Phân tích qua các chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Phân tích qua các chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán

Dựa trên quan điểm về rủi ro tài chính của doanh nghiệp theo khía cạnh thứ hai đề cập đến sự ảnh hƣởng từ việc vay nợ tác động làm mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số chung để đánh giá cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Khả năng thanh toán =

Số tiền dùng để trả nợ Số nợ ngắn hạn phải trả

Hệ số khả năng thanh toán đƣợc biểu hiện cụ thể ở nhiều chỉ tiêu, trong luận văn này tác giả chỉ đề cập đến ba chỉ tiêu: hệ số khả năng thanh toán hiện hành, hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức thời.

a. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành đƣợc hiểu là mối quan hệ giữa toàn bộ tài sản có thời gian chu chuyển ngắn của doanh nghiệp với nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng các khoản nợ ngắn hạn sẽ đƣợc thanh toán kịp thời, rủi ro mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng thấp. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao chƣa hẳn đã tốt, vì ngoài việc cho thấy sự dồi dào trong việc thanh toán thì còn cho thấy việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn không hiệu quả. Bên cạnh đó, tử số của chỉ tiêu này chỉ dựa trên khái niệm thanh lý toàn bộ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, kể cả những tài sản khó hoán chuyển thành tiền để trả nợ vay ngắn hạn. Nhƣ vậy, khi phân tích có thể loại trừ những tài sản khó hoán chuyển thành tiền ra khỏi tử số, nhƣ: các khoản nợ phải thu khó đòi, hàng tồn kho kém phẩm chất.

b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Tƣơng tự nhƣ hệ số khả năng thanh toán hiện hành, thì chỉ tiêu này còn chứa những tài sản kém lƣu động, chỉ tiêu này loại bỏ phần hàng tồn kho trên tử số vì bộ phận tài sản này là bộ phận dự trữ thƣờng xuyên trong quá trình kinh doanh mà giá trị và thời gian hoán chuyển là không chắc chắn.

Hệ số này càng cao thì khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn càng cao, việc trả nợ này không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (hàng tốn kho).

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

c. Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời tiếp tục đƣợc chọn lọc hơn cả hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và tƣơng đƣơng tiền Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này chỉ nhìn vào các tài sản ngắn hạn thanh khoản nhất của công ty, đó là những tài sản có thể dễ dàng đƣợc sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ hiện tại một cách nhanh chóng nhất. Hệ số này bỏ qua hàng tồn kho và các khoản phải thu vì không có sự đảm bảo rằng, hai chỉ tiêu này có thể đƣợc chuyển đổi nhanh thành tiền mặt, để kịp thời đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)