣ nhìn thấy đƣợc những nguồn thu đem lại để chi trả cho những nhu cầu trong hiện tại. Sự ổn định kinh tế vĩ mô tạo cơ hội để hoạt động CVTD phát triển hiệu quả. Kinh tế ổn định, đặc biệt là ổn định về tiền tệ với các chỉ tiêu về giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát… làm cho các NH yên tâm khi cho vay vốn, đồng thời các đối tƣợng vay vốn có thêm việc làm, tăng thu nhập, giúp cho họ an tâm về thu nhập của mình từ đó tăng các khoản vay.
Ngƣợc lại, khi nền kinh tế suy thoái, phát triển không ổn định sẽ hạn chế hoạt động CVTD của các trung gian tài chính. Môi trƣờng kinh tế bất ổn sẽ tác động xấu đến các khoản tín dụng và dễ dẫn tới đổ vỡ tín dụng. Hơn nữa, thu nhập trong tƣơng lai của ngƣời tiêu dùng trở nên bấp bênh, các chi phí biến động, họ không thể dự đoán và kiểm soát đƣợc thu nhập và chi tiêu của mình, do vậy họ phải hạn chế các khoản vay tiêu dùng trong hiện tại.
Một nền kinh tế ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi để cả các định chế tài chính và khách hàng tham gia vào hoạt động tín dụng tiêu dùng.
c. Môi trường văn hoá-xã hội
Những yếu tố thuộc về văn hóa xã hội nhƣ thói quen sử dụng các sản phẩm ngân hàng, tỷ lệ tiết kiệm, trình độ dân trí, nhu cầu, thị hiếu … ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu ở một xã hội thói quen chi tiêu của ngƣời dân chỉ dừng ở mức độ là các mặt hàng thiết yếu thì tại đó NH khó có thể phát triển CVTD. Hay tại một xã hội mà ngƣời dân có thói quen tiết kiệm, tỷ lệ tiết kiệm trên tổng thu nhập cao thì NH cũng không có cơ hội mở rộng hoạt động CVTD. Mức độ giao dịch qua NH, quan niệm về NH, thói quen sử dụng các phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt… là những yếu tố tác động rất lớn đến dịch vụ NH và hoạt động cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, trình độ dân trí cao, thu nhập bình quân đầu ngƣời của dân cƣ cao tạo cơ hội để mở rộng các dịch vụ ngân hàng trong đó có CVTD.
d. Định hướng phát triển và chủ trương chính sách của Nhà nước
Các chính sách kinh tế hay định hƣớng phát triển của Nhà nƣớc đều có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển hoạt động CVTD. Nếu định hƣớng phát triển và chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc kích thích sự phát triển kinh tế ổn định, bền vững là dựa vào tiêu dùng trong nƣớc cũng nhƣ thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, thì GDP tăng lên, thu nhập của ngƣời dân đƣợc cải thiện, nhu cầu của ngƣời dân về hàng tiêu dùng tăng lên, các NH có cơ hội mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng.
Với quan điểm đó, Chính Phủ sẽ đƣa ra các chính sách tích cực, tạo môi trƣờng thuận lợi đẩy mạnh chi tiêu tiêu dùng nhƣ chính sách thuế, chính sách thƣơng mại, du lịch, y tế, giáo dục…tạo cơ hội nâng cao chất lƣợng CVTD. Bên cạnh đó những chính sách của Nhà nƣớc nhƣ: xoá đói giảm nghèo, áp dụng những chính sách ƣu đãi khi cho vay với những đối tƣợng chính sách,
hộ nghèo…góp phần tăng lƣợng KH trong hoạt động CVTD.
Ngƣợc lại, khi chính sách kinh tế và định hƣớng phát triển của Nhà nƣớc theo hƣớng coi trọng xuất khẩu tức là kích thích, đẩy mạnh tiêu dùng của ngƣời nƣớc ngoài thì bộ phận tiêu dùng trong nƣớc sẽ ít đƣợc quan tâm hơn, khi đó hoạt động cho vay tiêu dùng ít có cơ hội tồn tại và phát triển.
Nhƣ vậy, những chính sách hợp lý và định hƣớng kinh tế đúng đắn của Nhà nƣớc kích thích cầu tiêu dùng trong dân cƣ, tạo cơ hội cho hoạt động cho vay tiêu dùng ổn định và phát triển.