Mục đích phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình CVTD tại chi nhánh ngân hàng NoPTNT quận sơn trà – thành phố đà nẵng (Trang 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Mục đích phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM

Phân tích hoạt động CVTD là một công việc quan trọng giúp NH đánh giá đƣợc thực tế tình hình CVTD tại đơn vị mình, xem xét việc thực hiện các

mục tiêu đã đề ra đến đâu, rút ra những tồn tại, nguyên nhân khách quan và chủ quan từ đó đƣa ra các biện pháp khắc phục để phát triển hoạt động CVTD theo đúng định hƣớng.

Kết quả phân tích hoạt động CVTD và định hƣớng trong hoạt động cho vay của ngân hàng là những căn cứ quan trọng để NH có thể hoạch định chiến lƣợc phát triển và lựa chọn chính sách tín dụng tối ƣu cho hoạt động kinh doanh của mình.

Đặc điểm của hoạt động CVTD là các món vay nhỏ, thời gian kéo dài nên khó kiểm soát, rủi ro rất lớn vì vậy thông qua việc phân tích hoạt động CVTD giúp các NH phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu tổn thất. Ngoài việc phân tích các yếu tố bên trong tác động đến hoạt động CVTD của ngân hàng, còn phải quan tâm đến các nhân tố bên ngoài tác động nhƣ đối thủ cạnh tranh, thị trƣờng mục tiêu, … Từ đó giúp NH đƣa ra các chính sách KH cũng nhƣ chính sách tín dụng phù hợp, tạo điều kiện cho hoạt động CVTD phát triển an toàn, hiệu quả, góp phần gia tăng lợi ích cho ngân hàng.

Bên cạnh việc so sánh các chỉ tiêu trên các báo cáo thống kê kế toán, phân tích hoạt động CVTD cần đi sâu xem xét trên nhiều lĩnh vực, khía cạnh khác nhau, vận dụng các phƣơng pháp thích hợp để tính toán các chỉ tiêu cần thiết. Qua đó đánh giá chính xác, đầy đủ đƣa ra kết luận sâu sắc, phù hợp thực tiễn. Đó chính là cơ sở để phát hiện và khai thác tiềm lực trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động CVTD nói riêng.

1.3.2. Nội dung phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại

Phân tích tình hình CVTD của NHTM là công việc khá phức tạp, có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động CVTD. Nội dung cơ bản của phân tích tình hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại bao gồm:

a. Phân tích ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và tác động của chính bản thân ngân hàng đến hoạt động cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là một hình thức cho vay khá phổ biến hiện nay, hoạt động của nó chịu ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố. Các NH luôn xem xét, phân tích các yếu tố đó một cách thận trọng nhằm phát huy những nhân tố ảnh hƣởng tích cực đến hoạt động cho vay tiêu dùng cũng nhƣ hạn chế đến mức tối đa các yếu tố làm hạn chế hoạt động cho vay tiêu dùng. Các yếu tố đó bao gồm những yếu tố môi trƣờng bên ngoài nhƣ môi trƣờng vĩ mô, môi trƣờng cạnh tranh... và những yếu tố bên trong ngân hàng ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động CVTD nhƣ nguồn lực, chiến lƣợc, mạng lƣới, công nghệ...

b. Phân tích về công tác tổ chức thực hiện quá trình cho vay tiêu dùng của ngân hàng

Đây là một khâu quan trọng trong mọi hoạt động cho vay của NH, trong đó có CVTD. Tất cả các NH đều tìm mọi giải pháp để triển khai thực hiện quá trình cho vay của mình một cách nhanh gọn khoa học nhƣng vẫn đảm bảo tính chính xác, hợp lý. Công tác tổ chức thực hiện quá trình cho vay phải chặt chẽ ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ, quyết định cho vay đến khâu giám sát khoản vay sau cho vay nhằm hạn chế thấp nhất tổn thất xảy ra.

c. Phân tích các hoạt động ngân hàng đã thực hiện nhằm đạt các mục tiêu của hoạt động cho vay tiêu dùng

