Nâng cao chất lƣợng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình CVTD tại chi nhánh ngân hàng NoPTNT quận sơn trà – thành phố đà nẵng (Trang 97 - 99)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.6. Nâng cao chất lƣợng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho

cho vay tiêu dùng

Với đặc điểm nổi bật của CVTD là món vay nhỏ lẻ, thời gian dài nên mỗi món vay đều tiềm ẩn những rủi ro trong chính bản thân nó, do đó việc quản trị rủi ro rủi ro trong CVTD là công việc quan trọng đòi hỏi phải thực hiện thƣờng xuyên và cẩn thận. Chính vì những lý do nhƣ vậy nên khi giải quyết cho vay tiêu dùng bất cứ ngân hàng nào, cán bộ nào cũng phải tìm hiểu thông tin, thẩm định món vay một cách cụ thể chính xác, giám sát vốn vay để phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại khi rủi ro xảy ra.

Do vậy, công tác thu thập thông tin, đánh giá và thẩm định KH vay là rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro, vì vậy CN cần quan tâm hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng công tác này. Thƣờng xuyên thu thập thông tin CIC của KH cả trƣớc khi cho vay và trong quá trình vay, áp dụng tốt quy định chấm

điểm xếp hạng tín dụng nội bộ tránh thực hiện một cách hình thức, đối phó nhƣ hiện nay. Việc thu thập thông tin đƣợc thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ từ hồ sơ KH cung cấp, phỏng vấn trực tiếp KH hay thông tin từ bên ngoài từ ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp…Có đƣợc nguồn thông tin cần thiết và chính xác sẽ giúp CBTD đánh giá đúng về ngƣời vay từ đó cho ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với nhu cầu của KH, đảm bảo an toàn vốn.

Hoạt động kiểm tra giám sát KH vay, món vay trƣớc và trong khi cho vay cần phải đƣợc chú ý quan tâm đúng mức nhƣ thƣờng xuyên duy trì mối liên hệ với KH, đôn đốc thu hồi nợ đúng kỳ hạn, khi có dấu hiệu bất thƣờng có biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn và tối thiểu hóa tổn thất khi rủi ro xảy ra. Hàng ngày các CBTD phải kiểm tra NQH do mình phụ trách, định kỳ đầu tháng sao kê các món nợ đến hạn trong tháng để thông báo đôn đốc KH trả nợ đúng thời hạn. Hiện nay Agribank đã triển khai dịch vụ SMS nhắc nợ song CN vẫn áp dụng chƣa nhiều, trong thời gian tới cần triển khai toàn bộ dịch vụ nhắc nợ đến tất cả các món vay để thuận tiện hơn trong công tác thu hồi nợ cũng nhƣ góp phần gia tăng thu phí dịch vụ cho NH.

Trong quá trình cho vay, CBTD thực hiện theo đúng quy trình, quy định của NH tránh vì áp lực thời gian, áp lực giao khoán mà bỏ bớt các khâu, các bƣớc trong quy trình dễ dẫn đến sai xót. Bên cạnh sự kiểm tra thẩm định của CBTD, bộ phận kiểm soát thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hồ sơ vay, quá trình thẩm định cho vay, đảm bảo tính trung thực và khách quan.

Sau khi cho vay, CBTD cần kiểm tra việc sử dụng vốn vay của KH có đúng mục đích ký trong hợp đồng tín dụng hay không, tình hình sử dụng TSBĐ, thực hiện định kỳ trả nợ gốc lãi nhƣ thế nào có đúng với các cam kết không, tình hình tài chính, thu nhập của KH có biến động gì ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ hay không. CN chủ động kiểm tra và định giá lại TSBĐ định kỳ nhằm nắm bắt tình hình TSBĐ, xử lý kịp thời khi có phát sinh. Những nội

dung trên rất quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính, khả năng trả nợ của KH nhằm hạn chế các rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay.

Bên cạnh đó, việc luân chuyển CBTD cần phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, tạo động lực để CBTD tìm hiểu nắm bắt KH, địa bàn mới, tăng tính mới mẻ tránh nhàm chán, hơn nữa góp phần hạn chế rủi ro phát sinh. Bởi vì khi đó sẽ hạn chế đƣợc tình trạng cố tình làm sai của CBTD nhƣ nâng giá trị tài sản khi định giá, hay khách hàng sử dụng vốn sai mục đích ký trong hợp đồng tín dụng… những hành động này tiềm ẩn một nguy cơ rủi ro rất cao.

Mặt khác, để thực hiện quản lý khoản vay, nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do rủi ro phát sinh CN nên kết hợp với công ty bảo hiểm Abic triển khai bảo hiểm bảo an tín dụng đối với tất cả các khoản cho vay nhất là các khoản vay tín chấp, vay thấu chi qua thẻ, thẻ tín dụng… Bên cạnh đó, CBTD đề nghị KH mua bảo hiểm cho TSBĐ trong suốt quá trình vay, đặc biệt TSBĐ là động sản nhƣ mua bảo hiểm vật chất đối với TSBĐ là xe ô tô, tàu cá, mua bảo hiểm hỏa hoạn cháy nổ đối với tài sản là nhà ở, đất ở.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình CVTD tại chi nhánh ngân hàng NoPTNT quận sơn trà – thành phố đà nẵng (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)