6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.1. Các quan điểm về phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro xảy ra trong tƣơng lai, phát sinh từ những tác động bên ngoài hay chính từ nội bộ của doanh nghiệp, mà có thể sẽ gây nên những tổn thất thiệt hại. Chẳng hạn nhƣ các yếu tố lạm phát, giá cả, lãi suất, tỷ giá... tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu, hay giá nguyên liệu đầu vào tăng trong khi giá bán sản phẩm vẫn không đổi dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị thua lỗ, có thể dẫn đến nguy cơ phá sản.
Từ chính những rủi ro đó sẽ ảnh hƣởng đến mục tiêu cũng nhƣ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để lựa chọn cách tiếp cận trong việc phân tích rủi ro tài chính sao cho phù hợp với ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động, trƣớc hết cần phải tìm hiểu khái niệm về rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Trên thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau của các tác giả trong và ngoài nƣớc khi định nghĩa về rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Chúng ta có thể xem xét một vài quan điểm nhƣ sau:
Quan điểm thứ nhất: Quan điểm tiếp cận rủi ro trong doanh nghiệp dƣới góc độ quản trị tài chính. Dƣới góc độ quản trị tài chính, rủi ro trong doanh nghiệp là sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng khi thực hiện các quyết định về tài chính [10]. Mức rủi ro cao hay thấp thể hiện qua khả năng hay xác suất xảy ra sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng khi lựa chọn thực hiện các quyết định tài chính khác nhau trong doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở phân loại các quyết định tài chính, rủi ro của một doanh nghiệp đƣợc chia thành hai nhóm: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Khi đó, rủi ro tài chính đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
“Rủi ro tài chính là sự phản ánh các biến cố có thể xảy ra hoặc không xảy ra thường gắn liền với các quyết định tài trợ, đó là rủi ro tăng thêm ngoài
rủi ro kinh doanh đối với các chủ sở hữu do doanh nghiệp có sử dụng đòn bẩy tài chính. Trong đó đòn bẩy tài chính chỉ mức độ nợ và tác động của nợ trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp” [8];[43].
Nhƣ vậy, doanh nghiệp tồn tại rủi ro tài chính khi cơ cấu vốn có nguồn tài trợ với chi phí cố định, điển hình là nợ vay. Khi doanh nghiệp sử dụng nợ thì cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp đã chứa đựng các yếu tố làm giảm giá cổ phiếu. Khác với rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính có thể đƣợc loại bỏ bằng cách không sử dụng đòn bẩy tài chính, tức là 100% tài sản đƣợc hình thành từ vốn chủ sở hữu hay là vốn cổ phần đối với công ty cổ phần.
Quan điểm thứ hai: Quan điểm tiếp cận rủi ro gắn liền với việc vay nợ của doanh nghiệp khi huy động vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Một khi xuất hiện các khoản nợ trong cơ cấu nguồn vốn sẽ tạo ra cho doanh nghiệp nghĩa vụ phải trả lãi cho các chủ nợ. Với quan điểm này rủi ro tài chính đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
“Rủi ro tài chính là rủi ro do việc sử dụng nợ mang lại, nó gắn liền với cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Việc sử dụng nợ này sẽ ảnh hưởng đến sự biến thiên của hiệu quả tài chính (sự biến thiên của hiệu quả tài chính có thể xem xét thông qua sự biến thiên của tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)). Sự biến thiên này làm tăng thêm xác suất mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay và các nguồn tài trợ khác có chi phí tài chính (chi phí sử dụng vốn vay) cố định” [9];[15].
Quan điểm thứ ba: Quan điểm tiếp cận rủi ro gắn liền với các trạng thái rủi ro kiệt quệ tài chính. Tức là khi vay nợ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm thanh toán bắt buộc, đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ gốc và lãi vay đã cam kết với chủ nợ. Nếu doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện một cách khó khăn đối với những cam kết thanh toán này, sẽ làm nảy sinh tình trạng kiệt quệ tài chính [11];[40]. Tình trạng kiệt quệ tài chính có thể chỉ xảy
ra tạm thời dẫn đến phát sinh một số khó khăn cho hoạt động kinh doanh, các dự án khả thi bị trì hoãn hoặc có thể bị hủy bỏ, năng suất lao động giảm sút và có thể dẫn đến phá sản khi không tìm đƣợc biện pháp cải thiện thích hợp.
Chi phí kiệt quệ tài chính phụ thuộc vào khả năng xảy ra những khó khăn tài chính và độ lớn của các khoản chi phí phát sinh có liên quan. Hầu hết các trƣờng hợp của tình trạng kiệt quệ tài chính do việc sử dụng nợ gây ra và đây là một nhân tố làm giảm giá trị doanh nghiệp.
Với quan điểm này rủi ro tài chính đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
“Rủi ro tài chính là rủi ro kiệt quệ tài chính khi doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không thể trả được các khoản nợ bao gồm các khoản nợ gốc và lãi vay cho chủ nợ và chịu sự tác động của các nhân tố giá cả của thị trường như: lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa đến thu nhập của doanh nghiệp” [1]. Chính từ quyết định vay nợ sẽ dẫn đến phát sinh chi phí lãi vay buộc doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán trƣớc so với lợi nhuận dành cho chủ sở hữu và không tùy thuộc vào kết quả kinh doanh, dẫn đến tăng thêm sự không chắc chắn đối với phần lợi nhuận dành cho chủ sở hữu.
Tóm lại, từ những quan điểm khác nhau của các tác giả trong và ngoài nƣớc về rủi ro tài chính nhƣ trên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, rủi ro tài chính của doanh nghiệp có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: “Rủi ro tài chính là rủi ro xảy ra do việc sử dụng nợ mang lại thường gắn liền với các hoạt động tài trợ có liên quan như: mua bán, đầu tư, vay nợ và một số hoạt động kinh doanh khác. Rủi ro do việc sử dụng nợ này sẽ ảnh hưởng tập trung trên hai khía cạnh:
Khía cạnh thứ nhất: Ảnh hưởng đến sự biến thiên của hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Khía cạnh thứ hai: Làm mất khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn của doanh nghiệp.