Mọi hoạt động kinh doanh nói chung trong bất cứ một lĩnh vực nào cũng đều đặt ra cho mình những mục tiêu riêng, CVTD cũng vậy, thƣờng nhằm đến các mục tiêu cụ thể nhƣ tăng trƣởng mở rộng quy mô, vừa đáp ứng nhu cầu khách hàng vừa đa dạng hóa sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh tạo dựng thƣơng hiệu trên thị trƣờng... Việc phân tích các hoạt động NH đã thực hiện nhằm đạt mục tiêu của CVTD bao gồm phân tích các hoạt động chủ yếu nhƣ: phát triển khách hàng, gia tăng dƣ nợ; thực thi chính sách cạnh tranh nhằm đạt

mục tiêu thị phần; hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong CVTD; nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ.

d. Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng

Phân tích kết quả hoạt động CVTD là cơ sở quan trọng để đánh giá chính xác hoạt động CVTD. Việc phân tích tập trung vào các tiêu chí sau:

- Phân tích về quy mô cho vay tiêu dùng thể hiện qua việc so sánh chỉ tiêu dƣ nợ, số lƣợng khách hàng vay vốn, dƣ nợ bình quân trên một khách hàng... trong cho vay tiêu dùng với mục tiêu, kế hoạch đặt ra hay so sánh các chỉ tiêu này qua các năm.

- Phân tích về thu nhập CVTD: nội dung phân tích là so sánh thu nhập CVTD với mục tiêu, kế hoạch đặt ra, so sánh theo thời gian...Bởi vì, tùy theo chiến lƣợc kinh doanh của từng NH có thể đặt ra các mục tiêu, kế hoạch khác nhau đối với CVTD.

- Phân tích về thị phần CVTD của ngân hàng trên thị trƣờng mục tiêu. - Phân tích về mức độ đa dạng hóa trong cơ cấu CVTD theo kỳ hạn, sản phẩm, quy mô, địa bàn, loại tiền tệ, hình thức bảo đảm tiền vay, ... tùy theo điều kiện về số liệu mà có thể lựa chọn tiêu thức phân tích phù hợp.

- Phân tích kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong CVTD là phân tích sự biến động của các chỉ tiêu nhƣ tỷ lệ nợ xấu CVTD, cơ cấu nhóm nợ của tổng dƣ nợ CVTD, sự biến đổi kết cấu nhóm nợ, mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng CVTD, mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro các khoản vay tiêu dùng.

- Phân tích chất lƣợng cung ứng dịch vụ CVTD: KH là một bộ phận quan trọng góp phần làm nên thành công hay thất bại của hoạt động CVTD. Chất lƣợng dịch vụ đối với KH vay tiêu dùng là yếu tố khó đo lƣờng. Tiêu chí về chất lƣợng cung ứng dịch vụ thể hiện trƣớc hết qua sự hài lòng của KH trong quá trình NH cung ứng dịch vụ cho vay. Tiêu chí này thể hiện qua 2 phƣơng thức:

+ Đánh giá trong: là những tiêu chí đánh giá xuất phát từ bên trong ngân hàng, là đánh giá nội bộ của NH thông qua các chỉ tiêu và hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng.

+ Đánh giá ngoài: là đánh giá của khách hàng thông qua khảo sát ý kiến mức độ hài lòng và việc nắm bắt thông tin về sản phẩm CVTD của KH.

1.3.3. Phƣơng pháp phân tích hoạt động cho va tiêu dùng

Phƣơng pháp phân tích chủ yếu đƣợc sử dụng đối với nội dung phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng là việc tính toán các chỉ tiêu, so sánh với kế hoạch đặt ra và/hoặc so sánh theo thời gian về số tuyệt đối và tỷ trọng để chỉ ra xu hƣớng, mức độ hoàn thành, từ đó thấy đƣợc vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng trong tổng hoạt động cho vay, rút ra các vấn đề tồn tại, bất cập cần giải quyết.

Đối với các nội dung phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng khác nhƣ tác động của môi trƣờng bên ngoài, công tác tổ chức thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng, các hoạt động ngân hàng đã thực hiện nhằm đạt mục tiêu CVTD ... sử dụng các phƣơng pháp nhƣ vận dụng các tài liệu thứ cấp, kết hợp các phƣơng pháp suy luận logic, lịch sử, so sánh, đối chiếu, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, trên cơ sở nghiên cứu thực tế... để đƣa ra các kết luận chính xác, phù hợp.

KẾT UẬN CHƢƠNG 1

Toàn bộ chƣơng 1 là những lý luận cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng và phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng trong ngân hàng thƣơng mại. Từ những vấn đề khái quát về cho vay tiêu dùng đến những vấn đề cụ thể nhƣ: quá trình hình thành và phát triển cho vay tiêu dùng, khái niệm, đối tƣợng, đặc điểm và lợi ích của cho vay tiêu dùng cũng nhƣ các hình thức cho vay tiêu dùng đều đƣợc đề cập cụ thể trong chƣơng này. Đồng thời trong chƣơng cũng nêu lên những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng gồm nhóm các nhân tố bên ngoài và nhóm các nhân tố bên trong. Bên cạnh đó chƣơng I cũng đƣa ra mục đích, những nội dung cơ bản và phƣơng pháp phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng. Tóm lại, chƣơng I là cơ sở lý luận đƣa ra phƣơng thức phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng, trên nền tảng phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng làm cơ sở đƣa các giải pháp phù hợp phát triển cho vay tiêu dùng đƣợc trình bày trong chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN SƠN TRÀ

2.1. TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK SƠN TRÀ

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Sơn Trà

a. Giới thiệu chung về Agribank Sơn Trà

Thành lập ngày 01.4.1997, NHNo&PTNT Chi nhánh Quận Sơn Trà Đà Nẵng là chi nhánh cấp 2 đặt dƣới sự quản lý trực tiếp của NHNo&PTNT CN Đà Nẵng – Chi nhánh cấp 1. Tiền thân ban đầu là một Phòng giao dịch Khu vực III, trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT thành phố Đà Nẵng cũ (nay là Chi nhánh No&PTNT quận Hải Châu). Cùng với việc chia tách địa giới hành chính tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (01.01.1997) thành hai đơn vị hành chính là Tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT quận Sơn Trà đƣợc thành lập theo Quyết định số 515/NHNo-02, ngày 16.12.1996 của Tổng Giám đốc Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.

Kể từ ngày thành lập đến nay, tập thể Ban lãnh đạo và cán bộ viên chức của Chi nhánh đã không ngừng nỗ lực vƣợt qua khó khăn thử thách. Bằng chiến lƣợc và giải pháp kinh doanh phù hợp kịp thời, tăng cƣờng tiếp thị, đẩy mạnh định dạng thƣơng hiệu, xây dựng uy tín Agribank, áp dụng lãi suất linh hoạt với cung cầu thị trƣờng, áp dụng chính sách khuyến mại hấp dẫn, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến hiện đại... Chi nhánh đã không ngừng phát triển, đạt đƣợc nhiều thành tích trong hoạt động kinh doanh cả về dƣ nợ lẫn nguồn vốn. Bên cạnh đó chi nhánh Agribank Sơn Trà Đà Nẵng đã đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng. Vai trò, vị thế của Chi nhánh trên địa bàn ngày càng đƣợc nâng cao.

b. Mạng lưới hoạt động và cơ cấu tổ chức * Mạng lưới hoạt động

Ngày đầu thành lập, chi nhánh Ngân hàng No&PTNT quận Sơn Trà đặt trụ sở tại số 625 (cũ) nay là 907 đƣờng Ngô Quyền, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Vào cuối năm 2008, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT quận Sơn Trà xây trụ sở mới và đƣa vào hoạt động tại địa chỉ Lô G33 + 34 đƣờng Phạm Văn Đồng, Quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng. Chi nhánh có 02 Phòng Giao dịch trực thuộc, cụ thể: phòng Giao dịch An Hải Đông, địa chỉ: số 907 đƣờng Ngô Quyền; phòng Giao dịch Thọ Quang, địa chỉ: số 05C Nguyễn Phan Vinh phƣờng Thọ Quang Quận Sơn Trà Thành phố Đà Nẵng. Quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng lớn mạnh, các hoạt động dịch vụ đều phát triển và trở thành một Ngân hàng thƣơng mại lớn trên địa bàn Quận Sơn Trà.

Hệ thống chi nhánh các điểm giao dịch của Agribank Sơn Trà trải dài trên địa bàn Quận Sơn Trà, vị trí giao dịch khá thuận tiện tạo điều kiện tốt trong việc quảng bá thƣơng hiệu, nắm bắt thông tin, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Đây là điều kiện thuận lợi để khách hàng dễ dàng nắm bắt thông tin các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đồng thời cũng là lợi thế cho ngân hàng trong công tác mở rộng quy mô tín dụng nói chung và mở rộng cho vay tiêu dùng nói riêng trong tƣơng lai.

* Cơ cấu tổ chức

Agribank Chi nhánh Sơn Trà là một đơn vị phụ thuộc Agribank Chi nhánh Thành phố Đà Nẵng, mới đƣợc thành lập từ năm 1997 đến nay, quy mô hoạt động của Chi nhánh chƣa lớn, nhân sự còn hạn chế, bởi vậy cơ cấu tổ chức bộ máy tại Chi nhánh gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả và an toàn. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên chức hiện tại là 29 ngƣời, cơ cấu tổ chức thể hiện ở sơ đồ 2.1

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh Quận Sơn Trà

Mỗi phòng ban thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo sự phân công và chỉ đạo của Ban Giám đốc.

c. Đặc điểm nguồn nhân lực

Ngày đầu chính thức đi vào hoạt động từ 01.04.1997, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT quận Sơn Trà có tổng số: 9 lao động, trong đó: trình độ đại học có 8 ngƣời, chiếm tỷ lệ 88,89%; trình độ trung cấp 1 ngƣời. Hiện nay, đội ngũ CBNV tăng lên đến 29 ngƣời, trong đó có 9 thạc sỹ kinh tế, toàn bộ cán bộ có trình độ đại học trở lên, 80% cán bộ có trình độ ngoại ngữ, 100% cán bộ sử dụng thành thạo máy tính. Có đƣợc điều này là do chinh nhánh đã có hƣớng đi phù hợp trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, động viên cán bộ công nhân viên tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Đây là nhân tố tốt cho sự phát triển của CN hiện nay và trong tƣơng lai.

Giám đốc Phòng Hành chính Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán & Ngân quỹ Phòng giao dịch Thọ Quang Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng giao dịch An Hải Đông Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

2.1.2.Tình hình hoạt động của Agribank Sơn Trà

a. Tình hình huy động vốn

Nguồn vốn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi NH. Trong những năm qua nhờ việc triển khai đa dạng hóa hình thức, sản phẩm huy động, điều chỉnh lãi suất phù hợp sát với thị trƣờng cũng nhƣ tăng cƣờng công tác thông tin tuyên truyền chi nhánh đã đạt một số thành tích đáng kể trong công tác huy động vốn.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Agribank Sơn Trà

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn hu động 733 847 1,034

I. Phân loại theo thời hạn

- NV không kỳ hạn 145 20% 122 14% 133 13% - NV có kỳ hạn < 12 tháng 453 62% 517 61% 635 61% - NVCKH từ 12 - 24 tháng 134 18% 207 25% 260 25% - NV CKH từ 24 tháng trở lên 1 0% 1 0% 6 1%

II. Phân loại theo đối tượng

- Dân cƣ 609 83% 771 91% 961 93% - Tổ chức kinh tế 23 3% 26 3% 23 2% - Kho bạc Nhà nƣớc 101 14% 50 6% 50 5%

III. Phân loại theo phòng ban

- Hội sở 295 40% 276 33% 336 32% - PGD An Hải Đông 233 32% 286 34% 363 35% - PGD Thọ Quang 205 28% 285 34% 335 32%

IV. Phân loại theo loại tiền tệ

- Nội tệ 723 99% 836 99% 1020 99% - Ngoại tệ 10 1% 11 1% 14 1% (Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2014-2016)

Tình hình huy động vốn tăng dần đều qua các năm. Tổng NV đến cuối năm 2016 đạt 1.034 tỷ đồng, tăng 187 tỷ đồng so với năm 2015 trong đó tiền gởi dân cƣ chiếm 93% trên tổng nguồn vốn đạt 109% so kế hoạch giao.

Về cơ cấu NV theo loại tiền, nguồn vốn nội tệ vẫn chiếm ƣu thế tới 99% tổng NV qua các năm. Trong khi tiền gởi kho bạc có xu hƣớng giảm dần thì tiền gởi dân cƣ lại tăng đáng kể, năm 2016 là 961 tỷ tăng 352 tỷ so với năm 2014 chiếm 93% tổng nguồn vốn. Về cơ cấu NV theo kỳ hạn, NV có kỳ hạn < 12 tháng chiếm từ 61-62% qua các năm, NV không kỳ hạn có xu hƣớng giảm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình CVTD tại chi nhánh ngân hàng NoPTNT quận sơn trà – thành phố đà nẵng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)